Công dụng và vật liệu.

Một phần của tài liệu Chuong 3-BUOI 2 pps (Trang 32 - 38)

32CHƯƠNG III : CƠ CẤU PHỐI KHÍ

3.3.7.1Công dụng và vật liệu.

-Lò xo xupapdùng để đóng kín xupap trên đế xupap và đảm bảo xupap chuyển động theo đúng quy luật của cam phân phối khí, do đó trong qúa trìng mở đóng xupap không có hiện tượng va đập trên mặt cam.

Lò xo xupap làm việc trong điều kiện tải trọng động thay đổi rất đột ngột. Vật liệu chế tạo lò xo xupap thường dùng dây thép có đường kính 3 – 5mm loại thép C65; C65A; 50XφA.

33

CHƯƠNG III : CƠ CẤU PHỐI KHÍ

3.3.7.2 Cấu tạo.

- Loại lò xo thương dùng nhiều nhất là lò xo xoắn ốc hình trụ. Hai vòng ở hai đầu lò xo quấn xít nhau và được mài phẳng để lắp ghép. Số vòng công tác của lò xo (là số vòng không kể hai vòng đầu) thường từ 4 – 10. Số vòng công tác càng ít, mỗi vòng của lò xo biến dạng càng nhiều (nếu đảm bảo độ mở xupap như nhau) vì vậy lò xo chịu ứng suất xoắn càng lớn. Ngược lại, nếu số vòng công tác nhiều qúa, lò xo qúa dài, độ cứng của lò xo giảm, tần số dao động tự do thấp dễ bị cộng hưởng, sinh va đập với mặt cam.

34

CHƯƠNG III : CƠ CẤU PHỐI KHÍ

- Trong một vài động cơ, người ta tránh cộng hưởng của lò xo bằng cách lắp vào mặt tựa của lò xo các vành giảm rung như hình bên. Vành giảm rung làm việc theo nguyên tắc lợi dụng sự ma sát giữa lò xo với vành đê tiêu hao công dao động khiến cho lò xo không dao động cộng hưởng.

35

CHƯƠNG III : CƠ CẤU PHỐI KHÍ

- Trong những loại động cơ tốc độ rất cao, lực quán tính của cơ cấu phân phối khí có lò xo có trị số rất lớn, gây nên hiện tượng va đập mạnh giữa các chi tiết máy trong cơ cấu phân phối khí. Vì vậy trong những động cơ này, người ta dùng cơ cấu phân phối khí không có lò xo xú páp mà đóng mở xupap hoàn toàn bằng cơ cấu cam. Mỗi xupap của cơ cấu phân phối khí này dùng hai cam như các loại cam thông thường, một cam dùng để mở xupap và một cam dùng để đóng xupap. Vi vậy, xupap có hai quan hệ động học với trục cam.

36

37

Một phần của tài liệu Chuong 3-BUOI 2 pps (Trang 32 - 38)