Khái niệm ý thức công dân và nội dung giáo dục ý thức công dân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ý thức pháp luật và ý thức giáo dục chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố đà nẵng (Trang 34 - 37)

6. Bố cục đề tài nghiên cứu:

1.3.2. Khái niệm ý thức công dân và nội dung giáo dục ý thức công dân

a. Ý thức công dân là gì?

Nhìn từ góc độ Triết học, ngay từ thời kỳ Hi Lạp Cổ đại, khái niệm

“Công dân” được hiểu là người đàn ông tự do, là thành viên của một chế độ

chính trị và có đủ phẩm chất mà chính thể đó yêu cầu. Trong thời kỳ Trung cổ, lại được dùng để chỉ những người dân sống trong các pháo đài ở các thành thị, những người hoạt động sản xuất thủ công và buôn bán phường hội. Nhà Triết học Socrates cho rằng: “Hoạt động chính trị không phải là công việc của mọi công dân, mà chỉ là công việc của các nhà triết học”, Arixtôt coi đức hạnh của công dân là công bằng và tình bạn. Đến thế kỷ XVII trong học thuyết của mình nhà Triết học chính trị người Anh - Locke cho rằng, về bản tính tự nhiên thì các công dân của nhà nước đều tự do và bình đẳng và cần phải tạo ra các khuôn khổ pháp lý để đảm bảo sự thực thi pháp luật, cũng như đảm bảo cho việc các quyết định chính trị không đi ngược lại hệ thống pháp luật, chống lại nền dân chủ. Chính nhờ các khuôn khổ ấy mà công dân biết được chính phủ hạn chế lợi ích của xã hội đến mức nào. Đối với Rousseau thì quan niệm, phẩm chất của công dân là kết quả của khế ước xã hội và đặc biệt trong khái niệm công dân Rousseau đã làm rõ mối liên hệ nội tại giữa quyền của các công dân và việc họ tham gia vào một cộng đồng chính trị nhất định với tư cách là thành viên tự do và bình đẳng. Ông đã nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa chính trị đối với sự phát triển ý thức công dân. Nhà Triết học người Đức - Immanuel Kant định nghĩa: “Công dân là thành viên của một cộng đồng liên kết với nhau thành xã hội”, theo Kant đặc điểm cơ bản của công dân là sự tự do, bình đẳng giữa tuân thủ chuẩn tắc pháp lý do một cộng đồng xác lập và sự tự chủ của chính họ trong các công việc pháp lý, ông cho rằng có hai loại công dân đó là “công dân tích cực” và “công dân thụ động” và mỗi công dân đều có khả năng chuyển từ trạng thái “thụ động” sang trạng

thái cao hơn là trạng thái “tích cực”, tất cả mọi thành viên xã hội phải từ bỏ

quyền tự do bề ngoài để trở thành thành viên của một “chế độ chung”, tức là thành viên của nhà nước[78; Nguồn Internet]. Đến C.Mác tiến hành nghiên cứu nội dung ý thức công dân từ những mâu thuẫn của “xã hội công dân” với tư cách là xã hội có giai cấp đối kháng, C.Mác và F.Ăngghen đã phê phán mạnh mẽ cách hiểu “xã hội công dân” theo quan điểm cũ. Trong Hệ tư tưởng

Đức các ông viết: “Xã hội công dân bao trùm toàn bộ sự giao tiếp vật chất của

các cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Nó bao trùm toàn bộ đời sống thương nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đó và do đó, vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và dân tộc, mặc dù, về đối ngoại nó vẫn phải hiện ra như là một dân tộc và về đối nội nó vẫn phải tự tổ chức thành một nhà nước. Thuật ngữ “xã hội công dân” xuất hiện trong thế kỷ XVIII khi những quan hệ sở hữu thoát khỏi thể cộng đồng cổ đại và trung cổ”[9; tr. 52].

Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, vấn đề đặt ra là xu hướng nào sẽ nổi trội hơn trong tương lai, đó là xu hướng “công dân thế giới”, “công dân toàn cầu” hay “công dân quốc gia – dân tộc”, rồi các vấn đề như trách nhiệm chính trị công dân, mối quan hệ giữa công dân với môi trường kinh tế - xã hội, vấn đề về bản sắc văn hóa của công dân…Đã rất nhiều học giả phương Tây đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đe dọa phá hủy đạo đức công dân bởi tiền bạc, sự tiêu dùng, sùng bái hàng hóa, bởi lối sống hưởng thụ đang gia tăng cùng với sự phát triển của hợp tác kinh tế và toàn cầu hóa [78; Nguồn Internet]. Đó là lối sống thụ động, thích hưởng thụ , sự thờ ơ với những người xung quanh và với bản thân mình trước những biến động của xã hội.

Ở nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định cụ thể trong

Hiến pháp và pháp luật, được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI:

“Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân…”[18; tr. 59].

Như vậy, ý thức công dân là một phạm trù tinh thần, nói lên trình độ nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người dân đối với nhà nước và được thể hiện bằng nhận thức và hành vi cụ thể trong cuộc sống của mỗi người.Ý thức công dân là một sản phẩm tinh thần, được hình thành nhờ có giáo dục và sự từng trải của từng cá nhân trong hoạt động thực tiễn lâu dài, đó chính là một phẩm chất quan trọng của nhân cách [53; tr. 153].

b. Nội dung giáo dục ý thức công dân.

Đó là giáo dục ý thức chính trị, ý thức pháp luật và ý thức đạo đức. Bởi vì, cả ý thức chính trị, ý thức pháp luật và ý thức đạo đức là hình thái của ý thức xã hội. Trong đó, ý thức chính trị là ý thức về quyền lợi giai cấp, về sự tồn vong và giàu mạnh của đất nước, về vai trò của đất nước trong quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Ý thức pháp luật là hệ thống quan niệm về quyền lợi, nghĩa vụ của công dân trong xã hội, trên cơ sở của những quy tắc đã được xã hội thừa nhận, thể hiện tính hợp pháp hay không hợp pháp của các hành vi cá nhân. Ý thức pháp luật là sản phẩm của giáo dục và sự tự nhận thức của cá nhân về pháp luật và nó được thể hiện bằng hành vi của mỗi công dân trong việc chấp hành luật pháp nhà nước. Còn ý thức đạo đức là ý thức của cá nhân về mục đích cuộc sống và mối quan hệ của cá nhân trong xã hội. Ý thức đạo đức được biểu hiện chính trong cuộc sống của con người ở cả ba mặt: nhận thức, tình cảm và hành vi đạo đức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ý thức pháp luật và ý thức giáo dục chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố đà nẵng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)