3. Về phẩm chất:
2.2. Thực hành thiết kế một số trò chơi minh họa * Nhóm trò chơi khởi động
Trò chơi 1: Tạo 1 trò chơi trắc nghiệm chia lớp thành 2 nhóm
khởi động dựa trên ứng dụng baamboozle
Bước 1: Xác định loại trò chơi học tập cần thiết kế
Trò chơi trắc nghiệm dựa trên nền tảng ứng dụng
baamboozle giúp học sinh biết được những biểu hiện hành vi ý
nghĩa về lối sống tiết kiệm và hiểu biết thêm 1 số câu ca dao tục ngữ về lối sống tiết kiệm
Bước 2: Mục tiêu của trò chơi
Khởi động trước khi đi tìm hiểu nội dung bài học: bài 8 “Tiết Kiệm”
Bước 3: Xác định nội dung chính và thao tác, hoạt động trong trò chơi
Đầu tiên tôi đã soạn 10 câu hỏi trắc nghiệm (Phụ lục)
* Cách tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Sau khi soạn được 10 câu hỏi, tôi đã lưu và khi mở lại cho học sinh chơi thì có giao diện như sau:
- Muốn cho học sinh chơi thì click vào game, chọn Play Giao diện mới như sau:
- Bạn chọn số đội chơi (Teams), kiểu chơi (Options) bằng cách click chuột vào lựa chọn tương ứng.
- Tài khoản miễn phí thì số câu hỏi tối đa trong một game là 24 và số đội chơi (Teams) tối đa là 4 nên chỉ có 4 số có màu đậm là 1, 2, 3, 4, các ô mờ là không chọn được.
- Có 3 kiểu chơi, bạn cứ click vào để xem cụ thể sẽ hiểu. Qua trải nghiệm thực tế thì tôi thấy chọn kiểu chơi Classic để cho học sinh chơi trên lớp là hấp dẫn nhất vì nó có yếu tố may mắn, nó mang lại nhiều cảm xúc cho người chơi, không khí lớp học cực vui.
- Giả sử tôi chọn số đội chơi là 2, kiểu chơi là Classic, giao diện của trò chơi như sau:
- Nếu muốn đổi tên các đội chơi thì bạn click vào biểu tượng cái bút ở góc trên, bên phải màn hình để mở ra ô đổi tên.
- Lúc trước tôi tạo có 10 câu hỏi nhưng bây giờ trên màn hình xuất hiện 14 ô; 4 ô mới mà hệ thống tự tạo ra chính là điểm hấp dẫn của trò chơi, nó mang đến những cung bậc cảm xúc rất khác nhau cho người chơi mà chính người tổ chức trò chơi cũng không đoán trước được. Bạn sẽ cho các đội lần lượt chọn câu hỏi và thảo luận để thống nhất câu trả lời. Học sinh trả lời xong thì bạn click vào ô Check để kiểm tra. Nếu đúng thì cộng điểm cho đội đó bằng cách click vào ô Okay!, nếu sai thì click vào ô Oops!
- Trong quá trình học sinh chơi, sẽ gặp các ô may mắn thì được cộng điểm hoặc lấy điểm từ đội bạn mà không phải trả lời câu hỏi; cũng có khi không may chọn phải ô bị trừ điểm hoặc bị đổi điểm cho đội bạn trong khi đội mình đang có điểm cao hơn. Không khí lớp học khi đó sẽ rất sôi động; thầy và trò đều được “xả stress”.
- Bạn có thể bật, tắt âm thanh khi cho học sinh chơi bằng cách click vào biểu tượng cái loa ở góc trên, bên phải màn hình.
- Khi học sinh mở hết các ô (và trả lời hết các câu hỏi) cũng là lúc trò chơi kết thúc. Bạn có thể cho kết thúc trò chơi bằng cách click vào ô có dấu “x” trong hình dưới hoặc cho học sinh chơi lại một lần nữa bằng cách click vào ô Restart:
*Luật chơi
- Giáo viên sẽ mời chia lớp thành 2 nhóm theo số lượng của lớp, các nhóm tự đặt tên nhóm và bầu ra 1 bạn là nhóm trưởng (nhiệm vụ của nhóm trưởng sẽ đại diện cho nhóm trả lời câu hỏi dành cho nhóm mình ) trả lời đúng mỗi 1 câu hỏi sẽ được cộng 1 điểm, trả lời sai sẽ không được điểm nào và nhường lại quyền trả lời cho đội còn lại .
- Giáo viên sau mỗi 1 đáp án đúng sẽ giải thích lí do đáp án đó tại sao đúng cho học sinh hiểu. Kết thúc trò chơi giáo viên trao phần thưởng cho đội dành thắng cuộc
*Cách chơi
Giáo viên sẽ truy cập vào phần mềm có tên gọi
baamboozle trên internet, sau khi chuẩn bị câu hỏi và thiết kế
trò chơi, giáo viên sẽ phổ biến luật chơi cho học sinh và bắt đầu chiếu hình ảnh lên màn hình , sẽ có tất cả 14 ô cửa sổ tương ứng với 10 câu hỏi, 4 ô cửa sổ còn lại giáo viên tạo ra những ô phần thưởng hoặc mất lượt để làm cho không khí thêm phần sôi động và vui vẻ như ô nhân đôi số điểm, ô mất lượt, ô được trả lời thêm 1 câu hỏi nữa.
Bắt đầu trò chơi Giáo Viên mời 1 bạn làm quản trò cho 2 nhóm đặt tên đội bốc thăm nhóm nào được chơi trước. Ví dụ sau khi đặt tên nhóm, 2 đội có tên là đội chăm chỉ và đội kiên trì, đội kiên trì sẽ là đội chơi trước và lựa chọn câu hỏi số 1 có nội dung câu hỏi như sau:
Câu 4: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người? A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động. B. Xài thoải mái.