MỘT SÔ BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Một phần của tài liệu trắc nghiệm vô cơ - ôn thi đại học (Trang 49 - 50)

Bài 1. Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2(CO3)3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là

A. 16,33 gam B. 14,33 gam C. 9,265 gam D. 12,65 gam

Bài 2. Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là

A. 0,64 gam B. 1,28 gam C. 1,92 gam D. 2,56 gam

Bài 3. Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B (đều có hoá trị II) vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl– có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. m có giá trị là

A. 6,36 gam B. 63,6 gam C. 9,12 gam D. 91,2 gam

Bài 4. Một bình cầu dung tích 448 ml được nạp đầy oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân. Khối lượng trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,03 gam. Biết các thể tích nạp đều ở đktc. Thành phần % về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là

A. 9,375 % B. 10,375 % C. 8,375 % D.11,375 %

Bài 5. Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M’CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 1,12 lít B. 1,68 lít C. 2,24 lít D. 3,36 lít

Bài 6. Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg B. Fe C. Ca D. Al

Bài 7. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y bằng dung dịch HCl ta thu được 12,71gam muối khan. Thể tích khí H2 thu được (đktc) là

A. 0,224 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 0,448 lít

Bài 8. Cho hoà tan hoàn toàn a gam Fe3O4 trong dung dịch HCl, thu được dung dịch D, cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa để ngoài không khí đến khối lượng không đổi nữa, thấy khối lượng kết tủa tăng lên 3,4 gam. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn. Giá trị của a, b lần lượt là

A. 46,4 và 48 gam B. 48,4 và 46 gam

C. 64,4 và 76,2 gam D. 76,2 và 64,4 gam

Bài 9. Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 ml dung dịch CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit.

a. Khối lượng Mg và Fe trong A lần lượt là

A. 4,8 và 3,2 gam B. 3,6 và 4,4 gam C. 2,4 và 5,6 gam D. 1,2 và 6,8 gam b. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là

A. 0,25 M B. 0,75 M C. 0,5 M D. 0,125 M

c. Thể tích NO2 thoát ra khi hoà tan B trong dung dịch HNO3 dư là

A. 8,96 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít

Bài 10. Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là

A. 3,81 gam B. 4,81 gam C. 5,21 gam D. 4,86 gam

PP 3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÁC GIÁ TRỊ TRUNG BÌNHI. Nội dung I. Nội dung

– Dùng khối lượng mol trung bình M là khối lượng của 1 mol hỗn hợp. hh 1 1 2 2 1 1 2 2 hh 1 2 m n .M n .M n .%V n .%V M n n n 100 + + = = = + với M1 < M < M2

– Giá trị trung bình dùng để biện luận tìm ra nguyên tử khối hoặc phân tử khối hay số nguyên tử trong phân tử hợp chất.

Một phần của tài liệu trắc nghiệm vô cơ - ôn thi đại học (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w