Một số đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 105 - 112)

3.3.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Thứ nhất, trong điều kiê ên ngân sách các cấp vẫn còn lồng ghép như hiê ên nay để giải quyết vấn đề cải cách ngân sách lâu dài, có tính bền vững, cầnthiết kế lại hệ thống NSNN theo hướng tách bạch rõ ràng các cấp ngân sách, các cấp ngân sách không lồng ghép với nhau, tạo quyền chủ động hơn cho địa phương trong phân bổ và quyết định ngân sách. Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp ngân sách được quy định rõ ràng, tăng trách nhiê êm và tính tự chủ của các cấp chính quyền. [18]

Thứ hai, cầnđổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách: Quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách, dẫn đến hiệu quả quản lý ngân sách thấp, không gắn giữa kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra, chỉ quan tâm đến lợi ích trớc mắt, không có tầm nhìn trung hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.

Thứ ba, cần tiếp tục mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu: Cho phép chính quyền địa phương tự chủ ở một mức độ thích hợp trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ưu tiên của địa phương, phù hợp

với chiến lược và mục tiêu phát triển của quốc gia. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong các quyết định chi tiêu sẽ dựa trên nguyên tắc chi tiêu được thực hiện ở cấp chính quyền nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công có hiệu quả nhất. Tránh tình trạng cùng một nhiệm vụ chi được phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy được trách nhiệm giải trình và sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền.

Thứ tư, thường xuyên sửa đổi, hoàn thiện hệ thống định mức, chế độ sử dụng ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở khoa học, khách quan. Đặc biệt, các địa phương tự cân đối được NSNN cần được phân cấp quyết định các định mức chi ngân sách, chính quyền trung ương chỉ nên kiểm soát chặt chẽ định mức, tiêu chuẩn phân bổ NSNN đối với các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn vay do trung ương bảo lãnh. Từng bước xây dựng định mức, tiêu chuẩn phân bổ ngân sách dựa trên kết quản thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách tương ứng nhiệm vụ được giao cho chính quyền từng cấp.

Thứ năm, nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm các nước tiên tiến về phương thức quản lý ngân sách, quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra và quản lý chi ngân sách theo phương pháp lập kế hoạch chi tiêu trung hạn cũng như việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

3.3.2 Đối với HĐND và UBND tỉnh ĐăkNông

Thứ nhất, đề nghị HĐND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN áp dụng cho giai đoạn 2017 -2020 quy định tại Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh ĐăkNông vì chưa đảm bảo nguồn lực để thực hiện các nhiệm chi thường xuyên đặc thù và các chính sách của tỉnh ban hành (ví dụ: Chế độ chi đặc thù hoạt động của HĐND các cấp, của Đảng; chế độ bồi dưỡng cho cán bộ, công

chức làm việc trong các trung tâm HCC, bộ phận một cửa, chế độ chính sách đối với lực lượng DQTV, chế độ đối với cán bộ bán chuyên trách, cán bộ thôn buôn..)

Thứ hai, đề nghị điều chỉnh, bổ sung tiêu chí, định mức và nhiệm vụ phân bổ vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định tại Nghị quyết số 30/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh Đắk Nông. Nguồn vốn tỉnh phân cấp cho huyện hiện nay là rất thấp so với nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chưa tập trung được nguồn vốn để thanh toán cho các dự án công trình, có những công trình do tỉnh quyết đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn để thanh toán dứt điểm, còn kéo dài.

Thứ ba, để phát huy tính chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định đầu tư xây dựng các dự án, công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đề nghị xem xét, điều chỉnh Quyết định số 32/2015/QĐ- UBND ngày 03/11/2015 của UBND tỉnh ĐăkNông, cụ thể: phân cấp, ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện phê duyệt các dự án, công trình có tổng mức vốn đến 10 tỷ đồng; phân cấp, ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã phê các dự án, công trình có tổng mức đầu tư đến 3 tỷ đồng từ nguồn vốn NSNN.

Thứ tư, đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh có cơ chế cho phép địa phương lồng ghép nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương với các nguồn vốn hợp pháp khác có nguồn gốc từ ngân sách để thanh toán cho các tuyến đường giao thông có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số cao, không có khả năng đóng góp và các tuyến đường có mật độ dân cư thưa không huy động đủ vốn theo cơ cấu.

Thứ năm, về số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho huyện. Theo quy định hiện hành, số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện được ổn định theo số tuyệt đối trong thời kỳ ổn định ngân sách, trong khi đó

địa phương có số thu NSNN trên địa bàn thấp, số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên lớn, khả năng tự cân đối ngân sách của địa phương còn hạn chế, nhu cầu chi hàng năm đều phát sinh tăng nên không đảm bảo kinh phí phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh giá cả tăng. Đề nghị quy định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới hàng năm được xem xét bổ sung tăng theo chỉ số tăng giá.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện CưJút, tỉnh ĐăkNông hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ những hạn chế trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là yêu cầu khách quan của các qui luật kinh tế, các Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH trên địa bàn huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ, HĐND và UBND huyện cho đến UBND cấp xã và các cơ quan chức năng.

Qua phân tích, đánh giá quản lý chi NSNN huyện CưJút luận văn đã làm rõ một số vấn đề nổi bật sau:

- Khái quát một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý chi ngân sách của của huyện CưJút, tỉnh ĐăkNông. Đây không chỉ là những yêu cầu phải giải quyết đối với các vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn mà còn là mục tiêu, động lực để

thúc đẩy hoàn thiện và ngày càng có hiệu quả cao hơn trong việc quản lý, sử dụng NSNN.

- Thực tiễn quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa của huyện CưJút, tỉnh ĐăkNông đang đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới căn bản để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn. Qua phân tích, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm quản lý, sử dụng NSNN có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với huyện nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý giúp cho địa phương thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

- Đề tài đã luận giải những vấn đề cơ bản về quản lý chi ngân sách từ đó tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và những hạn chế để đề ra các giải pháp có tính khả thi. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý chi ngân sách trên địa bàn, giúp cho địa phương có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả. Để thực hiện tốt các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong lãnh đạo chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, sự điều hành của UBND huyện, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức CT- XH từ huyện cho đến xã cần phải quan tâm đúng mức công tác này, coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính.

Mặc dù tác giả đã nỗ lực, cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và viết luận văn nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn này tiếp tục hoàn thiện nhằm góp phần áp dụng vào công tác quản lý chi ngân sách ở địa phương đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới ./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. NXB Tài chính. [1]

2. Dương Đăng Chinh, (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài chính. [2]

3. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan, (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính. [3]

4. Vũ Cương và Nguyễn Thị Minh Tâm, (2002), Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, một hướng cải cách trong quy trình lập ngân sách, NXB Tài chính. [18]

5. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh, (2010), Giáo trình quản lý chi NSNN, NXB Tài chính. [4], [5]

6. Bùi Thị Mai Hoa, (2007), Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Ngọc Hùng, (2006), Quản lý ngân sách nhà nước. NXB Thống kê. [6]

8. Lê Chi Mai, (2011), Quản lý chi tiêu công, NXB Chính trị quốc gia. [8] 9. Dương Thị Bình Minh, (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp, NXB Tài Chính.

10. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoa, (2009), Lý thuyết tài chính công. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [7]

11. Nguyễn Thị Chiến (2015), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - TP Hà Nội.

[9]

12. Đoàn Trung Kiên (2015), Quản lý ngân sách nhà nước ở quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính quốc gia. [10]

13. Nguyễn Văn Ngọc (2012), Quản lý và sử dụng kinh phí NSĐP tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế. [16]

14. Phạm Văn Thịnh (2011), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. [11]

15. Trần Ngọc Thực (2012), Đổi mới quản lý chi hành chính sự nghiệp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính quốc gia. [17]

16. HĐND huyện Cư Jút, Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2014 – 2016 [14]

17. HĐND huyện Cư Jút, Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2014- 2016

18. UBND huyện Cư Jút, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014- 2016

19. UBND huyện Cư Jút, Báo cáo phát triển KT-XH năm 2014- 2016 [12], [13]

20. UBND huyện Cư Jút, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020 [15]

21. www.mof.gov.vn 22. www.tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)