Giải pháp về quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 105 - 110)

2015

3.2.3. Giải pháp về quản trị hàng tồn kho

a. Sử dụng mô hình EOQ trong quản trị hàng tồn kho

Công ty nên áp dụng mô hình EOQ trong dự báo sản lượng đặt hàng tại đơn vị mình, vì những lí do sau: Thứ nhất việc sử dụng mô hình EOQ trong việc xác định lượng đặt hàng tối ưu sẽ làm tối thiểu hóa chi phí tồn kho. Thứ hai sản lượng bán hàng hàng năm của doanh nghiệp có thể dự kiến trước được dựa vào phân tích sự biến động nhu cầu và số liệu quá khứ. Thứ ba việc dự đoán trước được lượng đặt hàng tối ưu cùng với số lần đặt hàng trong năm giúp công ty chủ động trong việc đặt hàng, mua hàng, tránh trường hợp thiếu hàng.

Phần này đề xuất việc áp dụng mô hình EOQ trong xác định lượng đặt hàng tối ưu đối với mặt hàng Gas và DMN. Riêng mặt hàng xăng dầu, lượng hàng tại kho hàng công ty là hàng gửi của Tập đoàn, thời điểm đặt hàng là cuối mỗi tháng và lượng đặt hàng được xác định từng tháng theo quy định của Tập đoàn.

-Xác định lượng đặt hàng tối ưu: Trên cơ sở dự báo sản lượng năm 2015, và số liệu thống kê năm trước, lập bài toán tìm khối lượng đặt hàng tối ưu.

Bảng 3.21. Các thông số tính toán khối lượng đặt hàng tối ưu

(ĐVT: Nghìn đồng)

Thực hiện 2014 Dự kiến 2015

Hóa dầu Gas Hóa dầu Gas

Chi phí lưu kho

Chi phí thiết bị, phương tiện 4.450 21.240 4.673 18.330

Chi phí bảo hiểm hàng tồn kho 1.320 23.200 1.386 20.022

Chi phí thuế, phí hàng tồn kho 2.274 16.799 2.388 14.498

Chi phí kho bãi 101.440 351.486 106.512 303.332

Tiền lương nhân viên kho 410.000 528.000 430.500 455.664

Tổng 519.484 940.725 545.458 811.846

Chi phí đặt hàng mỗi đơn hàng

Chi phí môi giới 195 221 195 221

Chi phí vận chuyển, giao nhận 3.850 5.251 3.931 4.712

Chi phí giao dịch, ký kết 1.100 2.112 1.110 2.002

Tổng 5.145 7.584 5.236 6.935

Sản lượng bán (tấn) 269 1.218 282 1.050

Chi phí lưu kho trên mỗi tấn 3.862 1.545 3.868 1.546

Chi phí đặt hàng mỗi đơn hàng 5.145 7.584 5.236 6.935

Từ dữ liệu trên, tính được khối lượng đặt hàng tối ưu như ở Bảng 3.22.

Bảng 3.22. Khối lượng đặt hàng tối ưu

ĐVT Hóa dầu Gas

EOQ tấn 28 97

Số lần đặt hàng lần 10 11

-Xác định điểm đặt hàng lại

Mô hình EOQ giả định doanh nghiệp chờ đến khi hàng trong kho hết mới tiến hành đặt hàng và nhận được hàng ngay tức thì. Tuy nhiên, thực tế thời gian chờ hàng ở công ty thông thường là 2 ngày đối với mặt hàng DMN và 3 ngày đối với mặt hàng Gas.

Tính điểm đặt hàng lại:

𝑅𝑂𝑃 = 𝑑 𝑥 𝐿 = 𝐷

360 𝑥 𝐿

ROPhóa dầu = 2,4 tấn, tức là khi lượng hàng DMN còn 2,4 tấn thì tiến hành đặt hàng lại.

ROPGas = 8,8 tấn, tức là khi lượng hàng Gas trong kho còn 8,8 tấn thì tiến hành đặt hàng lại.

-Xác định độ lớn đơn hàng tối ưu trong trường hợp được giảm giá theo số lượng

Giả sử tỉ lệ giảm giá nhà cung cấp tương tự như năm 2014, được đưa ra như ở Bảng 3.23 đối với mặt hàng DMN và Bảng 3.25 đối với mặt hàng Gas; giá mua hàng được đưa ra dựa vào mức giá vào thời điểm tháng 12/2014; tỉ lệ chi phí lưu kho trên giá bán (kí hiệu là I) ước tính theo như dữ liệu năm 2014: Đối với mặt hàng DMN là 7% giá bán, và mặt hàng Gas là 5% giá bán.

Dựa trên các dữ liệu trên, ta lập bảng so sánh tổng chi phí tồn kho tương ứng với từng mức giảm giá của nhà cung cấp đối với các mặt hàng DMN (Bảng: 3.24) và Gas (Bảng. 3.26).

Đơn vị tính: Khối lượng (tấn), Chi phí (nghìn đồng).

Đối với mặt hàng hóa dầu (DMN)

Bảng 3.23. Các mức chiết khấu của nhà cung cấp đối với mặt hàng DMN (ĐVT: nghìn đồng/tấn)

Phương án Sản lượng Tỉ lệ giảm giá trên giá bán Giá bán

1 Q < 20 0% 56.389

2 20 <= Q < 30 0,2% 56.276

3 30 <= Q < 50 0,3% 56.220

4 Q >= 50 0,4% 56.163

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)

Bảng 3.24. So sánh tổng chi phí tồn kho ứng với từng mức giảm giá mặt hàng DMN Phương án Giá bán (nghìn đồng/tấn) EOQ1 (tấn) Q* (tấn) TCh TCo TCmh TC 1 56.389 27,65 loại 2 56.276 27,68 28 53.965 52.734 7.805 114.504 3 56.220 27,69 30 57.761 49.218 7.809 114.789 4 56.163 27,71 50 96.172 29.531 7.813 133.516 Trong đó:

EOQ: Sản lượng đặt hàng tối ưu, EOQ = ((2*D*Co)/(I*P))1/2 Q*: Sản lượng đặt hàng tối ưu điều chỉnh

TCh: Tổng chi phí lưu kho, TCh = (Q/2)*(P*I) TCo: Tổng chi phí đặt hàng, TCo = (D/Q)*Ch

TCmh: Tổng chi phí mua hàng, TCmh = P*D

So sánh chi phí ở từng mức khấu trừ, ta thấy ở mức khấu trừ 0,2% trên giá bán thì tổng chi phí tồn kho ở mức thấp nhất. Khối lượng đặt hàng tối ưu đối với mặt hàng DMN là 28 tấn.

Đối với mặt hàng Gas

Bảng 3.25. Các mức chiết khấu của nhà cung cấp đối với mặt hàng Gas (ĐVT: nghìn đồng/tấn)

Phương án Sản lượng Tỉ lệ giảm giá trên giá bán Giá bán

1 Q < 70 0% 29.558

2 70 <= Q < 100 0,2% 29.499

3 100 <= Q < 130 0,3% 29.470

4 Q >= 130 0,4% 29.440

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)

Bảng 3.26. So sánh tổng chi phí tồn kho tương ứng với từng mức giảm giá mặt hàng Gas Phương án Giá bán EOQ1 (tấn) Q* TCh TCo TCmh TC 1 29.558 97,10 loại 2 29.499 97,20 97 74.768 75.070 30.974.267 31.124.105 3 29.470 97,24 100 77.004 72.818 30.943.230 31.093.051 4 29.440 97,29 130 100.004 56.013 30.912.194 31.068.212

So sánh chi phí ở từng mức, ta thấy ở mức khấu trừ 0,4% trên giá bán thì tổng chi phí tồn kho thấp nhất. Khối lượng đặt hàng Gas tối ưu là 130 tấn.

b. Các giải pháp khác trong quản lý xăng dầu tại kho hàng và CHXD

-Giảm mức hao hụt xăng dầu

Đề xuất tăng dung tích kho Sông Gianh để hạn chế việc phải điều động xăng dầu bổ sung từ kho ở tỉnh khác. Do định mức hao hụt vận chuyển đường bộ cao hơn đường thủy nên chi phí cao hơn nếu phải bổ sung hàng từ nơi khác.

Để hạn chế xăng dầu bay hơi, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp như chôn ngầm bể chứa, có thể thực hiện thêm một số biện pháp sau: Trồng cây bóng mát xung quanh, tưới nước cho bể hoặc phun mù làm mát.

-Phối hợp với các CHXD để lập kế hoạch sản lượng bán phù hợp với thực tế, giảm lượng xăng dầu tồn không cần thiết. Hiện nay việc lập kế hoạch sản lượng bán hàng thuộc trách nhiệm của phòng Kinh doanh. Công ty nên kết hợp với các CHXD dựa vào dữ liệu của các năm trước về sản lượng bán, cùng với việc nghiên cứu những sự thay đổi của thị trường thuộc phạm vi bán hàng chủ yếu của CHXD để lập dự báo kế hoạch sản lượng bán tháng tiếp theo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn luân chuyển tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)