Nghĩa vụ nhân văn của APPLE

Một phần của tài liệu Báo cáo trách nhiệm xã hội, lý thuyết và thực tiễn tại tập đoàn apple (Trang 37 - 42)

- Điều kiện lao động khắc nghiệt

9.Nghĩa vụ nhân văn của APPLE

Nghĩa vụ nhân văn trong trách nhiệm xã hội của tổ chức có liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Những đóng góp của tổ chức có thể trên 4 phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động.

4.1 Hoạt động từ thiện :

Trước đây có một thông tin cho rằng cựu CEO của Apple- Steve Jobs chưa từng tham gia ủng hộ một quĩ từ thiện nào, ông không quan tâm đến từ thiện. Tuy nhiên từ khi CEO mới của Apple là Tim Cook lên kế thừa, ông đã có những quan điểm hoàn toàn khác với Steve Jobs.

Hoạt động đầu tiên của “lãnh tụ” mới Apple là gửi thư cho toàn bộ nhân viên tham gia hoạt động từ thiện. Trang MacRumors đã đăng tải đoạn e-mail bị lọt ra ngoài của Tim Cook cho thấy chính sách mới của Apple:

“Bắt đầu từ ngày 15/9/2011, khi bạn trao tiền cho một tổ chức từ thiện thì công ty sẽ tặng bạn một món quà có thể lên đến 10.000 USD hằng năm. Chương trình này sẽ áp dụng cho các nhân viên chính thức tại Mỹ đầu tiên, và sau đó sẽ mở rộng sang các văn phòng khác trên thế giới”.

Hoạt động tiếp theo của Tim Cook được thực hiện vào tháng 2/ 2012: Theo trang tin Verge, Cook đã tặng 100 triệu USD để làm từ thiện trong một cuộc họp nội bộ nhân dịp mừng thành công của Apple trong quý 4. Số tiền này sẽ được trao cụ thể như sau: 50 triệu USD sẽ được tặng cho bệnh viện Stanford, trong đó 25 triệu USD dành để xây mới tòa nhà chính của bệnh viện và 25 triệu USD được dành cho các trẻ em của bệnh viện. 50 triệu USD còn lại sẽ được tặng cho Product RED, một tổ chức từ thiện chống lại các căn bệnh thế kỷ như AIDS, lao và sốt rét.

Như vậy có thể nói là Tim Cook đã làm thay đổi hình ảnh Apple trên báo chí. Mang lại một hình ảnh Apple mới – thân thiện hơn với cộng đồng, điều mà trước đây Steve Jobs chưa làm được.

4.2 Nâng cao chất lượng cuộc sống:

Apple sẽ nói không với chất hóa học halogen trong các sản phẩm của họ trong tương lai.

Theo báo cáo mới nhất tại The London Evening Standard, Volex - công ty sản xuất cáp cho các sản phẩm của Apple như iPod, iPhone, iPad, Mac sẽ loại bỏ chất hóa học halogen ra khỏi qui trình sản xuất. Volex đã phải chi ra 6 triệu đô la Mỹ để thay thế toàn bộ dây chuyền sản xuất của mình với mục đích tạo ra những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và hơn cả là nói không với halogen.

-> thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội.

Đây được cho là yêu cầu mới nhất với các nhà cung cấp linh kiện cho Apple, việc loại bỏ halogen được cho là sẽ giúp ngăn chặn loại hoá chất độc hại này rò rỉ ra bên ngoài, xuống môi trường nước, không khí xung quanh nếu chẳng may cục sạc bị cháy hoặc tiêu hủy không đúng cách.

Như vậy có thể nói Apple rất quan tâm tới môi trường, sức khỏe cho cộng đồng và sức khỏe cho người sử dụng các dòng sản phẩm của Apple. Con người vẫn được sử dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại mà không phải lo lắng sẽ bị ảnh hưởng của các chất hóa học độc hại tới sức khỏe của mình.-> quan tâm tới người tiêu dùng chứ ko phải công nhân lắp ráp???

4.3 Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên:

Apple luôn coi đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý Nguồn nhân lực và là một hình thức đầu tư chiến lược.

Các khóa đào tạo của Apple bao gồm cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài. Thông qua việc đào tạo, nhân viên sẽ được nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cùng các kỹ năng khác. Đồng thời, qua quá

trình đào tạo, nhân viên cũng xác định được mục tiêu phát triển của bản thân phù hợp với mục tiêu phát triển của chung của công ty và trung tâm.

Các khóa đào tạo của Apple được thiết kế một cách hiệu quả dựa trên yêu cầu thực tiễn hoạt động của Apple nhằm đảm bảo việc cán bộ giáo viên có thể áp dụng được tối đa những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo vào trong công việc. Từ đó, làm tăng niềm tin và động lực làm việc cho họ, thúc đẩy cán bộ giáo viên không ngừng phát triển và tạo ra cơ hội thăng tiến cho bản thân.

Các khóa đào tạo của Apple bao gồm:

- Các khóa đào tạo về kỹ năng nâng cao: Kỹ năng truyền đạt, thuyết trình; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng giải quyết vấn đề...

- Các khóa đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn: Chuyên đề đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin,

Sau khi tham gia các khóa đào tạo, tất cả nhân viên Apple sẽ được đánh giá, xếp hạng để có thể phát triển và thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai;

Như vậy có thể nói Apple rất quan tâm tới nâng cao năng lực cho nhân viên.

4.4 Phát triển nhân cách cho người lao động:

"Apple không nói về Apple. Apple nói về sản phẩm Apple. Nó giống như một văn phòng không cửa sổ với một CEO có nắm đấm thép. Nhân viên không đưa ra các câu hỏi và họ để lại cái tôi nơi cửa ra vào. Chỉ duy nhất một người được phép thể hiện cái tôi nơi công cộng. Đó là Steve Jobs", Lashinsky nhận xét trên Telegraph. "Không khí làm việc căng thẳng. Môi trường áp lực cao. Nó không phóng khoáng như ở Google. Nó không phải

nơi hạnh phúc nhưng nhiều người đã trưởng thành và trở nên giàu có trong môi trường đó. Nó giống một cái nồi áp suất và nhiều người lại thích như thế".

Mỗi nhân viên Apple là một mắt xích trong chuỗi zíc zắc và chỉ một người biết cách xâu chuỗi lại với nhau là CEO - vai trò mà Steve Jobs trao lại cho Tim Cook từ cuối năm ngoái.

Những căn phòng không cửa sổ, bị khóa trái là nơi các sản phẩm như iPhone và iPad được thảo luận. Ngay cả lãnh đạo cao cấp cỡ Phó chủ tịch cũng chỉ được mời vào phòng để trình bày về phần họ phụ trách trong thiết kế chung rồi được yêu cầu rời khỏi phòng. Ít ai hình dung toàn bộ sản phẩm trông như thế nào.

Thông tin được giữ kín giữa khoảng 100 người được Steve Jobs tự tay lựa chọn. Đến ngày công bố sản phẩm, nhân viên Apple ngồi theo dõi trên TV và có thể họ cũng sẽ ngạc nhiên như bao người khác dù họ góp phần làm ra nó.

Trách nhiệm giữ bí mật ăn sâu trong mỗi nhân viên. Bất cứ ai bị phát hiện đã tiết lộ một phần sản phẩm, dù là vô tình hay cố ý, cũng sẽ lập tức bị sa thải. "Không chỉ bị đuổi việc, họ còn có nguy cơ gánh hình phạt cao nhất mà các luật sư của Apple có thể đề nghị. Điều đó khiến tôi cảm thấy ngột ngạt. Tôi phải thận trọng trong mọi thứ mình làm. Đôi khi tôi gặp ác mộng. Tuy nhiên, điều đó tạo nên lòng trung thành giữa các nhân viên trong việc bảo vệ sản phẩm", một cựu nhân viên giấu tên chia sẻ với Lashinsky.

Như vậy có thể nói ở một môi trường làm việc đầy áp lực như vậy, các nhân viên của Apple không thể thoải mái tự do sáng tạo và dám đưa ra ý tưởng của mình được. Năng lực của họ đã bị hạn chế, cái “tôi” không được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể hiện, ngay cả sản phẩm do chính họ thiết kế họ cũng không biết hình dáng nó như thế nào. Chính sách “giữ bí mật” của Apple đã làm cho nhiều nhân viên cảm thấy sợ hãi và cân nhắc xem có nên làm việc ở đó nữa hay không. Có thể nói rằng ở một môi trường làm việc như Apple, nhân viên không thể phát triển toàn diện nhất nhân cách của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo trách nhiệm xã hội, lý thuyết và thực tiễn tại tập đoàn apple (Trang 37 - 42)