Kết luận chung và kiến nghị

Một phần của tài liệu công ty Vinamilk (Trang 39 - 43)

1. Kết luận chung

Nhìn chung, trong năm 2011, cấu trúc tài chính của công ty cổ phần sữa Vinamilk tương đối đồng đều và có chiều hướng biến động tốt. Xem xét về cấu trúc tài chính của công ty chủ yếu phân tích về: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn, Cơ cấu sử dụng Tài sản và Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh

Về cơ cấu sử dụng Tài sản của công ty trong năm 2011: Nhìn chung doanh nghiệp đang có tình hính hoạt động kinh doanh tốt và đang đảm bảo khá tốt cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Tài sản năm 2011 đầu và cuối năm của Vinamilk có tỷ trong “Tài sản ngắn hạn” cao hơn “Tài sản dài hạn” tuy nhiên sự chệnh lệch về tỷ trong giữa 2 khoản mục này không cao và có thể nói vinamilk đang có cấu trúc tương đối cân đối giưã “Tài sản dài hạn” và “Tài sản ngắn hạn”. Điều này là rất phù hợp với một tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn như vinamilk với các khoản mục lớn hơn cả như “Tiền và các khoản tương đương tiền”, “Các khoản phải thu”, “Hàng tồn kho” và “Tài sản cố định”. Ngoài ra, so với mức trung bình ngành Thực phẩm thì có thể dễ dàng nhận thấy Vinamilk luôn duy trì một tỉ lệ an toàn, thấp hơn mức trung bình ngành.

Về cơ cấu sử dụng Nguồn vốn của công ty trong năm 2011: Nhìn một cách tổng quát, nguồn vốn của VINAMILK chủ yếu được tài trợ bởi vốn CSH, với tỷ lệ vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm 79,75% tổng nguồn vốn, Nợ phải trả chỉ chiếm 20,25% tổng nguồn vốn . Với cơ cấu vốn như thế này, có thể thấy đầy là 1 cơ cấu vốn khá an toàn. Năm 2011 là một năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp nói chung , mức lãi suất liên tục tăng và có lúc đỉnh điểm đã lên tới 25%, không những thế các doanh nghiệp còn khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Tuy nhiên đối với VINAMILK, lãi suất cao và khả năng thanh toán chưa bao giờ là 1 khó khăn đối với công ty. VINAMILK gần như không phụ thuộc vào nguồn tài trợ bằng vốn vay , rủi ro tài chính ở mức thấp, điều nay giúp cho công ty không chỉ không bị ảnh hưởng bởi lãi suất quá cao trong năm 2011 mà còn đứng vững trên thị trường với tỉ lệ lãi ròng khá cao. Tuy nhiên , cơ cấu nguồn vốn an toàn và thận trọng lại làm cho đòn bẩy tài chính thấp. do đó chi phí sử dụng vốn cao và công ty không tận dụng được lợi về thuế TNDN. So với mức trung bình ngành, Vinamilk duy trì tỉ lệ Nợ phải trả/ VCSH chỉ khoảng 25%, bằng gần một nửa so với mức trung bình là 56%, cho thấy công ty đã duy trì một chính sách huy động vốn quá an toàn, điều này làm cho DN bị bất lợi khá nhiều về phần tiết kiệm được thuế TNDN phải nộp.

Về tình hình đảm bảo nguồn vốn: Vinamilk đã không đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh trong năm 2010 và 2011. Cuối năm 2011, công ty đã thiếu 879,248,830,222 đồng, tương đương thiếu 7.084% tổng vốn đầu tư. Điều này phản ánh nhu cầu tài sản kinh doanh của doanh nghiệp vượt quá số vốn hiện có, công ty đang đi chiếm dụng vốn. Tình hình thiếu vốn này tuy nghiêm trọng nhưng cũng đã được cải thiện đáng kể hơn so với đầu năm khi công ty thiếu tới 1,037,433,723,604 đồng hay 12.178% tổng vốn đầu tư. Đạt được hiệu quả này do nỗ lực huy động vốn của công ty trong năm làm tổng vốn đầu tư từ 8,518,916,287,870 đồng lên 12,412,148,182,440 đồng tương đương với một tốc độ ấn tượng là 45.701%, nhanh hơn so với tốc độ tăng nhu cầu tài sản kinh doanh (39.084%).

2. Dự báo - Kiến nghị - Đề xuất cho năm tài chính 2012

Dựa vào tình hình cấu trúc tài chính giai đoạn 3 năm gần đây 2009 – 2011, có thể đưa ra một số dự báo, kiến nghị về cấu trúc tài chính năm 2012 của công ty cổ phần sữa Vinamilk nên hướng tới như sau:

2.1 Về cơ cấu sử dụng tài sản:

Dựa trên thực trạng hoạt động cùng với tham vọng mở rộng thị trường hoạt động và trở thành top 50 nhà sản xuất sữa hàng đầu trên thế giới vào một tương lai không xa, chắc chắn trong năm tới “Tổng tài sản” của tập đoàn này sẽ tăng lên và đạt mức đáng ngạc nhiên, tuy nhiên nhìn vào xu hướng biến động trong những năm vừa qua, thì cơ cấu của tài sản lại không biến động nhiều và có xu hướng quay trở lại năm 2010. Năm 2010 là năm vinamilk ngoài việc tập trung sản xuất kinh doanh đáp ứng tốt nhu cầu thị trường thì còn đầu tư xây dựng để tiếp tục mở rộng quy mô hơn nữa. Năm 2012, về cơ bản, sau khi các cở sở sản xuất bắt đầu đi vào hoạt động ổn định thì tập đoàn này lại tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở với các các công trình đáng chu ý như nhà máy sữa Lam Sơn vơi quy mô ước tính là 276 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản cụ thể trong năm tới có thể có xu hướng như sau:

Tỉ trọng TSNH/Tổng TS và TSDH/Tổng TS sẽ vẫn tương đối đồng đều, tuy nhiên so với mức trung bình ngành Thực phẩm 2011 là 49% thì tỉ trọng TSNH trên Tổng TS của DN vẫn khá cao, do đó trong năm 2012 tỉ trọng này sẽ giảm để tránh quá cao so với mức chung toàn ngành. Trong TSNH, đặc biệt chú trọng đến 2 khoản mục đáng chú ý năm 2011 là: Tiền và khoản tương đương tiền; các khoản phải thu, HTK. Đối với Tiền và khoản tương đương tiền, như đã phân tích trong năm 2011, tỉ trọng này là khá cao thể hiện những bất lợi nhất định đối với DN, dó đó sang năm 2012, tỉ trọng này cần phải giảm để

DN hạn chế bất lợi, nâng cao lợi nhuận của DN. Đối với khoản mục Các khoản phải thu, năm 2009 và 2010, tỉ trọng này là khá thấp không kích thích tăng doanh thu, song đến năm 2011 tỉ trọng khoản mục này đã tăng vọt đến một con số khá hợp lý, vừa kích thích tăng doanh thu, vừa trong khả năng kiểm soát; do đó đối với khoản mục này thì sang năm 2012 nên duy trì mức hợp lý này. Đối với khoản mục HTK, vì DN là DN sản xuất nên cần duy trì một mức độ hợp lý đối với HTK để tránh lãng phí nguồn lực cũng như thiếu trong sản xuất và trong khâu tiêu thụ. Qua đánh giá, nhận thấy con số trong năm 2011 là khoảng hơn 20% là con số đảm bảo tình hình hoạt động tốt của DN, hơn nữa trong năm 2012 khi Dn có hay không có dự định mở rộng quy mô sản xuất thì nên duy trì tỉ trọng này hoặc cao hơn một chút tùy vào mức tăng lên của quy mô Tổng TS. Về Tài sản dài hạn năm 2012 nên tăng tỉ trọng trên Tổng TS, trong đó nên tăng tỉ trọng của khoản mục TSCĐ hữu hình, một mặt để đáp ứng nhu cầu sản xuất như đầu tư dây chuyền công nghệ mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong tình hình nền kinh tế đang khủng hoảng hướng tới chiếm lĩnh thị trường, một mặt để thay thế những TSCĐ đã sắp đến thời kì thanh lý, cũng như bàn giao cho các công ty con

2.2 Về cơ cấu sử dụng Nguồn vốn:

Một điều khá dễ dàng để nhận thấy là trong cả 3 năm của giai đoạn 2009 – 2011, DN đều duy trì tỉ trọng Nợ phải trả/Tổng NV trong khoảng từ 19% - 25% cho thấy VINAMILK đã và đang theo đuổi chính sách an toàn với hệ số đòn bẩy tài chính luôn ở mức thấp và rủi ro tài chính cũng ở mức thấp, do vậy tính thanh khoản và khả năng thanh toán chưa bao giờ là 1 khó khăn đối với công ty. Vì thế, trong năm 2012 chính sách này vẫn sẽ được áp dụng, công ty cũng sẽ vẫn duy trì một tỉ trọng tương tự trong khoảng trên dưới 20%. Tuy con số này là quá thấp so với mức chung của ngành nhưng trong những năm gần đây tình hình hoạt động kinh doanh của DN là khá tốt và đặc biệt trong năm 2011 đạt mức lợi nhuận khủng thì thiết nghĩ nên duy trì tỉ trọng Nợ phải trả/ Tổng NV như năm 2011 hoặc cao hơn để đảm bảo tình hình nguồn vốn cho các hoạt động.

Hơn nữa, theo xu hướng trong những năm gần đây cùng chính sách vốn an toàn, cơ cấu nguồn vốn của VINAMILK vẫn là 1 cơ cấu vốn an toàn với VCSH làm trụ cột và không phụ thuộc vào vốn vay.

- Đối với Vốn CSH

• Trong năm tới, 3 nhà máy mới của VINAMILK sẽ đi vào hoạt động ( bao gồm nhà máy sữa Đà Nẵng, nhà máy sữa Việt Nam tại Bình Dương, và nhà máy Dielac 2 ) công suất sẽ tăng mạnh, đồng thơi với kỳ vọng giá bán bình quân

tăng 5-7% . LN của công ty sẽ tiếp tục tăng lên. Dẫn đến khoản lợi nhuận lưu giữ của công ty sẽ tiếp tục tăng theo chiều hướng như giai đoạn 2009-2011. Làm tỷ trọng lợi nhuận giữ lại tăng so với năm 2011 góp phần làm tăng tỷ trọng của VCSH

• Trong năm 2012, theo kế hoạch đã được đa số các cổ đông đồng ý trong đại hội cổ đông vữa qua thì VINAMILK sẽ mở rộng công suất nhà máy , nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới , củng cố và mở rộng hệ thống phân phối nhằm nâng cao thương hiệu , nỗ lực đầu tư chiều sâu để trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới , đạt doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017. Với kế hoạch này , công ty cần tới 1 lượng vốn tài trợ lớn. Để có vốn cho sản xuất kinh doanh, VINAMILK sẽ tiếp tục phát hành cổ phiếu ra thị trường, và hứa hẹn sẽ thành công, bởi lẽ, với kết quả hoạt động kinh doanh hết sức tốt đẹp như hiện nay, cổ phiếu của VINAMILK là 1 trong những loại cổ phiếu đang có giá trên TTCK . Điều này sẽ làm tỷ trọng Vốn chủ sở hữu đầu tư tăng, đồng thời mang lại khoản thặng dư không nhỏ góp phần nâng cao tầm quan trọng của VCSH trong cơ cấu nguồn vốn

- Đối với Nợ phải trả

• Trong năm 2011, cả vốn vay ngắn và dài hạn của công ty đều bằng 0. Công ty hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, không bị áp lực về chi phí lãi vay trong giai đoạn mức lãi suất tăng cao làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cuối năm 2011 đầu 2012, lãi suất đã có xu hướng giảm, việc sử dụng chi phí vốn vay thấp hơn rất nhiều so với chi phí sử dụng vốn CSH , hơn nữa, công ty đang thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ( theo như phân tích ở phần bảo đảm vốn), do đó, khả năng vay ngắn hạn ngân hàng của công ty là cao, làm tăng tỷ trọng vay ngắn hạn trong cơ cấu vốn

2.3 Về tình hình đảm bảo nguồn vốn:

Theo quan điểm luân chuyển vốn: vì trong năm 2010 và 2011 DN không đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh nên trong năm 2012 doanh nghiệp nên cải thiện tình hình này để hoạt động kinh doanh được liên tục và phát huy tốt nhất mọi nguồn lực. DN nên huy động thêm vốn đầu tư bằng 2 nguồn: một là huy động thêm vốn chủ sở hữu, hai là huy động thêm vốn vay. Đối với nguồn VCSH, năm 2012 cũng sẽ tăng do lợi nhuận giữ lại năm 2011 là khá ấn tượng nhưng cũng không thể đáp

tư sẽ vô cùng thận trọng trong việc lựa chọn đầu tư vì rủi ro là rất cao. Do vậy, DN nên huy động từ nguồn vốn vay, tuy nhiên cuối năm 2011 DN không vay bất cứ một khoản nào, kể cả ngắn hạn và dài hạn, cho nên thiết nghĩ sang năm 2012, nếu DN huy động vốn vay thì sẽ huy động từ nguồn vốn vay ngắn hạn bởi DN luôn theo đuổi chính sách an toàn, sử dụng VCSH chứ không sử dụng Nợ, trong khi tạm thời chưa huy động được VCSH thì huy động tạm vốn vay ngắn hạn, hơn nữa khả năng thanh toán của DN cũng rất tốt (như đã khẳng định ở trên)

Theo quan điểm tính ổn định của nguồn tài trợ thì DN luôn theo đuổi chính sách an toàn: Vinamilk không chỉ sử dụng vốn thường xuyên để tài trợ tài sản dài hạn mà còn đang sử dụng một lượng lớn vốn thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy cân bằng tài chính của Vinamilk là cân bằng tốt và đang ở điểm rất an toàn và bền vững thể hiện khả năng thanh toán tốt của doanh nghiệp tạo được tin tưởng cho nhà đầu tư. Vì vậy trong năm 2012, DN nên duy trì chính sách này.

Một phần của tài liệu công ty Vinamilk (Trang 39 - 43)