- CH4: (SGK) CH5: (SGK)
1. Chuẩn bị của GV: Các phiếu học tập, bảng phụ, computer, projector 2 Chuẩn bị của HS : Ơn bài cũ và xem trước bài mớ
HAI MẶT PHẲNG SONG SONG A MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu được :
Vị trí tương đối của 2 mặt phẳng
Điều kiện để 2 mp song song và vận dụng để giải bài tập
Biết sử dụng 2 tính chất 1, 2 và các hệ quả 1, 2 của tính chất 1 để giải các bài tốn về quan hệ song.
Định lí Thales, định lí Thales đảo và biết vận dụng.
Định nghĩa và một số tính chất của hình lăng trụ , hình hộp , hình chóp cụt
B- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VAØ TRÒ :
Chuẩn bị của GV : Thước thẳng , giấy bìa cứng
Chuẩn bị của HS : Kiến thức đã học về hai đường thẳng song song , đường thẳng song song với mặt phẳng
C – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Sử dụng phương pháp gợi mở vấn đáp và thuyết trình
D - TIẾN TRÌNH BAØI HỌC :
Hoạt động 1 : Vị trí tương đối của hai mặt phẳng phân biệt
HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV GHI BẢNG
Nghe hiểu nhiệm vụ Hồi tưởng kiến thức cũ và trả lời câu hỏi
-Hai mặt phẳng có thể có 3 điểm chung không thẳng không ?
-Hai mặt phẳng có 1 điểm chung thì chúng có bao nhiêu điểm chung ? Các điểm chung đó có tính chất gì ?
-Hai mặt không có điểm chung có thể gọi là hai mặt phẳng chéo nhau không ?
Định nghĩa : Trang 61. SGK
Hoạt động 2 : Điều kiện để 2 mặt phẳng song song
HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV GHI BẢNG
-Trả lời các câu hỏi -Nhận xét câu trả lời của bạn
-Xem phần chứng minh các tính chất trong SGK
Các khẳng định sau có đúng không ? -Nếu đường thẳng a song song với mp (
α ) thì mặt phẳng chứa đường thẳng a
song song với mp (α )
-Hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trên (P) đều song song với (Q)
-Nếu 2 đường thẳng cắt nhau cùng song song với (P) thì mặt phẳng chứa 2 đường thẳng đó song song với (P) -Thông qua hình ảnh cụ thể giúp học sinh hiểu nội dung các định lí và hệ quả -Thông qua các định lí , tính chất trên rút ra phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song -Quan sát mô hình hình hộp chữ nhật ( hộp phấn viết bảng ) 1- Định lí 1 : SGK tr 61 2- Các tính chất 1 , 2 và các hệ quả tr 62, 63 SGK
Hoạt động 3 : Định lí Thales trong không gian HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
HOẠT ĐÔNG CỦA GV GHI BẢNG
Hiểu yêu cầu đặt ra và chứng minh định lí Nhận xét bài làm của bạn
-Yêu cầu học sinh nhắc lại định lí Thales trong tam giác
-Học sinh đọc nội dung định lí 2 trang 63 SGK , 1 học sinh lên bảng vẽ hình theo hướng dẫn của GV
-1 học sinh lên bảng chứng minh , cả lớp chứng minh ngoài giấy nháp
-GV theo dõi việc làm bài cả lớp và hướng dẫn học sinh trình bày bài chứng minh
Định lí 2 trang 63 và định lí 3 trang 64
Hoạt động 4 : Hình lăng trụ và hình hộp HOẠT ĐỘNG
CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV GHI BẢNG
Quan sát mô hình và
trả lời câu hỏi -GV cho học sinh quan sát mô hình lăng trụ và hình hộp -Yêu cầu học sinh nhận xét : -Hình dạng và kích thước 2 mặt đáy
-Hình dạng các mặt bên -Tính chất các cạnh bên
-GV giới thiệu các yếu tố của lăng trụ và cách gọi tên lăng trụ -Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành gọi là hình hộp
Học sinh xem nội dung bài trong SGK trang 65, 66
Hoạt động 5 : Hình chóp cụt
Phương pháp tương tự hoạt động 4
Hoạt động 6 : Củng cố toàn bài
Câu hỏi 1 : Định nghĩa hai mặt phẳng song song ?
Câu hỏi 2 : Qua bài học , hãy nêu phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song ?
Câu hỏi 3 : Trong các tính chất trong bài học , tính chất nào giúp ta bổ sung thêm phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song ?