Tăng cường tích lũy vốn trong nước và thu hút đầu tư từ nước ngoà

Một phần của tài liệu Trình bày lý luận của chủ nghĩa mác lê nin về tích lũy tư bản và liên hệ với thực tiễn việt nam (Trang 27 - 31)

2, Những giải pháp tăng cường tích lũy vốn ở Việt Nam

2.3, Tăng cường tích lũy vốn trong nước và thu hút đầu tư từ nước ngoà

Tăng cường tích lũy vốn trong nước thông qua nhiều nguồn vốn như: ngân sách nhà nước, các tổ chức tín dụng và ngân hàng, tài sản công, thị trường chứng khoán, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài,...

Nguồn vốn đầu tiên là ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan trọng để giải quyết các nhu cầu của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu tư và chi cho công nghiệp. Vì vậy, nâng cao hiệu quả tích lũy, tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết.

Một biện pháp khác để nâng cao nguồn vốn là thông qua các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Hai hình thức này cho thấy hiệu quả tương đối cao do thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên để thực hiện được chính sách này, các ngân hàng phải tạo dựng lòng tin ,đảm bảo bí mật thông tin cũng như ổn định tiền gửi của khách hàng. Đồng thời, chính phủ cũng cần nâng lãi suất lên một mức nào đó nhằm thu được ngày càng lớn nguồn vốn còn nhàn rỗi. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần phải liên kết với các tổ chức tín dụng nhằm tích tụ và tập trung vốn được thuận tiện.

Thị trường chứng khoán là một hình thức của thị trường vốn và nếu thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, lãi suất và tỷ giá ổn định, lạm phát được kiềm chế, dự trữ ngoại hối dồi dào, nhu cầu tiêu dùng và mức sống người dân được nâng cao, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hiệu quả…Tuy nhiên để thị trường chứng khoán phát triển, chúng ta phải cổ phần hóa các công ty, như ở trên đã nói. Thị trường chứng khoán đang được các nước phát triển tận

dụng tích cực bởi nó rất có hiệu quả trong việc tích tụ và tập trung vốn. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, tích lũy được một số lượng lớn nguồn vốn, góp phần đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế. Nếu như năm 2000, khi thị trường chứng khoán mới mở cửa, vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, tương đương 0,28% GDP, các doanh nghiệp hầu như phải huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng, thì sau 2 thập kỷ, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam tính đến cuối năm 2020 tương đương 83% GDP năm 2019. Đây quả thực là con số đáng tự hào trong vòng hai thập kỷ qua, càng đánh giá mức độ tối ưu hóa nguồn vốn bằng nhiều nguồn lực, đồng thời cũng khẳng định vai trò chiến lược của chứng khoán trong việc tích lũy nguồn vốn.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có hai hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Sau hơn ba thập niên mở cửa, Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu về lượng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế . Từ khi bắt đầu mở cửa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các cải cách trong nước khác, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Khu vực FDI có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Đây là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế trong 5 năm gần đây. Vì thế, Chính phủ cần thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bằng cách cải thiện môi trường đầu tư thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cần đảm bảo lợi ích giữa nhà đầu tư và chính

chúng ta thông qua việc sửa đổi, bổ sung bộ luật đầu tư nước ngoài sao cho phù hợp.

C. KẾT LUẬN

Việt Nam đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành tựu đáng tự hào, nước ta đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ và năng động, với những lợi thế vàng như: nền kinh tế mới nổi, năng động, chính trị ổn định, dân số trẻ với nguồn lao động dồi dào,... Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế cũng đặt ra nhiều áp lực về tăng quy mô vốn cho nền kinh tế. Chính vì thế, việc nghiên cứu tích lũy tư bản và việc vận dụng lí luận đó vào thực tiễn Việt Nam rất quan trọng và cấp thiết. Mục tiêu của nước ta là đến năm 2045, Việt Nam trở thành một nước phát triển, thu nhập cao. Chặng đường đó còn dài và sẽ còn gặp nhiều khó khăn thử thách, nhưng với sự quyết tâm cao độ của toàn thể nhân dân, sự lãnh đạo sáng xuất của Đảng, đường lối, chính sách của Nhà nước và vận dụng có hiệu quả những nguyên lý kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào thực tiễn khách quan, chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra .

Trong năm 2021,do ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh COVID-19, các chuyên gia nhận định thị trường vốn Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức như: các ngân hàng khó tăng năng lực tài chính, nguy cơ nợ xấu ngày một dày lên, do hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều bị ảnh hưởng từ đại dịch, cùng với đó nhiều hình thái tín dụng, thanh toán gắn với công nghệ như các loại tiền ảo, tiền mã hóa,.. xuất hiện tràn lan, trong khi

Việt Nam chưa có chính sách để quản lý. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những thành quả đáng kể như sự phát triển của thị trường chứng khoán trong vòng 20 năm qua. Hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được các doanh nghiệp, các ngân hàng huy động qua thị trường chứng khoán, tạo nên bức tranh cân đối của thị trường vốn Việt Nam. Hơn thế, với lợi thế quy mô dân số đông và trẻ, với nhu cầu chi tiêu lớn và nguồn lao động dồi dào. Điều này sẽ kích thích sự sôi động của thị trường vốn. Nhưng làm sao để sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả vẫn còn là một vấn đề nan giải và cần thời gian điều chỉnh sao cho hợp lý.

Xu hướng toàn cầu hóa tạo ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại không ít khó khăn, thử thách. Trong một môi trường kinh doanh năng động, đầy tính cạnh tranh, buộc mỗi doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng quy mô vốn để đầu tư phát triển. Con đường duy nhất để tích lũy vốn đó là tích lũy tư bản để tái sản xuất. Vì thế mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp phải biết ra sức tích lũy để mở rộng đầu tư hơn nữa. Ngoài ra cần tích cực thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài(FDI, ODA,..) nhằm tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Đây cũng là tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, khẳng định đúng đắn chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta.

Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Trình bày lý luận của chủ nghĩa mác lê nin về tích lũy tư bản và liên hệ với thực tiễn việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)