Chính sách và kết quả của công tác xây dựng khối đại đoàn kết

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc với việc thực hiện chính sách đoàn kết đối với đồng bàn công giáo ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 41 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Chính sách và kết quả của công tác xây dựng khối đại đoàn kết

Theo Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã đánh giá tình hình thực hiện chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Phú Yên nhƣ sau:

Đến năm 2003, thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, hội đoàn thể các cấp đã tập trung đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, tập hợp, đoàn kết các dân tộc, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và hƣớng vào mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc và hành động cách mạng ở địa phƣơng, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày thêm giàu đẹp, văn minh.

Đã có 89,1% số khu dân cƣ trong tỉnh xây dựng và thực hiện quy ƣớc nông thôn, 97% số doanh nghiệp xây dựng hoàn chỉnh quy chế, 98,3% cơ quan hành chính sự nghiệp trực thuộc khối Dân Chính Đảng tỉnh đã xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Nhờ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ đƣợc phát huy, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đƣợc củng cố, nội bộ đoàn kết, dân chủ, nội lực đƣợc phát huy. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ đã đƣợc nhân dân hƣởng ứng, đã có 111.862 hộ đƣợc công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm 62,5% tổng số hộ, 204 thôn – buôn đƣợc công nhận danh hiệu thôn – buôn văn hóa, chiếm 36,2% số thôn – buôn toàn tỉnh. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã có bƣớc phát triển cả diện rộng lẫn chiều sâu, góp phần

phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về dân tộc, tôn giáo, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân... trên các địa bàn, đặc biệt địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc.

Các cấp ủy đảng ngày càng chú trọng công tác dân vận, tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, củng cố kiện toàn Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân vận các huyện, thị ủy, Mặt trận và đoàn thể các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Đạt đƣợc những kết quả trên là do: Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp trong tỉnh đã quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về đại đoàn kết toàn dân tộc; nhân dân tỉnh ta có truyền thống cách mạng, đoàn kết nhất trí, tự lực tự cƣờng, cần cù, sáng tạo; tổ chức Đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh có chuyển biến về công tác dân vận; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp đã nổ lực đổi mới công tác, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân đôi khi chƣa thật bền chặt. Lòng tin của một bộ phận nhỏ trong nhân dân chƣa thật vững chắc, một phần vì đời sống một bộ phận dân cƣ còn khó khăn; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chậm đẩy lùi; đạo đức xã hội có một số mặt xuống cấp; việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân tuy có tiến bộ, nhƣng chƣa đồng bộ, hiệu quả chƣa cao, còn một số ít vụ khiếu kiện vƣợt cấp, kéo dài. Mặt khác, việc thực hiện một số chủ

trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có nơi, có lúc chƣa nghiêm; chất lƣợng hoạt động của một số tổ chức quần chúng ở cơ sở co mặt yếu kém.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khuyết điểm, yếu kém nêu trên là do một số cấp ủy Đảng, chính quyền còn coi nhẹ công tác dân vận; hệ thống chính trị cơ sở ở một số xã, phƣờng, thị trấn còn có mặt yếu kém, nhƣng chậm kiện toàn, củng cố. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gƣơng mẫu, thoái hóa, biến chất... làm giảm sút vai trò hạt nhân lãnh đạo và đoàn kết của tổ chức Đảng. Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở một số nơi trong tỉnh còn hình thức, nặng về hành chính, chƣa sát dân. Một bộ phận nhân dân suy thoái về lối sống và đạo đức; ý thức công dân, ý thức chấp hành kỷ cƣơng, chính sách, pháp luật có mặt còn yếu kém. Mặt khác, các thế lực thù địch ra sức phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo... hòng kích động, gây ly gián, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta.

* Kết quả đạt đƣợc đến năm 2014

- Tăng cƣờng tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong những năm qua, các hoạt động tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, về truyền thống và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc tổ chức sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân nhƣ: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XV, việc lấy ý kiến đông đảo các tầng lớp nhân dân góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai (sửa đổi), Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2011 – 2016), kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam; tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, biển và hải đảo của Việt Nam...

Thông qua các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; cuộc vận động “ Ngày vì ngƣời nghèo”; cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”; phát động các phong trào thi đua sản xuất giỏi, phát triển kinh tế, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, phong trào xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa và phối hợp thực hiện các chƣơng trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống HIV – AIDS; thực hiện chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình và bảo đảm trật tự an toàn giao thông;... đã tập hợp, đoàn kết vì mục tiêu chung tạo nên sự gắn kết của cộng đồng, động viên toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.

Hằng năm, vào dịp 18/11, ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam; các khu dân cƣ đều tổ chức ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhiều hoạt động phong phú cả phần Lễ và Phần Hội, đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia nhƣ: năm 2013, toàn tỉnh có 599/600 khu dân cƣ tổ chức ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, đạt 98,83%.

Tuyên truyền trong bà con Việt kiều về đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta, thành tựu công cuộc đổi mới của tỉnh nhà và đất nƣớc, hƣớng dẫn bà con Việt kiều thăm các di tích, thắng cảnh và động viên góp phần xây dựng quê hƣơng, ủng hộ ngƣời nghèo, ngƣời khó khăn, hoạn nạn, nạn nhân chất độc Da cam và các hộ bị thiệt hại do bão lụt; quảng bá các hoạt động chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và 400 năm hình thành và phát triển tỉnh Phú Yên gắn với năm du lịch quốc gia 2011 ở Phú Yên; qua đó làm cho nhân dân thế giới hiểu về đất nƣớc, con ngƣời, những thành tựu đổi mới của địa phƣơng và của cả nƣớc; hiều và ủng hộ sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo của Việt Nam, góp phần phát triển tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nƣớc trên thế giới.

- Động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phƣơng.

Với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, rộng lớn và toàn diện. Cuộc vận động đƣợc lồng ghép, vận dụng nội dung phù hợp với từng loại hình khu dân cƣ đã góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội – quốc phòng an ninh ở địa phƣơng. Khơi dậy và phát huy nội lực, ý thức tự quản của ngƣời dân để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, vƣơn lên làm giàu chính đáng; xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống; đền ơn đáp nghĩa; nâng cao dân trí; giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp, nếp sống văn minh, bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng; tăng cƣờng đoàn kết, giải quyết những vấn đề bức thiết của cuộc sống, thực hiện dân chủ, cùng nhau giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh. Nổi bật trong cuộc vận động có: Khu dân cƣ Triều Sơn Đông, phƣờng Xuân Đài, thị xã Sông Cầu vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, hoa màu để dựng đƣờng bê tông; xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa với mô hình xây dựng đƣờng giao thông nông thôn; khu dân cƣ Tân Vinh, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, vận dụng sáng tạo các điều kiện thuận lợi của địa phƣơng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng giảm chi phí sản xuất, chọn các loại giống có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh; khu dân cƣ Xuân Sơn, xã Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa vận động toàn dân đoàn kết xây dựng, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói

giảm nghèo;... Năm 2013, có 444 khu dân cƣ đƣợc công nhận “Khu dân cƣ văn hóa”, đạt tỷ lệ 74%, 205.925 gia đình đƣợc công nhận “Gia đình văn hóa‟, đạt tỷ lệ 85%.

Về phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh: Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên phối hợp với chính quyền tuyên truyền phổ biến 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; lồng ghép vào trong 5 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ; đến giữa tháng 6/2014 trên địa bàn tỉnh có 01 xã đạt 16 tiêu chí (xã Bình Ngọc – TP.Tuy Hòa), 01 xã đạt 15 tiêu chí (xã Hòa Tân Tây – huyện Tây Hòa), 04 xã đạt 14 tiêu chí, 19 xã đạt từ 10 – 13 tiêu chí, 35 xã đạt từ 7 – 9 tiêu chí, 16 xã đạt từ 5 – 6 tiêu chí, 12 xã đạt từ 3 – 4 tiêu chí. Phong trào nhân dân hiến đất và đóng góp xây dựng đƣờng giao thông nông thôn, nhất là trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 với sự hỗ trợ xi măng của Nhà nƣớc theo chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đã xây dựng đƣợc 510 km đƣờng bê tông nông thôn. Nhìn chung các chƣơng trình đƣợc lồng ghép vào cuộc vận động ở khu dân cƣ đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.

Cuộc vận động “Ngày vì ngƣời nghèo” và chƣơng trình an sinh xã hội là cuộc vận động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mang tính xã hội cao, phù hợp với ý Đảng – lòng dân, cuộc vận động đã đƣợc phát động sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, khơi dậy lòng nhân ái và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tạo ra phong trào giúp đỡ ngƣời nghèo trong toàn xã hội, thu hút đƣợc các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp, các cá nhân tham gia tích cực tạo vốn, dạy nghề, giải quyết việc làm... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2 – 2,2%, đã tạo niềm tin trong Nhân dân đối với đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc.

Bên cạnh công tác triển khai vận động ủng hộ ngƣời nghèo; trong 5 năm gần đây toàn tỉnh đã vận động ủng hộ chƣơng trình an sinh xã hội nhƣ: trợ cấp cứu đói; trợ cấp cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội; giúp ngƣời tàn tật, hỗ trợ giáo dục; hỗ trợ bảo hiểm y tế, vốn sản xuất cho ngƣời nghèo, dự án đầu tƣ cho xã nghèo, giao thông nông thôn,... kết quả cuộc vận động an sinh xã hội bình quân mỗi năm vận động khoảng 65 tỷ đồng. Các tổ chức thành viên có nhiều hoạt động phong phú giúp giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, tạo cơ hội để các hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo, hòa nhập với cộng đồng.

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa thể hiện tính nhân văn sâu sắc, góp phần giảm bớt khó khăn cho các hộ gia đình chính sách; bình quân hàng năm toàn tỉnh đã huy động quỹ đền ơn đáp nghĩa đƣợc 2,247 tỷ đồng, tiến hành hỗ trợ xây dựng 143 nhà tình nghĩa; các mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều đƣợc các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng nhận phụng dƣỡng đễn cuối đời.

- Vận động Nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch vững mạnh, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và nhà nƣớc.

Vận động Nhân dân tích cực đóng góp ý kiến, kiến nghị, giám sát, theo quy định của pháp luật và thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Công tác tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ các cấp trong tỉnh tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, tuyên truyền Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và Luật đất đai (sửa đổi) đƣợc triển khai rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, trong đó tập trung những quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về Đại đoàn kết dân tộc.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để nâng cao nhận thức về thực hiện quyền và trách nhiệm của công dân trong việc phát huy dân chủ, vừa bảo đảm quyền làm chủ, vừa

bảo đảm kỷ cƣơng, phép nƣớc, sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật đƣợc thƣờng xuyên triển khai thực hiện.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại Nhân dân, tăng cƣờng đoàn kết quốc tế.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các ban ngành tích cực tổ chức tuyên truyền rộng rãi về đƣờng lối đối ngoại của Đảng và nhà nƣớc ta; tuyên truyền kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia; công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống quốc giới Việt Nam – Lào; tuyên truyền các văn bản pháp lý liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tăng cƣờng xây dựng, cũng cố tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa Nhân dân Việt Nam với các nƣớc trên thế giới mà đặc biệt là các nƣớc trong khối ASEAN và các nƣớc láng giềng nhƣ: Phối hợp tổ chức tiếp đoàn đại biểu cấp cao của Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vấn đề đại đoàn kết dân tộc với việc thực hiện chính sách đoàn kết đối với đồng bàn công giáo ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 41 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)