7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền tây và lớn nhì ở miền nam (sau tỉnh Bình Phước). Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang nằm tận cùng phía tây nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lượt tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu[30].
Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Camphuchia, Thái Lan, Malaixia, Singapo. Với vị trí địa lý như vậy, hoạt động đối ngoại là một hoạt động nổi bật của tỉnh. Tỉnh có quan hệ đối ngoại với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Đồng thời tỉnh cũng đóng vai trò là cầu nối giữa các tỉnh Miền Tây với các nước trong khu vực.
Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.
Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển. Kiên Giang hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện giang thành, huyện Gò Quao, huyện Hòn Đất, huyện U Minh Thượng, huyện Kiên Lương, huyện Tân Hiệp, huyện Vĩnh Thuận, huyện đảo huyện Kiên Hải và huyện Phú Quốc[30].
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số trung bình của tỉnh năm 2015 ước tính 1.762.281 người, tăng 0,64% so với năm 2014, bao gồm: dân số nam 885.635 người, chiếm 50,26% tổng dân số toàn tỉnh, tăng 0,51%; dân số nữ 876.646 người, chiếm 49,74%, tăng 0,77%. Dân số trong khu vực thành thị 483.613 người, chiếm 27,44% dân số của tỉnh, tăng 1,14%; dân số khu vực nông thôn 1.278.668 người, chiếm 72,56%, tăng 0,46%. Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,77‰, tỷ lệ giảm sinh -0,36‰[5].
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 (giá so sánh 2010) ước tính tăng 9,62% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng GRDP năm nay tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước[5].
Bảng 2.1: Thống kê tình hình kinh tế năm 2016 tỉnh Kiên Giang GRDP năm 2016 Đóng góp các Tốc độ tăng (tỷ đồng) khu vực vào so với năm tăng trưởng
Theo giá Theo giá
2015 (%)
năm 2016 (%) hiện hành so sánh 2010
Tổng số 94.064,60 72.151,47 9,62 9,62
35.987,26 26.317,70 4,17 1,60
1. Nông, lâm, thủy sản
23.342,06 17.511,97 3,30 0,85
- Nông, lâm nghiệp
12.645,20 8.805,73 5,95 0,75
- Thủy sản
24.670.03 17.974,93 13,04 3,15
2. Công nghiệp, xây dựng
33.407,31 27.858,84 13,00 4,87
3. Dịch vụ
Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang
Mức tăng và mức đóng góp của từng khu vực kinh tế năm 2016 trong mức tăng chung của nền kinh tế như sau:
+ Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,17%, đóng góp cho tăng
trưởng chung 1,60 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 6,31%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,48 điểm %).
+ Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng tăng 13,04%, đóng góp cho tăng
trưởng chung 3,15 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 10,49%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,53 điểm %).
+ Khu vực III: Dịch vụ tăng 13,00%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,87 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 12,34%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,45 điểm %)[5].
Nhận xét chung: Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý như vậy thì quan hệ đối ngoại là một hướng phát triển cho tỉnh Kiên Giang. Việc phát triển quan hệ đối ngoại sẽ góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Với điều kiện vị trí địa lý có nhiều huyện đảo với vị trí địa lý xa, điều này đã gây ra nhiều khó khăn đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Công chức làm công tác đối ngoại khi thực hiện nhiệm vụ phải di chuyển với quãng đường xa, điều kiện sinh hoạt và làm việc cũng hết sức khó khăn. Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại, nhất là bố trí, sắp xếp công chức làm công tác đối ngoại khi thực hiện nhiệm vụ.
2.1.2. Khái quát về đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Trong thời gian qua cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh thì công tác đối ngoại cũng được tỉnh quan tâm chú trọng. Trong công tác đối ngoại thì một trong những vấn đề được Kiên Giang quan tâm là phát triển đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Trong đó tỉnh chú trọng phát triển đội ngũ công chức của sở Ngoại vụ và đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của các huyện biên giới của tỉnh.
Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Kiên Giang Trình độ STT Chức vụ Số chuyên môn lƣợng Cao Đại học học Ban Giám đốc 4 2 2 Phòng Lãnh sự và 3 3 NVNONN Sở Ngoại vụ Phòng Hợp tác Quốc tế 4 2 2 Phòng QLBG 4 4
Sở Kế hoạch và Đầu tư Phòng Hợp tác đầu tư 6 2 4
Sở Công thương Phòng Quản lý xuất 5 2 3
nhập khẩu Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,
Giám đốc (công chức) 1 1
Thương mại và Du lịch
UBND huyện Phú Quốc Phụ trách Văn phòng 1 1
kiêm nhiệm
UBND huyện Giang Thành Kiêm nhiệm 2 2
UBND Thị xã Hà Tiên Kiêm nhiệm 2 2
Hiện nay đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại chủ yếu tập trung ở Sở ngoại vụ, sở Kế hoạch Đầu tư và sở Công thương. Ngoài ra đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của các huyện chủ yếu là đội ngũ công chức kiêm nhiệm và chủ yếu tập trung chủ yếu ở huyện Phú Quốc, huyện Giang Thành và Thị xã Hà Tiên. Hiện nay đội ngũ công chức đối ngoại của các huyện, thị xã chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác đối ngoại.
2.2. Tổng quan về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
2.2.1. Cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách về công chức làm công tác đối ngoại
Để thực hiện việc quản lý công chức nói chung và công chức làm công tác đối ngoại nói riêng thì UBND tỉnh Kiên Giang đã kịp thời ban hành các văn bản quy định tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành các văn bản quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh đều căn cứ vào luật Cán bộ công chức năm 2008, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Nội vụ và các Thông tư của Bộ Ngoại giao.
Ngày 6/5/2013 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 11/2003/QĐ-UBND về ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Quyết định này đã quy định các nguyên tắc trong bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương nói chung và thuộc Sở Ngoại vụ nói riêng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức miễn nhiệm đối với các công chức đối ngoại giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng. Đối với các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của sở Ngoại vụ thì phải có bằng đại học phù hợp với chuyên ngành trong lĩnh vực đối ngoại. Quyết định này cũng đã đưa ra quy trình bổ nhiệm đối với các công chức làm công tác đối ngoại giữ các chức vụ.
Ngày 10/9/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND về ban hành quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức và thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Quy định này quy định về chế độ chính sách đối với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nói chung và đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh nói riêng. Dựa trên văn bản này thì UBND tỉnh đã thực hiện các chế độ chính sách đối với độ ngũ công chức làm công tác đối ngoại được tham gia các lớp ĐTBD. Các chế độ chính sách này bao gồm chế độ công tác phí, ăn uống nghỉ ngơi, hỗ trợ học phí tài liệu,… Có thể nói rằng tỉnh luôn quan tâm phát triển đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại nói riêng. Trong điều kiện mới thì ngày 16/1/2015 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND về ban hành quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức và thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Quyết định này có nhiều đổi mới so với quyết định trước đây. Các chế độ chính sách cho đội ngũ công chức được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện chế độ chính sách khi công chức làm công tác đối ngoại tham gia ĐTBD được thực hiện theo chế độ, chính sách chung của tỉnh, chứ tỉnh Kiên Giang chưa có quy định riêng về chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức làm công tác đối ngoại. Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn đối với các cơ quan sử dụng công chức làm công tác đối ngoại.
Sở Ngoại vụ cũng đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công của cơ quan thực hiện chế độ từ chủ ban hành kèm theo Quyết định số 110/QĐ-SNgV ngày 15/10/2015 của Giám đốc Sở Ngoại vụ. Quy định này đã quy định về định mức chi tiêu đối với sở Ngoại vụ. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng góp phần giúp quản lý hoạt động chi tiêu, sử dụng ngân sách, chế độ chính sách đối với đội ngũ công chức sở Ngoại vụ nói chung và đội ngũ phụ trách công tác đối ngoại của sở nói chung. Đối với Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Công Thương và UBND các huyện Phú Quốc, huyện Giang Thành và Thị xã Hà Tiên cũng đã ban hành Quy chế chi tiêu của cơ quan mình. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý hoạt động chi tiêu, chế độ chính sách đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của các huyện, thị xã này.
Để quy định về chức năng, nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của sở Ngoại vụ thì ngày 13/5/2010 UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 1088/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang. Văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của sở Ngoại vụ. Đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý đội ngũ công chức của sở Ngoại vụ. Trong điều kiện mới thì ngày 7/12/2015 UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 2990/QĐ- UBND về tổ chức lại chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó Sở Ngoại vụ đã ban hành Quy chế làm việc của sở Ngoại vụ theo Quyết định số 57/QĐ-SNgV ngày 19 tháng năm 2016. Các công chức làm công tác đối ngoại của sở Ngoại vụ đều phải thực hiện theo Quy chế làm việc này. Quy chế này đã quy định rõ về thời gian làm việc, những điều công chức của Sở Ngoại vụ được làm và không được làm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của sở Ngoại vụ. Đối với Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Công Thương và UBND các huyện Phú Quốc, huyện Giang Thành và Thị xã Hà Tiên cũng đã ban hành Quy chế làm việc của cơ quan mình. Đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của các cơ quan này cần thực hiện theo đúng quy định trong quy chế làm việc của cơ quan mình.
Ngày 14/4/2014 Sở Ngoại vụ đã ban hành Đề án số 01/ĐA-SNgV về Đề án vị trí việc làm của Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang. Đề án đã xác định số lượng công chức của sở Ngoại vụ cũng như đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của Sở Ngoại vụ. Đề án vị trí việc làm cũng đã xác định tiêu chuẩn đối với từng vị trí công chức làm công tác đối ngoại của sở Ngoại vụ. Bên cạnh đó sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã cũng đã xác định đề án ví trí việc làm của cơ quan mình, trong đó có đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của cơ quan mình.
Tuy nhiên hiện nay việc ban hành các văn bản để quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bên cạnh những kết quả đạt được cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Các văn bản quy định trong quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh chưa thực sự nhiều và cụ thể. Đa phần hiện nay việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh vẫn dựa trên các văn bản quy định về quản lý đội ngũ CBCC chung chứ chưa gắn nhiều với công chức làm công tác đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Điều này gây ra những khó khăn, lúng túng cho các cơ quan trong quá trình quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Sở Ngoại vụ chưa chủ động nhiều trong việc tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy định trong việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa sở Ngoại vụ và sở Nội vụ trong việc ban hành văn bản, tham mưu ban hành văn bản về quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh chưa thực sự tốt.
2.2.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý công chức làm công tác đối ngoại
Đối với công tác quản lý công chức nói chung và quản lý công chức làm công tác đối ngoại nói riêng thi việc xây dựng tổ chức bộ máy là hết sức cần thiết. UBND tỉnh đã chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác quản lý
thống nhất quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh.