Bài 1: Lấy 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 đem hoà vào HNO3 loãng dư nhận được 1,344 lít khí NO và dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Vậy m có giá trị là
A. 49,09 g B. 34,36 g C. 35,50 g D. 38,72 g
Bài 2: Một loại oxit sắt dùng để luyện gang. Nếu khử oxit sắt này bằng CO ở nhiệt độ cao ta thu được 0,84 g sắt và 0,448 lít khí CO2. Công thức oxit là
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. FeO4
Bài 3: Cho khí CO đi qua 10 gam Fe2O3 đốt nóng ta thu được m gam hỗn hợp rắn X (gồm 3 oxit). Đem hỗn hợp X hoà trong HNO3 đặc nóng dư thì nhận được 8,96 lít khí NO2 (đktc). Vậy m có giá trị là
A. 8,4 g B. 7,2 g C. 6,8 g D. 5,6 g
Bài 4: Hoà tan 10,8 g oxit sắt cần dùng 300 ml HCl 1M. Vậy công thức oxit sắt là
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. FeO4
Bài 5: Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 đốtnóng ta thu được 6,96 gam hỗn hợp X (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp X đem hoà vào HNO3 dư thì nhận được 2,24 lít khí Y gồm NO và NO2, tỷ khối của khí Y đối với H2 bằng 21,8. Vậy m có giá trị là
A. 10,2 gam B. 9,60 gam C. 8,00 gam D. 7,73 gam
Bài 6: Hoà tan m (g) hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau vào dung dịch HNO3 thu được 2,688 lít NO. Giá trị m là
A. 70,82g B. 83,52g C.62,64g D. 44,76g
Bài 7: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe đem hoà vào 500 ml dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 chưa biết nồng độ. Sau khi phản ứng kết thúc nhận được 20 g chất rắn Z và dung dịch E. Cho NaOH dư vào dung dịch E, lọc kết tủa nung ngoài không khí thu được 8,4 gam hỗn hợp 2oxit. Vậy nồng độ mol/l AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là
A. 0,12M và 0,36M B. 0,24M và 0,5M
C. 0,12M và 0,3 M D. 0,24M và 0,6M
Bài 8: Cho miếng sắt nặng m gam vào dung dịch HNO3, sau phản ứng thấy có 6,72 lít khí NO2 (đktc) thoát ra và còn lại 2,4 gam chất rắn không tan. Giá trị m là
A. 8,0 g B. 5,6 g C. 10,8 g D. 8,4 g
Bài 9: Lấy m gam sắt để ngoài không khí thu được hỗn hợp rắn X (gồm 4 chất rắn) có khối lượng 12 gam. Đem hỗn hợp rắn đem hoà tan hoàn toàn trong HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO (đktc). Vậy m có giá trị là
A. 8,96 g B. 9,82 g C. 10,08 g D. 11,2 g
Bài 10: Lấy m gam Fe2O3 đem đốt nóng cho CO đi qua ta nhận được 13,92 gam hỗn hợp rắn X (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp rắn X đem hoà vào HNO3 đặc nóng dư nhận được 5,284 lít khí NO2 (đktc). Vậy m có giá trị là
A. 15,2 g B. 16,0 g C. 16,8 g D. 17,4 g
Bài 11: Cho khí CO đi qua ống chứa Fe2O3 đốt nóng; sau thí nghiệm ta nhận được chất rắn trong ống có khối lượng m gam. Đem chất rắn này hoà trong HNO3 đặc dư thì nhận được 2,192 lít khí NO2
(đktc) và 24,2 gam một loại muối sắt duy nhất. Vậy m có giá trị là
A. 8,36g B. 5,68g C. 7,24g D. 6,96g