Tình hình về nguồn lực của các cơ sở giáo dục mầm non ngoà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3.Tình hình về nguồn lực của các cơ sở giáo dục mầm non ngoà

ngoài công lập

a. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý

Cùng với sự phát triển quy mô, mạng lưới GDMNNCL, đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở dịch vụ không những tăng lên về số lượng mà còn tăng lên về chất lượng. Về số lượng giáo viên và các bộ quản lý trong các cơ sở cung cấp dịch vụ GDMNNCL:

Bảng 2.11. Số liệu về đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên

Chỉ tiêu Trong trường MN Tư Thục Trong trường MN Dân Lập Trong nhóm, lớp độc lập tư thục Tổng cộng Tỷ lệ (%) Cán bộ quản lý 33 4 143 180

Trong đó: + Đạt chuẩn trở lên 33 4 116 153 85

Trong đó trên chuẩn 17 2 13 32 20,9

Giáo viên 310 17 459 786

Trong đó: + Đạt chuẩn trở lên 303 17 368 688 87,5

Trong đó trên chuẩn 111 5 61 177 25,7

Nhân viên 159 13 202 374

Trong đó: + Đạt chuẩn trở lên 19 13 12 44 11,7

Khác 140 0 190 330

Tổng số CBQL, GV, NV 502 34 804 1.340

Tổng số cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên ngoài công lập của tỉnh có 1.340 người. Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 180 người, đạt trình độ chuẩn trở lên 153 người, tỷ lệ 85%, trong đó trên chuẩn 32 người, chiếm tỷ lệ 20,9 %.

+ Giáo viên: 786 người. Đạt trình độ chuẩn trở lên 688 người, tỷ lệ 87,5%, trong đó trên chuẩn: 177 người, tỷ lệ: 25,7%.

+ Nhân viên: 374 người, trong đó đạt chuẩn 44 người, tỷ lệ 11,7%. Vào đầu mỗi năm học, Sở GD-ĐT thường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn với thành phần tham dự là cán bộ phụ trách GDMN các phòng giáo dục, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trọng điểm, giáo viên cốt cán của các trường mầm non. Trên cơ sở đó phòng giáo dục và đào tạo các huyện tổ chức triển khai cho tất cả cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên các trường từ công lập đến tư thục đều tham gia học tập.

Đội ngũ giáo viên luôn có ý thức phấn đấu tự học, tự rèn nâng cao trình độ đào tạo, trao dồi đạo đức tác phong nhà giáo và kỹ năng sư phạm. Tham gia sôi nổi các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN và chuẩn hiệu trưởng theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.

Trong thời gian qua, nhiều trường mầm non tư thục đã có sự quan tâm đến đời sống sinh hoạt của giáo viên nên hỗ trợ tiền học phí và thời gian để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các giáo viên được nghỉ các chế độ thai sản, thời gian hè, thưởng lương tháng 13… Năm học 2013 – 2014 đội ngũ giáo viên có sự tăng nhanh từ 662 (năm 2011 – 2012) lên 687 (năm 2012 – 2013) và 786 giáo viên (năm 2013 – 2014) chiếm 18,49% trong tổng số giáo viên mầm non trên toàn tỉnh. Bên cạnh đó, rất nhiều giáo viên mầm non trẻ tốt nghiệp đại học tham gia vào đội ngũ đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, Số lượng và cơ cấu

giáo viên mần non ngoài công lập so với tổng giáo viên trên toàn tỉnh đang chiếm một tỷ lệ rất thấp. Điều này là tất yếu vì số trường mầm non ngoài công lập chưa thực sự phát triển mạnh, chưa được quan tâm đúng mức từ phía chính quyền địa phương trong quá trình đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Số lượng và cơ cấu giáo viên ngoài công lập được thể hiện qua bảng 2.12 sau:

Bảng 2.12: Số lượng và cơ cấu giáo viên ngoài công lập tỉnh ĐăkLăk

Chỉ tiêu 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014

Tổng số giáo viên (Người) 3.106 3.297 3.868 4.085 4.250

Công lập 2.540 2.758 3.206 3.407 3.526

Ngoài công lập 566 539 662 678 786

%GV NCL/Tổng GV 18,22 16,35 17,11 16,6 18,49 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê năm 2013

b. Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tại các trường MNNCL trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tương đối đảm bảo theo quy định, có nhiều trường có CSVC khang trang như trường mầm non tư thục Họa Mi, trường mầm non Quốc Tế, Hoa Cúc (TP Buôn Ma Thuột), Mai Lan (Krông Ana), trường mầm non Hoa Sen…

Bên cạnh những trường và những lớp được cấp phép hoạt động có cơ sở vật chất tốt thì một số cơ sở vật chất các nhóm độc lập, tư thục hầu hết chưa đảm bảo theo yêu cầu, trong tổng số phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ thì loại phòng bán kiên cố chiếm hơn một nữa 259 phòng (Tổng số: 478 phòng); Phòng dành cho khu vực học tập còn thiếu nhiều, trong 28 trường MN mới chỉ có 12 phòng, trong đó có 3 phòng bán kiên cố, diện tích phòng chật hẹp, không đủ ánh sáng; có 6 phòng y tế, bán kiên cố 2 và phòng tạm 1. Các trang thiết bị và nguồn nước sạch thiếu thốn. Nhiều cơ sở xây tạm bợ, vệ sinh chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định.

Bảng 2.13. Tình hình cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ giáo dục của các cơ sở MNNCL (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Đơn vị

Tƣ thục Dân lập TS Chia ra TS Chia ra Kiên cố Bán kiên cố Tạm Kiên cố Bán kiên cố Tạm TS XD mới TS XD mới TS XD mới TS XD mới

a. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục

trẻ (phòng học) phòng 464 219 12 239 13 6 14 0 0 14 0 0 Chia ra: - Nhà trẻ " 105 44 5 61 5 0 2 0 0 2 0 0 - Mẫu giáo " 359 175 7 178 8 6 12 0 0 12 0 0 b. Phòng phục vụ học tập " 11 9 0 2 0 0 1 0 0 1 0 0 - Phòng giáo dục thể chất " 4 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng

đa chức năng " 7 5 0 2 0 0 1 0 1 0 0

c. Nhà bếp Trường 38 18 0 20 0 0 2 0 2 0 0

d. Phòng khác Phòng

- Phòng Y tế " 5 3 0 2 0 0 1 0 0 0 1

- Khu vệ sinh dành cho giáo viên Nhà 92 48 2 36 0 8 3 0 3 0 0 đ. Phòng học nhờ Phòng 19 0 0 4 0 15 0 0 0 0 0 0

2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Trong những năm qua, ngành Giáo dục - Đào tạo của Đắk Lắk đã góp phần đắc lực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với sự phát triển của tỉnh, GDMN nói chung và GDMNNCL nói riêng đã có bước phát triển mạnh đáp ứng cơ bản nhu cầu nuôi dưỡng của người dân. Các dịch vụ ngày càng đa dạng, đội ngũ từng bước được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, các cơ sở GDMNNCL bắt đầu có ý thức trong việc đầu tư CSVC, trang thiết bị giảng dạy đang từng bước được hoàn thiện đặc biệt là ở các trường lớn như MN Quốc Tế, MN Hoa Cúc hay MN Hoa Sen đang được đầu tư xây dụng,...

GDMNNCL đã góp phần vào việc đạt và vượt được nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phát triển giáo dục mầm non của tỉnh đề ra như: Mở rộng quy mô giáo dục, huy động trẻ đi mẫu giáo và học sinh đi học đúng độ tuổi tăng qua các năm học.

Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từng bước được nâng cao: Số trẻ trẻ ăn bán trú tại trường tăng 14.846 trẻ, tỷ lệ 97,77% và số trẻ học 2 buổi/ngày tăng 14.930 trẻ, tỷ lệ 98,32%.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Duy trì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở 2 thể thấp còi và cân nặng dưới 10%. Quan tâm đến trẻ khuyết tật, vận động các bậc phụ huynh đóng góp gây quỹ để giúp đỡ trẻ khuyết tật có điều kiện hòa nhập vào cuộc sống (11 trẻ). Trẻ dân tộc thiểu số ra lớp năm học 2012 – 2013 là 2.103 trẻ.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hệ thống phát triển các cơ sở GDMNNCL còn gặp phải một số khó khăn như sau:

- Số lượng các dịch vụ tăng thêm còn ít, các cơ sở giáo dục MNNCL mới chủ yếu cung cấp các dịch vụ theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

- Chất lượng dịch vụ ở các cơ sở GDMNNCL không đồng đều. Chất lượng chăm sóc giáo dục một số nhóm, lớp độc lập chưa cao, vẫn còn tình trạng cắt xén chương trình hoạt động tổ chức trong ngày của trẻ. Điều này sẽ tạo ra khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học đối với một số điểm tư thục chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định như: Diện tích sử dụng không đảm bảo cho trẻ sinh hoạt, phòng học thiếu ánh sáng, phòng vệ sinh chưa đáp ứng phù hợp số lượng trẻ, thiếu trang thiết bị dạy học trong và đồ chơi bên ngoài lớp, các phòng chức năng phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của trẻ còn hạn chế. Cơ sở vật chất và trường lớp MNNCL ở các khu công nghiệp, vùng dân tộc và vùng khó khăn còn ít, ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ đến trường. Vẫn còn phòng học tạm, phòng học nhờ mượn và lớp học ghép các độ tuổi khác nhau tại các thôn, buôn.

- Mạng lưới giáo dục MNNCL phân bổ không đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt giáo dục MNNCL chưa phát triển mạnh ở các vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn hay các khu công nghiệp.

- Định mức giáo viên trên lớp mới chỉ đạt 1,6GV/Lớp.

- Các chế độ chính sách đối với người lao động tại các cơ sở chưa được các chủ trường quan tâm, đặc biêt chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ, thai sản. Một số trường hợp chủ trường chỉ hợp đồng làm việc tạm thời từ 2-3 tháng với người trông trẻ, nếu số trẻ giảm sẽ cho nghỉ việc. Từ những nguyên nhân trên nên giáo viên, nhân viên không yên tâm, thiếu gắn bó với cơ sở lâu dài và không có động lực thúc đẩy học tập, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ. Từ

đó, dẫn đến tình trạng số lượng giáo viên, nhân viên không ổn định, hạn chế về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Một số cơ sở (nhóm, lớp lẻ) hoạt động chưa có giấy phép (Số nhóm trẻ độc lập tư thục chưa cấp phép 122): người giữ trẻ lớn tuổi, không có bằng cấp nghiệp vụ, cơ sở không có nhân viên phục vụ chỉ tổ chức cho trẻ ăn ngủ, trông trẻ an toàn là chính, bỏ qua các hoạt động giáo dục theo chương trình hiện hành.

- Một số lớp mẫu giáo độc lập tư thục (9 lớp) của các cơ sở chưa được cấp phép do chưa đủ điều kiện nhưng không chủ động trong việc hoàn tất hồ sơ cấp phép và vẫn hoạt động.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại

- Điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển mạng lưới giáo dục MNNCL. Các trường MNNCL chủ yếu tập trung ở thành phố Buôn Ma Thuột (15 trường) và một số huyện có điều kiện kinh tế phát triển như: Cư M’Gar, Cư Kuin…

- Nguồn vốn đầu tư của các trường MNNCL còn khan hiếm, do đó cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chưa thể đáp ứng theo tiêu chuẩn của Điều lệ trường MN đã quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quỹ đất dành cho giáo dục MNNCL trong quy hoạch phát triển giáo dục của UBND tỉnh còn gặp nhiều bất cập, chủ yếu trường được xây dựng từ diện tích đất ở của gia đình hoặc của chủ đầu tư.

- Chính sách vĩ mô thiếu sự ổn định cần thiết, UBND tỉnh cũng chưa quyết liệt trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Chính sách khuyến khích không đảm bảo gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư.

- Sự đồng thuận của xã hội không cao nên việc huy động nguồn vốn của cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mần non còn thấp.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK ĐẾN

NĂM 2020

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN KLĂK

3.1.1. Định hƣớng

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để cả hệ thống chính trị và nhân dân nhận thức đầy đủ sâu sắc về vị trí và vai trò của giáo dục, hiểu rõ được mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục của từng cấp học. Để từ đó đầu tư công sức và nguồn lực cho giáo dục.

Phát triển giáo dục mầm non theo chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường, lớp. Ưu tiên đầu tư cho các xã, thôn, buôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở tất cả các ngành học, bậc học. Huy động sự đóng góp của nhân dân từ nhiều nguồn để chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục và nâng cao dân trí.

Tăng tỷ lệ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục mầm non. Cải tiến việc phân bổ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục mầm non theo hướng tính định mức số trẻ em trong độ tuổi mầm non trên địa bàn; bảo đảm tỷ lệ chi cho hoạt động dạy và học, chi khác đạt tỷ lệ 20% trên ngân sách chi cho Giáo dục mầm non.

Tiếp tục củng cố, quy hoạch các trường mầm non, xác định quy mô lâu dài phù hợp với từng địa phương. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Bảo đảm mỗi

thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số có một lớp học mầm non để tất cả trẻ em được học chương trình mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1.

Chuẩn hóa, đồng bộ theo hướng hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ, tạo điều kiện để trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách.

Tăng cường về quản lý, chỉ đạo chuyên môn để đảm bảo sự phát triển đúng hướng, tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho các trường. Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục.

Bảo đảm chế độ, chính sách cho giáo viên theo qui định: Giáo viên mầm non ngoài công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền lương, mức hỗ trợ cụ thể giao cho ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo và thống nhất với Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Thực hiện tuyển dụng giáo viên mầm non dạy tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, các xã thôn, buôn vùng III. Thực hiện chính sách cử tuyển đào tạo hàng năm 40 học sinh trở lên là người dân tộc thiểu số tại chỗ, đảm bảo đủ giáo viên dạy mẫu giáo 5 tuổi.

3.1.2. Mục tiêu

- Về nuôi dưỡng và chăm sóc:

+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN giảm ở mức dưới 7% năm 2015; đến năm 2015 có 95% số trẻ 5 tuổi đạt chuẩn phát triển.

+ 100% trẻ đến trường được cân đo, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng.

+ 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ, được tiêm chủng phòng bệnh theo quy định và được phòng bệnh theo mùa, đảm bảo an toàn về sức khỏe cho trẻ.

+ Nâng tỷ lệ trẻ được ăn tại trường: tuổi nhà trẻ đạt 95%, trẻ mẫu giáo đạt 85% số trẻ đến trường.

+ Khẩu phần ăn của trẻ đảm bảo 100% theo yêu cầu tối thiểu cho từng độ tuổi.

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các trường MN: 100% trường có hợp đồng mua bán thực phẩm sạch; 100% trường được y tế công nhận trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 62)