2, Những giải pháp tăng cường tích lũy vốn ở Việt Nam
2.2, Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Để sử dụng nguồn vốn với hiệu quả cao nhất, chúng ta cần xác định rõ đối tượng cần được cấp vốn, từ đó phân bổ hợp lý nguồn vốn một cách hợp lý nhằm tận dụng hiệu quả tối đa do nguồn vốn mang lại. Không thể để cho nguồn vốn đã hẹp hòi lại bị sử dụng sai mục đích hay không có nền tảng vững chắc.
Ở hầu hết các quốc gia đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đầu tư công là một công cụ kinh tế của Nhà nước, được sử dụng và đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Nhưng ngược lại, đầu tư công cũng có thể trở thành gánh nặng cho quốc gia, nếu nó được sử dụng một cách thái quá, gây nên sự dàn trải, kém hiệu quả. Chính vì thế, Chính phủ không nên cấp vốn toàn bộ mà nên cổ phần hóa doanh nghiệp trong nước, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình.
Việc đồng vốn được sử dụng có hiệu quả hay không, một phần lớn phụ thuộc vào yếu tố con người. “ Con người là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp”. Cần có một đội ngũ quản lí có khả năng lực, trình độ và có trách nhiệm cao trong công việc. Người quản lý phải: Khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi; nâng cao năng lực người quản lý tài chính; sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm; quản lý vốn chặt chẽ đúng mục đích, không để thất thoát; tính toán sử dụng các nguồn vốn để đưa vào kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt với nguồn vốn FDI ngày nay, việc thiết lập một cơ chế tổ chức gọn nhẹ có hiệu quả cao cũng góp phần tạo ra cạnh tranh lớn.