Vốnthừa / thiếu

Một phần của tài liệu công ty Vinamilk (Trang 35 - 39)

1. Sốtiền (879,248,830,222) (1,037,433,723,604) (816,227,044,014) 158,184,893,382 -15.248% (63,021,786,208)

2. Tỷlệ % trêntổngvốnđầutư -7.084% -12.178% -12.587% -41.831%

Nhận xét:

Vinamilk đã không đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh trong năm 2010 và 2011. So với năm 2010 thì năm 2011, Vinamilk đã đi chiếm dụng vốn được ít hơn khi trung bình năm 2010 số vốn chiếm dụng chiếm khoảng hơn 12% tổng

số vốn đầu tư. Năm 2011 con số này khoảng hơn 9%. Cuối năm 2011, công ty đã thiếu 879,248,830,222 đồng, tương đương thiếu 7.084% tổng vốn đầu tư. Điều này phản ánh nhu cầu tài sản kinh doanh của doanh nghiệp vượt quá số vốn hiện có, công ty đang đi chiếm dụng vốn. Tình hình thiếu vốn này tuy nghiêm trọng nhưng cũng đã được cải thiện đáng kể hơn so với đầu năm khi công ty thiếu tới 1,037,433,723,604 đồng hay 12.178% tổng vốn đầu tư. Đạt được hiệu quả này do nỗ lực huy động vốn của công ty trong năm làm tổng vốn đầu tư từ 8,518,916,287,870 đồng lên 12,412,148,182,440 đồng tương đương với một tốc độ ấn tượng là 45.701%, nhanh hơn so với tốc độ tăng nhu cầu tài sản kinh doanh (39.084%).

- Nhu cầu tài sản kinh doanh tăng là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển, mở rộng của công ty. Tốc độ tăng khoảng từ 40-50% của các khoản mục hàng tồn kho và TSCĐ cho thấy sự đầu tư mở rộng cũng như sự gia tăng nhu cầu tài sản kinh doanh trong năm.Tài sản hoạt động của công ty tăng nhanh (cụ thể là tài sản ngắn hạn) có nguyên nhân lớn nhất là do sự tăng đột biến của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền với tốc độ tuyệt đối là 2,866,592,694,770 đồng và tốc độ tương đối đặc biệt cao là 1220,641%. Điều này cũng tiềm ẩn áp lực rất lớn về nguy cơ ứ đọng vốn.

- Tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư đạt được nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản kinh doanh là do sự tăng trưởng của VCSH. VCSH đã tăng 4,461,191,894,570 đồng (hay 56.109%). Khi xem xét bảng cân đối kế toán của công ty tại ngày 31/12/2011, có thể thấy rằng để đạt được tốc độ tăng như vậy, công ty đã áp dụng đồng loạt các chính sách như huy động thêm vốn, giữ lại lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư

4.2. Theo tính ổn định của nguồn tài trợ

Tình hình đảm bảo vốn của Vinamilk thực tế như sau:

Biểu đồ giá trị tài sản và nguồn vốn của Vinamilk năm 2010 và 2011

Năm 2011 Năm 2010

Qua số liệu tổng quát về phân tích tình hình bảo đảm vốn theo độ ổn định của nguồn tài trợ, có thể nhận ra Vinamilk không chỉ sử dụng vốn thường xuyên để tài trợ tài sản dài hạn mà còn đang sử dụng một lượng lớn vốn thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Chính sách này được thực hiện cả trong năm 2011 và 2010. Tại cuối năm 2011, thì có tới 40.384% vốn thường xuyên đang tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tại đầu năm 2011 thì con số này chỉ là 21.871% (như vậy trong năm 2011, nó đã tăng gần gấp đôi). Điều này cho thấy cân bằng tài chính của Vinamilk là cân bằng tốt và đang ở điểm rất an toàn và bền vững thể hiện khả năng thanh toán tốt của doanh nghiệp tạo được tin tưởng cho nhà đầu tư. Tuy vậy, chính sách huy động và sử dụng vốn này lại có chi phí cao và kém linh hoạt. Để có nhận xét chính xác về tình hình bảo đảm vốn của Vinamilk ta xem xét kết hơp với các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch Số lượng Tỷ lệ Vốn hoạt động thuần Tỷ lệ vay NH/ Tổng TSNH Tỷ lệ TSCĐ/Vốn CSH 6,285,567,232,409 0.323 0.368 3,160,751,339,725 0.455 0.385 3,124,815,892,684 (0.133) (0.016) 98.863 (29.167) (4.245)

Cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 thì vốn hoạt động thuần tăng gần gấp đôi (98.863%) thể hiện mức độ an toàn của doanh nghiệp ngày càng cao và khả năng thanh toán tốt.Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn ngày càng tăng chứng tỏ tài sản ngắn hạn ngày càng ít được tài trợ bởi vốn ngắn hạn. Tỷ lệ TSCĐ trên tổng vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu và chứng tỏ một số nguồn vốn thường xuyên đang được đầu tư cho các loại tài sản dài hạn khác.

Kiến nghị: doanh nghiệp nên huyđộng thêm vốn vay nợ một cách hợp lí để đảm bảo nhu cầu tài sản kinh doanh và làmgiảm chi phí sử dụng vốn, làm linh hoạt đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu công ty Vinamilk (Trang 35 - 39)