MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 37 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC

loại trừ giáo dục mầm non công lập mà đây được coi như sự phát triển bổ sung cho hệ thống giáo dục.

1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Trong quá trình phát triển các dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập, tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất kém, nhiều trường quá cũ không đáp ứng được yêu cầu chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, số khác thiếu sân chơi. Trường có nhiều điểm lẻ (nhà dân cải tạo thành lớp học) nhưng vẫn phải sử dụng, do nhu cầu gửi trẻ quá lớn. TP Hồ Chí Minh đã thực hiện một số biện pháp để giải quyết khó khăn trên như:

Thứ nhất, TP Hồ Chí Minh thực hiện mạnh mẽ chính sách xã hội hóa GDMN đã tạo thêm cơ hội cho nhiều trẻ em được đến trường.

Thứ hai, việc phân cấp quản lý trường ngoài công lập về từng quận, huyện giúp cho việc giám sát thực tế chặt chẽ hơn.

Thứ ba, ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh một mặt tiến hành bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, đồng thời xin UBND Thành phố cho phép tăng tiêu chuẩn định biên.

nâng cao trình độ… Các hình thức tổ chức đào tạo tại cơ sở theo hình thức kèm cặp cũng được áp dụng.

1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Thứ nhất, Hà Nội tập trung phát triển giáo dục mầm non theo hướng huy động tối đa các nguồn lực của xã hội để đáp ứng được nhu cầu dịch vụ giáo dục mầm non ngày càng tăng trên địa bàn thành phố, trong đó có sự đóng góp đáng kể của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Thứ hai, Ngành giáo dục TP Hà Nội đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mần non trong đó bao gồm cả công lập và dân lập. Đây là cơ sở quan trọng để ngành định hướng công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non với khu vực ngoài công lập.

Thứ ba, Thành phố đã hỗ trợ ngân sách cho các cơ sở MNNCL để phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục mầm non, cung cấp điện nước và một số cơ sở vật chất cho dạy học của các trường mới.

Thứ tư, Ngành giáo dục Hà Nội có kế hoạch tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; Tổ chức phối hợp trao đổi giáo viên giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Thứ năm, ngành giáo dục chủ động định hướng các cơ sở GDMNNCL có điều kiện có thể cung cấp bổ sung các dịch vụ giáo dục chất lượng cao trên cơ sở các tiêu chuẩn được ngành ban hành.

1.5.3. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Công tác xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa GDMN của TP Đà Nẵng nói riêng cũng đang được đẩy mạnh và đã đạt những thành công nhất định. Trong những năm qua, quá trình xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Đà Nẵng đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

Thứ nhất, Giai đoạn 1997-2006, thành phố đã đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường học hơn 297 tỉ đồng; đã bố trí hơn 450.000m2

để xây mới, mở rộng các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, các trường học ngoài công lập đã đầu tư 355 tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật.

Thứ hai, Ngành Giáo dục và đào tạo Thành phố cũng đã huy động được gần 40 tỷ đồng/năm từ các nguồn thu cho phép (học phí, tiền xây dựng trường, Quỹ Hội cha mẹ học sinh) để đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục... Bên cạnh đó, việc thực hiện có kết quả Đề án quy hoạch bậc học mầm non đến năm 2010 của Thành phố đã từng bước đáp ứng yêu cầu đồng bộ hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất trường lớp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, 100% xã/phường đều có trường mầm non hoặc mẫu giáo (trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia) với đủ các loại hình: công lập, bán công, dân lập, tư thục.

Thứ ba, Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cũng không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình triển khai công tác này còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Để đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa giáo dục mầm non, ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố cần sử dụng một cách đồng bộ các giải pháp khác nhau, song trước hết phải phát huy được tác dụng của nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng. Giải pháp này sẽ giúp tăng cường vai trò chủ động, nòng cốt của ngành giáo dục và nhà trường mầm non trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ĐĂKLĂK

2.1. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG Đ N DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP CỦA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)