Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tiền mặt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 88 - 90)

2015

3.2.1.Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tiền mặt

a. Phổ biến hình thức bán hàng thanh toán qua thẻ tại các cửa hàng

Tháng 10/2009, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đã chính thức phát hành thẻ Flexicard. Đây là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đa năng, đa tiện ích với nhiều tính năng vượt trội trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng và thanh toán nội địa, đặc biệt là mua xăng dầu và rút tiền mặt tại tất cả các CHXD của Petrolimex trên

toàn quốc. Với thẻ Flexicard, khách hàng có thể thanh toán tiền mua xăng dầu tại các cửa hàng của Petrolimex; mua hàng tại các CHXD của Petrolimex trên toàn quốc như Gas, DMN, phí bảo hiểm; thanh toán mua hàng hóa dịch vụ khác tại điểm chấp nhận thẻ PG Bank như nhà hàng, siêu thị; rút tiền mặt từ tài khoản của tính năng ghi nợ tại các CHXD trực thuộc Petrolimex hoặc chi nhánh PG Bank; thực hiện các giao dịch chuyển khoản từ tài khoản chủ thẻ sang tài khoản khác trong cùng hệ thống PG Bank.

Trong năm 2014, công ty triển khai hệ thống thanh toán qua thẻ Flexicard tại 09 CHXD trên địa bàn tỉnh, đó chủ yếu là các CHXD trên tuyến quốc lộ 1A. Với hình thức bán hàng qua thẻ, công ty sẽ có một số lợi ích trực tiếp tác động đến hiệu quả quản trị vốn luân chuyển là giảm lượng tiền mặt tại các CHXD và giảm bớt lượng công nợ đối với trường hợp khách hàng được PG Bank cấp hạn mức tín dụng thay cho hình thức mua nợ.

Một số biện pháp đề xuất để phổ biến rộng rãi hình thức này vào tạo ra thói quen của người tiêu dùng như:

-Tổ chức các buổi giới thiệu, tập huấn quản lý và sử dụng thẻ cho toàn bộ nhân viên của công ty. Giao trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên các cửa hàng phải tích cực trực tiếp truyền đạt, quảng bá cho khách hàng về tiện ích thẻ, tìm kiếm khách hàng để bán thẻ.

-Xây dựng các chương trình quảng bá, ưu đãi dành cho khách hàng. Cụ thể như tổ chức các sự kiện truyền thông, chương trình giao lưu với khách hàng tại các địa điểm văn hóa của các huyện, thành phố để vừa quảng bá, giới thiệu dịch vụ thẻ xăng dầu, vừa tiến hành đăng kí thẻ cho các khách hàng có nhu cầu. -Liên kết với các công ty, cửa hàng chuyên bán ô tô, xe máy để thực hiện các chương trình mua ô tô, xe máy kết hợp khuyến mãi, tặng thẻ Flexicard. Quảng bá về sự hữu ích, thiết thực của thẻ đối với khách hàng.

b. Kiểm soát giờ nộp tiền bán hàng của CHXD

Theo quy định các CHXD phải nộp tiền bán hàng về tài khoản công ty trước giờ làm việc của ngân hàng. Điều này đã có một số hạn chế đó là: Thứ nhất công ty không quy định cụ thể giờ nộp tiền, chỉ quy định là trước 17 giờ, đã có nhiều CHXD nộp tiền vào cuối buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, vì vậy lượng tiền bán hàng tồn tại CHXD đến thời điểm nộp tiền của ngày hôm sau lớn. Thứ hai là vào ngày thứ 7 và chủ nhật, ngân hàng không làm việc vì vậy công ty không nộp tiền vào ngân hàng được, lượng tiền bán hàng phải giữ tại quỹ của công ty. Một số giải pháp đưa ra để khắc phục một phần những hạn chế này:

-Công ty phải kiểm soát chặt chẽ giờ nộp tiền của các CHXD, nộp tiền bán hàng sát với giờ nghỉ của ngân hàng. Kiểm soát thông qua hệ thống thông tin.

-Công ty liên kết với hệ thống ngân hàng để cử người đi thu tiền vào ngày thứ 7 và chủ nhật tại các CHXD. Điều này sẽ làm phát sinh chi phí do các CHXD của công ty phân bố địa điểm khá xa nhau. Tuy nhiên công ty phải phân tích, cân nhắc giữa chi phí và lợi ích thu được khi quyết định thực hiện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 88 - 90)