Với đặc điểm cấu tạo địa hình nhiều dòng chảy và sơn
hệ chằng chịt trên cùng một dải địa hình, có cả đảo nhỏ, có cả thung lũng, nên không gian văn hóa vùng duyên hải miền Trung thường bao hợp cả không gian văn hóa biển đảo, văn hóa duyên hải, văn hóa nông thôn đồng bằng và văn hóa miền núi - trung du
• Văn hóa biển đảo: Một số đảo hiện nay như Cù Lao
Chàm, Lý Sơn, Cù Lao Xanh… vẫn có con người sinh sống, họ canh tác trên những thửa ruộng bậc thang và hành nghề biển, họ vẫn lưu giữ những phong tục, tập
quán, kiêng kỵ, lễ hội gắn liền với đời sống văn hóa của cư dân sông nước
B.III.2 văn hóa
• Văn hóa miền núi - trung du: Người dân bản địa sinh sống ở vùng đồi núi này là các tộc người thiểu số như Katu, Cor, Cadong, Raglai, Xêđăng, Giẻ - Triêng, Hrê, Bana, Chăm,… Một đặc trưng lớn nhất và cơ bản trong đời sống của người dân miền núi là nếp sống nương rẫy. Đây là nếp sống chủ đạo và bao trùm lên tất cả các tộc người trong Vùng
• Văn hóa duyên hải: Cư dân vùng này tuy sống ven biển
nhưng do điều kiện môi trường và phương tiện khai thác thủy, hải sản còn hạn chế, nên chỉ một bộ phận trong số họ sinh sống bằng nghề biển
Lễ hội cầu ngư - Rước Lễ Nghinh thần, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng
Lễ hội cầu mưa của nông dân vùng đồng bằng ven biển
• Văn hóa nông
thôn đồng bằng: Người dân nơi
đây chủ yếu trồng lúa và các loại cây hoa màu như mía, khoai, đậu phụng và bắp.Điểm nổi bật trong đời sống văn hóa của tất cả các tộc người sinh sống trên vùng
núi Trung Bộ là lễ hội
B.III.2 văn hóa