Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non hệ công lập trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 47)

1.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập công lập

1.4.1. Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương

Muốn thực hiện tốt QLNN đối với GDMNCL các cấp lãnh đạo, nhất là cơ quan QLNN trực tiếp đối với hoạt động này cần nắm vững quyền hạn, nghĩa vụ quản lý của mình. Tại Điều 4, Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GDĐT thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GDĐT thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định chức năng của Phòng GDĐT như sau: “Phòng GDĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GDĐT, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; Tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; Quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; Bảo đảm chất lượng GDĐT”. “ Phòng GDĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GDĐT”.

Phòng GDĐT hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục

trên địa bàn; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục.

Khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch này cho phép Phòng GDĐT ban hành Quyết định cho phép hoạt động giáo dục hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ sở giáo dục cấp trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, trung tâm học tập cộng đồng. Phòng GDĐT có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục; Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện; phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục về công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ; Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở giáo dục các vấn đề liên quan đến kinh phí; Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của UBND cấp huyện; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp huyện giao; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời cho Sở GDĐT và UBND cấp huyện. Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ Phòng GDĐT cụ thể hóa công tác XHH GDMNCL vào triển khai nhiệm vụ thường niên của mình.

1.4.2. Xã hội hóa giáo dục mầm non công lập

Xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ có tính phổ biến, có tính qui luật giữa cộng đồng với xã hội. Thiết lập được mối quan hệ này là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội: “Mỗi người dân đều nhận thấy

đó là trách nhiệm của mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện, đồng thời chính họ là người hưởng thụ mọi thành quả của hoạt động đó đem lại”.

Xã hội hóa giáo dục có hai vế: Mọi người có nghĩa vụ chăm lo phát triển giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Được học tập, học tập thường xuyên, học suốt đời, học để biết cách sống trong cộng đồng và lao động để tồn tại và phát triển. Hai vế này nêu rõ hai yêu cầu của xã hội hóa giáo dục là: Phải xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người đối với giáo dục và xã hội hóa quyền lợi về giáo dục. Hai yêu cầu này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và thực hiện liên kết hợp đồng với nhau. Trong đó yêu cầu về xã hội hóa quyền lợi về giáo dục là đỉnh cao, là mục tiêu, là cốt lõi của xã hội hóa giáo dục; Phải làm cho toàn xã hội đều được học tập, tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Nếu chỉ nghiêng về xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người đối với giáo dục là đi chệch hướng với bản chất một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Việc nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò của giáo dục vì chỉ khi nhân dân hiểu về giáo dục, đồng tình với giáo dục, cùng chia sẽ khó khăn, cộng đồng trách nhiệm thì bản thân xã hội của giáo dục mới được phát huy và hiệu quả giáo dục mới đạt tới như mong muốn. Tăng cường tuyên truyền công tác XHHGD là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn... của mỗi gia tộc, dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

1.4.3. Yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non công lập

Thực hiện công tác giáo dục chúng ta thấy có sáu nhóm đối tượng có thể huy động tham gia XHHGD, gồm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp

(lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi); Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh); Các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,…); Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất; Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là một đối tượng để XHHGD; Các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các “Mạnh thường quân”. Nhà trường là đơn vị chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để phát huy, tận dụng tối đa nguồn nhân lực này. Việc thực hiện liên kết các lực lượng xã hội hưởng ứng tích cực và đóng góp, ủng hộ, tham gia xây dựng môi trường nhà trường từ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, nền nếp giáo dục chăm sóc trẻ đến các mối quan hệ nhà trường, để nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh. Cùng với mục đích tăng cường thêm cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, các trường quan tâm tới việc huy động sự đóng góp tài chính, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng kinh tế, các nhà hảo tâm, các tổ chức. Tới các hoạt động giáo dục. Để làm được việc này, cần tranh thủ những mối quan hệ, tìm hiểu về các đối tác để có cơ hội trao đổi với họ về kế hoạch phát triển của nhà trường qua đó sẽ kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của họ cho các vấn đề liên quan đến giáo dục của nhà trường. Các hình thức phối hợp làm công tác XHHGD cũng có những khía cạnh, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự tự nguyện, tự giác, khả năng của các lực lượng xã

hội và tính chất của từng hoạt động xã hội. Muốn thực hiện được các mục tiêu trên một cách bền vững, cần tang cường vai trò giám sát và yêu cầu đảm bảo chất lượng cung ứng dịch vụ của phụ huynh học sinh.

1.4.4. Sự cạnh tranh giữa trường mầm non công lập và tư thục

Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng trường lớp mầm non công lập chưa được quan tâm đúng mức. Trường công lập khó cạnh tranh so với các trường công lập về các điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất. Trong khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu gửi trẻ ở trường mầm non công lập không đảm bảo. Việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể và ngành GDĐT chưa chặt chẽ. Việc phát triển GDMNNCL hiện nay còn một số khó khăn, bất cập. Các nhà đầu tư chưa nhận được ưu đãi thích đáng về cơ chế chính sách, nguồn đầu tư, quyền sử dụng đất. Mặt khác, do đầu tư xã hội hóa cho các cơ sở GDMN cần có vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, nên chưa thực sự hấp dẫn nguồn lực của các nhà đầu tư.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận QLNN, xác định được tầm quan trọng và tính tất yếu của xu hướng đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập. Kết quả luận văn chương 1 tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

Giáo dục mầm non là gì?

Giáo dục mầm non công lập là gì?

Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập

Các nội dung chính của quản lý về giáo dục mầm non công lập bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non công lập

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về giáo dục mầm non công lập

3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ quản lý về chuyên môn về giáo dục mầm non công lập

4. Hỗ trợ (đầu tư) và huy động nguồn lực tài chính và vật chất cho giáo dục mầm non công lập

5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với giáo dục mầm non công lập.

Mặt khác, trong chương 1, tác giả cũng đã phân tích vai trò quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập và yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non công lập.

Tất cả những vấn đề trên là cơ sở lý luận để luận văn có căn cứ nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non công lập nói chung và trên địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột nói riêng. Đây cũng là nội dung cơ bản sẽ được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non hệ công lập trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)