3. Về phẩm chất:
2.1.3. Đảm bảo tính vừa sức
Những trò chơi được sử dụng không chỉ đáp ứng về yêu cầu học tập mà còn phải thuận tiện, hấp dẫn người học. Vì vậy với cùng một nội dung học tập, GV cần thay đổi hình thức chơi từ theo đặc điểm tâm sinh lí của HS. Nên tạo những trò chơi với độ khó vừa phải, phù hợp với từng lớp học.
Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng địa lý trừu tượng, trong đó HS khó hình dung khái niệm, có thể dùng mô phỏng để thể hiện khái niệm trên một cách trực quan hơn.
- Khi cần giúp HS rèn luyện một kỹ năng thông qua việc phải hoàn thành số lượng lớn các bài tập. Ví dụ, khi củng cố bài học, có thể thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên phần mềm dạy học (có thể sử dụng phần mềm Quizizz), HS lựa chọn phương án trả lời, máy tính sẽ đánh giá khả năng hiểu bài (đúng, sai) của HS.
- Xây dựng các phần mềm dạy học giúp HS khai thác tri thức môn tự nhiên xã hội qua các bức tranh đề nhận xét được những hành động nào đúng những hành động nào sai.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy tính. Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân hàng đề, từ đó có thể lựa chọn ngẫu nhiên để thành lập các bộ đề kiểm tra khác nhau.
Những công đoạn chính của việc xây dựng một bài giảng điện tử:
- Xác định đối tượng, mục đích, mục tiêu chính của bài giảng điện tử.
- Xác định các chức năng chính của bài giảng, phạm vi kiến thức, kỹ năng cần truyền đạt, cách thức cần truyền tải thông tin, kiến thức.
- Thể hiện các ý tưởng đặt ra cho tiết học trên máy tính.
- Kiểm tra và thử nghiệm các chức năng đã hoàn thiện. Có thể thay đổi lại thiết kế nếu cần thiết.
- Đóng gói và ghi bài giảng vào máy tính hoặc đĩa.