Kết quả ƣớc lƣợng theo dạng thức đầy đủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của việt nam theo mô hình GRAVITY (Trang 70)

V ỆT NM

3.3.2. Kết quả ƣớc lƣợng theo dạng thức đầy đủ

Bảng 3.2. Ước lượng theo dạng thức đầy đủ

VARIABLES (REM) (REM) (REM) (REM) EX EX EX EX GDP Việt Nam (Yi) 1.195*** 1.244*** 1.241*** 1.233*** (0.0751) (0.0516) (0.0520) (0.0510) GDP nƣớc nhập khẩu (Yj) 0.598*** 0.620*** 0.604*** 0.626*** (0.0672) (0.0648) (0.0659) (0.0640) Dân Số nƣớc nhập khẩu (Nj) 0.0616** 0.0623** 0.0610** 0.0591** (0.0973) (0.0899) (0.0948) (0.0887) Khoảng cách (DIS) -0.920*** -1.001*** -0.945*** -1.028*** (0.154) (0.149) (0.149) (0.147) WTO 0.228*** (0.0583) AFTA -0.267 -0.262 (0.196) (0.194) BTA 1.151*** 1.172*** (0.301) (0.301) Constant -19.73*** -20.10*** -20.34*** -19.33*** (2.463) (1.977) (2.043) (1.956) Observations 686 686 686 686 Number of partner 49 49 49 49

Con số trong dấu ngoặc đơn là giá trị tuyệt đối của thống kê t. Dấu *, ** và *** chỉ hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%.

Trong dạng thức đầy đủ, 3 biến giả FTA đƣợc bổ sung vào mô hình nhằm đánh giá hiệu quả thƣơng mại khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức thƣơng mại thế giới và khu vực. Các biến giả sẽ đƣợc đƣa vào lần lƣợt

để đảm bảo không có sự trùng hợp khi một quốc gia nào đó cùng với Việt Nam vừa là thành viên của WTO và AFTA hay BTA. Đầu tiên biến giả WTO đƣợc đƣa vào mô hình và hệ số ƣớc lƣợng trong trƣờng hợp này là 0.228 ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy việc là thành viên của WTO đã tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Tiếp theo biến giả AFTA đƣợc đƣa vào mô hình tuy nhiên với giá trị (p=0.196>0.1) biến này đƣợc cho là không có ý nghĩa thống kê. Điều này thể hiện việc là thành viên của AFTA không mang lại những tác động rõ ràng đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Trong trƣờng hợp này có thể đƣợc giải thích bởi các quốc gia thành viên của AFTA có nhiều nét tƣơng đồng về đặc trƣng kinh tế, thị trƣờng, nhu cầu tiêu dùng. Nên mặc dầu có nỗ lực, tuy nhiên tác động thúc đẩy thƣơng mại nội bộ khối chƣa cao. Thêm vào đó việc Việt Nam mở rộng thị trƣờng xuất khẩu tới các quốc gia ngoài khối AFTA cũng ảnh hƣởng tới lƣợng hàng hóa xuất khẩu sang khu vực này.

Ở trƣờng hợp thứ 3 với hệ số ƣớc lƣợng khá cao 1.172 ở mức ý nghĩa 1% biến giả VA cho thấy đƣợc việc ký kết Hiệp Định thƣơng mại Việt-Mỹ năm 2002 đã tác động lớn tới giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tác động này cũng đƣợc chứng minh là đúng đắn khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong những năm gần đây luôn chiếm hơn 10% so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Cuối cùng tác giả đƣa cả hai biến giả AFTA và VA vào trong mô hình. Kết quả thu đƣợc khá tƣơng đồng so với những ƣớc lƣợng trƣớc đó. Vì vậy, trong phần ƣớc lƣợng cho từng mặt hàng ở phẩn tiếp theo hai biến này có thể đƣợc sẽ đƣợc đƣa vào cùng một thời điểm.

Ngoài ra, hệ số ƣớc lƣợng của các biến số cơ bản nhƣ GDP, khoảng cách tiếp tục có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa cao khi đƣa các biến giả vào trong mô hình.

3.3.3. ết quả ƣớc lƣợng cho từng nhóm hàng

a. Kết quả ước lượng cho hai nhóm hàng chính

Bảng 3.3 trình bày kết quả ƣớc lƣợng cho hai nhóm hàng chính là: Nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế và nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy tác động cùng chiều của yếu tố GDP Việt Nam và GDP nƣớc nhập khẩu tới kim ngạch xuất khẩu của hai nhóm hàng này.

Bảng 3.3. Ước lượng cho hai nhóm hàng chính (mô hình tác động ngẫu nhiên-REM)

(1) (2)

VARIABLES Hàng thô hoặc mới sơ chế Hàng chế biến hoặc đã tinh chế GDP Việt Nam (Yi) 1.088*** 1.347*** (0.0780) (0.0607) GDP nƣớc nhập khẩu (Yj) 0.656*** 0.813*** (0.0988) (0.0756) Dân Số nƣớc nhập khẩu (Nj) 0.103 -0.141 (0.139) (0.101) Khoảng cách (DIS) -1.224*** -0.914*** (0.217) (0.155) Constant -17.79*** -26.14*** (2.993) (2.183) R-square 0.5719 0.7176 Observations 637 637 Number of partner 49 49

Con số trong dấu ngoặc đơn là giá trị tuyệt đối của thống kê t. Dấu *, ** và *** chỉ hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%.

Trong đó với hệ số ƣớc lƣợng của GDP cho nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế lớn hơn so với nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế có thể thấy rằng cứ 1% tăng trƣởng GDP thúc đẩy xuất khẩu hàng chế biến hoặc đã qua tinh chế

với tốc độ cao hơn. Điều này cũng thể hiện mô hình tăng trƣởng của Việt Nam trong thời gian qua đã hƣớng dần sang các nhóm hàng đã qua chế biến, có giá trị gia tăng cao hơn.

Trƣờng hợp biến GDP nƣớc nhập khẩu thì có một sự chênh lệch khá lớn giữa kết quả ƣớc lƣợng dành cho 2 nhóm hàng trên (0.656 và 0.813). Ƣớc lƣợng này chỉ ra rằng khi thu nhập tăng lên các quốc gia khác có nhu cầu sử dụng nhiều hàng hóa đã qua chế biến từ Việt Nam hơn là so với hàng hóa chƣa qua chế biến. Đây cũng là một kết quả hoàn toàn phù hợp so với giả thuyết đặt ra ban đầu.

Nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế bao gồm những mặt hàng có khối lƣợng lớn nhƣ dầu thô, than đá…gây khó khăn trong vận chuyển dẫn đến chi phí vận tải cao hơn; hay những mặt hàng lƣơng thực thực phẩm chỉ để đƣợc trong thời gian ngắn dẫn đến gặp nhiều rủi ro, khó vƣơn tới những thị trƣờng ở xa. Vì vậy, rõ ràng kết quả ƣớc lƣợng cho biến khoảng cách ở bảng 3.3 đã làm rõ hơn đƣợc vấn đề này khi hệ số ƣớc lƣợng đối với nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế chỉ là -0.914 trong khi đối với nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế là -1.224.

Để đánh giá ảnh hƣởng của việc gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) tới hoạt động xuất khẩu của hai nhóm hàng trên biến WTO đƣợc đƣa vào mô hình (bảng 3.4). Tuy nhiên, cũng giống với trƣờng hợp của tổng kim ngạch xuất khẩu đã phân tích ở trên thì tác động của WTO là khá khiêm tốn.

Bảng 3.4. Tác động của WTO

(ước lượng 2 nhóm hàng chính theo mô hình REM)

VARIABLES Hàng thô hoặc mới sơ chế Hàng chế biến hoặc đã tinh chế GDP Việt Nam (Yi) 0.925*** 1.344*** (0.110) (0.0876) GDP nƣớc nhập khẩu (Yj) 0.667*** 0.811*** (0.0991) (0.0760) Dân Số nƣớc nhập khẩu (Nj) 0.0938 -0.137 (0.140) (0.102) Khoảng cách (DIS) -1.238*** -0.913*** (0.219) (0.156) WTO 0.196** 0.0427* (0.0933) (0.0757) Constant -13.79*** -26.11*** (3.576) (2.692) R-square 0.5734 0.7170 Observations 637 637 Number of partner 49 49

Con số trong dấu ngoặc đơn là giá trị tuyệt đối của thống kê t. Dấu *, ** và *** chỉ hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%.

Đối với trƣờng hợp của khu vực mậu dịch tự do ASEAN, đây đƣợc xem là thị trƣờng rất tiềm năng đối với Việt Nam khi ở trong cùng một khu vực địa lý, có sự tƣơng đồng về trình độ phát triển kinh tế. Là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các mặt hàng thô hoặc mới sơ chế vì hạn chế đƣợc chi phí vận tải cũng nhƣ rủi ro trong lƣu thông.

Bảng 3.5. Tác động của AFTA và BTA (ước lượng hai nhóm hàng chính theo mô hình REM)

VARIABLES Hàng thô hoặc mới sơ chế Hàng chế biến hoặc đã tinh chế GDP Việt Nam (Yi) 1.087*** 1.345*** (0.0770) (0.0587) GDP nƣớc nhập khẩu (Yj) 0.666*** 0.814*** (0.0966) (0.0722) Khoảng cách (DIS) -1.311*** -1.038*** (0.223) (0.158) AFTA -0.303 -0.283 (0.337) (0.258) BTA 0.0866 2.109*** (0.557) (0.432) Constant -16.84*** -23.96*** (2.973) (2.142) R-square 0.5572 0.7304 Observations 637 637

Con số trong dấu ngoặc đơn là giá trị tuyệt đối của thống kê t. Dấu *, ** và *** chỉ hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%.

Tuy nhiên, việc biến AFTA không có ý nghĩa trong mô hình (bảng 3.5) thì có thể nói rằng sự kỳ vọng này là không đƣợc nhƣ mong muốn. Cũng có thể giải thích bởi sự tƣơng đồng về các mặt hàng xuất khẩu giữa các nƣớc thành viên trong nhóm này đã làm hạn chế việc nhập khẩu từ các nƣớc còn lại.

Một phát hiện khá thú vị trong ƣớc lƣợngđối với biến BTA là biến này chỉ có ý nghĩa với trƣờng hợp của nhóm hàng chế biến hoặc đã qua tinh chế (bảng 3.5). Với hệ số ƣớc lƣợng rất cao (2.109) thì có thể kết luận rằng Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ có tác động lớn hơn đối với nhóm mặt hàng này.

Hay ngƣời tiêu dùng Mỹ có xu hƣớng tiêu dùng nhiều hơn các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế từ Việt Nam. Trƣờng hợp biến BTA không có ý nghĩa với nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế có thể giải thích bởi khoảng cách địa lý quá xa dẫn đến những mặt hàng có khối lƣợng lớn, dễ hƣ hỏng, rủi ro trong quá trình vận chuyểnkhó tiếp cận thị trƣờng này.

b. Kết quả ước lượng cho từng nhóm hàng phân loại theo SITC

Trong phần tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên REM để ƣớc lƣợng cho các mặt hàng cụ thể. Các mặt hàng này đƣợc phân loại theo SITC và các mặt hàng đƣợc đƣa vào chỉ bao gồm SITC0; SITC2; SITC3; SITC5; SITC6; SITC7; SITC8 (do các mặt hàng 1 và 4 có giá trị xuất khẩu tới từng nƣớc bạn hàng là tƣơng đối nhỏ và không phải là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam).

Nhƣ trong bảng 3.6, hệ số R2

của các nhóm hàng hầu hết đều trên 50% cho tới 73%. Điều này cho thấy mô hình khá phù hợp và các biến đƣa vào mô hình có thể giải thích đƣợc sự biến động của xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam.

Ảnh hƣởng cụ thể của các yếu tố tới từng nhóm hàng thế nào sẽ đƣợc phân tích cụ thể nhƣ sau:

- GDP của Việt Nam

Theo kết quả trong bảng 3.6, yếu tố GDP hay yếu tố tăng trƣởng của Việt Nam có tác động cùng chiều đến xuất khẩu của phần lớn các nhóm hàng ngoại trừ nhóm hàng SITC 3. Kết quả ƣớc lƣợng này cho thấy giả thuyết đặt ra ban đầu là khá phù hợp: Điều này đƣợc thể hiện các hệ số ƣớc lƣợng rất cao và mức ý nghĩa luôn nhỏ hơn 5% đối với các mặt hàng SITC0; SITC2; SITC5; SITC6; SITC7; SITC8.

Tăng trƣởng kinh tế tác động khác nhau tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng khác nhau. Điều này đƣợc thể hiện ở mô hình tăng trƣởng, sự

chuyển dịch cơ cấu tăng trƣởng của mỗi quốc gia. Ví dụ: Một số nƣớc có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển tập trung vào những ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vì thế kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này có thể tăng lên. Mặt khác, một số nƣớc kém phát triển lại tập trung nguồn lực của mình chủ yếu cho các ngành khai thác, gia công, nông nghiệp vì thế giá trị xuất khẩu các mặt hàng này chiếm tỷ trọng nhiều hơn.

Nhƣ đã trình bày trong phần trên thì nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến sang sản xuất các mặt hàng có hàm lƣợng công nghệ cao và nếu phân tích sâu hơn vào từng nhóm hàng cụ thể (bảng 3.6) thì có thể thấy rằng, các mặt hàng SITC5 (hóa chất và sản phẩm liên quan);SITC7 (máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng) là những mặt hàng đƣợc tập trung đầu tƣ nhiều nhất. Cụ thể đối hệ số ƣớc lƣợng của biến GDP Việt Nam đối với mặt hàng SITC5 (hóa chất và sản phẩm liên quan) là 1.44 ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy rằng cứ 1% tăng trƣởng kinh tế thúc đẩy 1.44% tăng trƣởng xuất khẩu nhóm hàng SITC%. Tƣơng tự đối với nhóm hàng SITC7 (máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng), đây là mặt hàng Việt Nam chủ yếu gia công cho các doanh nghiệp FDI; đây cũng là mặt hàng có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật khá cao. Với hệ số ƣớc lƣợng của GDP Việt Nam cho nhóm hàng này là 2.305, thể hiện việc mở cửa kinh tế của Việt Nam đã thu hút rất nhiều các doanh nghiệp FDI đầu từ vào lĩnh vực này. Bởi vì đây là ngành mà các doanh nghiệp trong nƣớc không có nhiều kinh nghiệm và cũng chƣa đủ năng lực để tiến hành sản xuất và tiếp cận thị trƣờng.

Nhƣ vậy, qua đây cũng có thể thấy đƣợc sự chuyển biến tích cực trong mô hình tăng trƣởng của Việt Nam. Các mặt hàng đã qua chế biến hoặc tinh chế đã dần dần đƣợc quan tâm là một tín hiệu tốt của nền kinh tế. Tuy nhiên, các mặt hàng có hàm lƣợng kỹ thuật cao phần lớn đƣợc đầu tƣ bởi các doanh

nghiệp FDI nên ảnh hƣởng từ khu vực trong nƣớc, tiềm lực thực sự của nền kinh tế cần phải xem xét một cách cụ thể và rõ ràng.

- Yếu tố GDP của nƣớc nhập khẩu

Yếu tố này đại diện cho nhu cầu hàng hóa của nƣớc nhập khẩu, kết quả ƣớc lƣợng cho thấy GDP của nƣớc nhập khẩu có tác động cùng chiều tới tất cả các mặt hàng của Việt Nam. Điều này cho thấy khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu hàng hóa của các đối tác của Việt Nam nhìn chung là tăng lên. Các hệ số ƣớc lƣợng là khá tƣơng đồng ở mức ý nghĩa 10% và 5% (bảng 3.6). Chịu tác động nhiều nhất trong trƣờng hợp này là mặt hàng SITC 6 (hàng chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu), cụ thể khi GDP nƣớc nhập khẩu tăng lên 1% sẽ làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng lên khoảng 1.028% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Theo kết quả ƣớc lƣợng cũng phần nào chỉ ra rằng các nhóm hàng SITC6; SITC7; SITC8 có sức hấp dẫn hơn đáng kể so với các nhóm hàng còn lại. Cụ thể, hệ số ƣớc lƣợng của biến GDP nƣớc nhập khẩu cho các nhóm hàng SITC0 tới SITC5 chỉ là từ 0.6-0.8 đối với các nhóm hàng còn lại cao hơn tƣơng đối với hệ số ƣớc lƣợng đều lớn hơn 0.8. Nhƣ vậy, khi thu nhập của các nƣớc đối tác tăng lên thì cầu hàng hóa đối với những sản phẩm đã qua chế biến hoặc tinh chế của Việt Nam là cao hơn. Kết quả này đã phản ánh đúng mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng. Tức là khi thu nhập tăng lên thì nhƣ cầu tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ sẽ tăng lên, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thứ cấp sẽ giảm đi tƣơng đối.

Bảng 3.6. Ước lượng cho từng nhóm hàng theo SITC

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

VARIABLES SITC 0 SITC 2 SITC 3 SITC 5 SITC 6 SITC 7 SITC 8

GDP Việt Nam (Yi) 1.043** 0.755** 0.0481 1.440** 1.196** 2.305** 0.823** (0.0839) (0.107) (0.462) (0.102) (0.0671) (0.0991) (0.0636) GDP nƣớc nhập khẩu (Yj) 0.898** 0.737** 0.875* 0.642** 1.028** 0.814** 0.896** (0.105) (0.118) (0.542) (0.112) (0.0796) (0.110) (0.0816) Dân Số nƣớc nhập khẩu (Nj) -0.0454 0.370** 0.601 0.0906 -0.241* -0.223* -0.319** (0.141) (0.138) (0.664) (0.129) (0.0986) (0.129) (0.122) Khoảng cách (DIS) -1.163** -1.331** -5.123** -1.777** -1.496** -1.304** -0.321* (0.216) (0.200) (0.981) (0.187) (0.146) (0.187) (0.194) Constant -21.56** -18.35** 10.99 -24.45** -23.12** -47.34** -18.34** (3.036) (3.188) (14.71) (3.021) (2.172) (2.967) (2.619) R-square 0.5867 0.6473 0.3495 0.6446 0.7284 0.7034 0.6397 Observations 637 637 637 637 637 637 637 Number of partner 49 49 49 49 49 49 49

Con số trong dấu ngoặc đơn là giá trị tuyệt đối của thống kê t.

Dấu *, ** và *** chỉ hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%.

- Yếu tố dân số nƣớc nhập khẩu

Dân số nƣớc nhập khẩu cũng đại diện cho cầu hàng hóa. Khi dân số tăng lên thì nhu cầu hàng hóa cũng tăng lên vì thế hàng hóa nhập khẩu có thể sẽ tăng lên. Tuy nhiên, kết quả trong bảng 3.6 cho thấy những tác động ngƣợc chiều.

Dân số nƣớc nhập khẩu có ý nghĩa đối với các mặt hàng SITC 2; SITC 6; SITC 7 và SITC 8. Trong đó, nếu dân số nƣớc nhập khẩu tăng lên 1% trong các điều kiện khác không thay đổi sẽ làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng SITC 2 tăng lên khoảng 0.37%. Những tác động đối với các mặt hàng còn lại là ngƣợc chiều và mức độ tác động là không đáng kể. Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng tác động của dân số nƣớc nhập khẩu lên kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam là khá mờ nhạt. Điều này có lẽ nên đƣợc giải thích bởi việc tăng dân số đã làm cho lực lƣợng lao động của các nƣớc này tăng lên dẫn đến sản xuất trong nƣớc tăng tạo ra nhiều sản phẩm hơn và đã lấn át việc tiêu thụ sản phẩm từ nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của việt nam theo mô hình GRAVITY (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)