Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 110 - 112)

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là giải pháp vô cùng quan trọng trong thời đại công nghiệp 4.0. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thuận tiện, công khai, minh bạch trong quản lý và điều hành công việc.

Đối với cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cần làm kiên quyết việc áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính. Điều này làm cho việc giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả và đặc biệt là công khai, minh bạch, tránh sách nhiễu, phiền hà. Việc áp dụng phương thức đấu thầu qua mạng được khuyến khích thực hiện và đạt hiệu quả cao. Cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng được thực hiện khá hiệu quả thông qua cơ chế một cửa liên thông trên môi trường mạng, tránh việc tổ chức, cá nhân phải đi lại nhiều lần, đến nhiều cơ quan.

- Hoàn thiện cơ chế bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất để đầu tư dự án xây dựng. Hoàn thiện cơ chế giá bồi

thường, giá bồi thường được xây dựng phù hợp với quy định của nhà nước và sát với cơ chế thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó phải thay đổi phương thức thực hiện giải phóng mặt bằng theo hướng tuyên truyền, động viên, thuyết phục, tạo lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân. Hạn chế tối đa việc thực hiện cưỡng chế trong giải phóng mặt bằng.

- Xây dựng cơ chế ngăn ngừa rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Thực tế tại địa phương, khi triển khai xây dựng các tiêu chí NTM, năm 2016 có 3 xã sử dụng nguồn ngân sách đầu tư xây dựng chợ nông thông. Tuy nhiên, khi hạ tầng chợ được xây dựng xong, chính quyền xã không động viên tiểu thương họp chợ được. Chính vì vậy, đã gây ra sự lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương. Do đó phải có cơ chế ngăn ngừa rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước để nguồn vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản phải thực sự hiệu quả, đem lại lợi ích cho nhân dân.

- Đổi mới công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Một dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thể sử dụng một nguồn vốn hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó phải công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn phải có chính sách “ưu tiên”, công bằng, hạn chế tình trạng "xin - cho" trong xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm. Thực hiện kế hoạch vốn ưu tiên đối với các dự án đầu tư xây dựng đang nợ đọng kéo dài, các dự án chậm tiến độ do chưa bố trí được vốn.

- Áp dụng và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng trong công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện việc công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ sau kết luận thanh tra đã chỉ ra. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, khi kết luận thanh tra chỉ ra có sự sai phạm chênh lệch giữa tổng mức đầu tư và thực tế hoàn thành công trình trên 100 triệu thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra để truy tố trước pháp luật. Mở rộng phạm vi kiểm toán đối với các loại hình dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị; việc quản lý, giao đất và thu tiền sử

dụng đất đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Đặc biệt chú trọng kiểm toán tuân thủ đối với các khâu, các bước của quá trình đầu tư xây dựng, như công tác khảo sát, công tác thiết kế, dự toán, công tác đấu thầu, công tác quản lý tiến độ và quản lý chất lượng thi công… Qua đó, phát hiện những sai sót, bất cập của cơ chế, chính sách, những vi phạm về tiêu chuẩn kỹ thuật, sai phạm về quy trình thiết kế, thi công và nghiệm thu. Tăng cường trưng cầu giám định, kiểm định chất lượng công trình thông qua việc thuê các đơn vị tư vấn kiểm định có đủ chức năng để đánh giá chất lượng công trình. Qua đó, phát hiện những sai sót về chất lượng thi công xây dựng công trình, nhất là các chỉ tiêu chất lượng của dự án. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị xử lý. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ công chức, kiểm toán viên nhà nước bảo đảm yêu cầu cả về số lượng, chất lượng. Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên nhà nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông nghiệp vụ chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)