Đẩy mạnh việc xây dựng đề án việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Đẩy mạnh việc xây dựng đề án việc làm

Hiện nay Việt Nam dang tiến hành cải cách mô hình công vụ theo hướng chuyển từ mô hình công vụ chức nghiệp sang mô hình công vụ việc làm. Việc xây dựng mô hình công vụ việc làm là một xu hướng của các nước trên thế giới trong quá trình cải cách mô hình công vụ hiện nay. Mô hình công việc làm sẽ

góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Kiên Giang thì việc xây dựng đề án vị trí việc làm là hết thức cần thiết.

Việc xây dựng đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện đề án vị trí việc làm

Hiện nay các cơ quan nhà nước trên địa ban tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành giai đoạn thống kê, rà soát và ban hành đề án vị trí việc làm của cơ quan mình. Sở Ngoại vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã tiến hành xây dựng đề án vị trí việc làm cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Trong thời gian tới, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ và UBND các huyện, thị xã, thành phố rên địa bàn tỉnh cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện đề án vị trí việc làm của cơ quan mình. Việc xây dựng vị trí việc làm cần phải tiến hành khoa học, theo tinh thần “đúng người đúng việc”. Cần xây dựng bản mô tả công việc, khung năng lực đảm bảo khoa học và chính xác cho các vị trí của công chức làm công tác đối ngoại. Cần xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cho từng chức danh cụ thể. Đồng thời xác định sản phẩm đầu ra, khối lượng công việc cho từng vị trí chức danh công chức làm công tác đối ngoại. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố thì cần tiến hành xây dựng bản mô tả công việc cho công chức làm công tác đối ngoại của địa phương mình.

Thứ hai: Tổ chức triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm

Khi đề án vị trí việc làm của các cơ quan có công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì các cơ quan này cần triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm một cách nhanh chóng và khoa học. Cần bố trí công chức làm công tác đối ngoại vào các vị trí phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu đối với từng chức danh theo đề án vị trí việc làm. Đối với UBND các huyện, thị xã thì cần bố trí công chức phụ trách công tác đối ngoại theo yêu

cầu, tiêu chuẩn đã xây dựng. Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức làm công tác đối ngoại của các cơ quan cần phải tiến hành theo đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. Cần tiến hành các chế độ chính sách theo từng vị trí chức danh cụ thể, tránh hiện tượng cào bằng, chung chung.

Việc bố trí sắp xếp đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là một trong những cơ sở quan trọng và quyết định hiệu quả quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Vì vậy tỉnh Kiên Giang cần quan tâm và chú trọng khâu bố trí, sắp xếp nhân sự. Tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước có sử dụng công chức làm công tác đối ngoại phải sắp xếp, phân công công việc cho công chức làm công tác đối ngoại một cách khoa học. Phải đảm bảo bố trí “đúng người đúng việc”. Việc bố trí sắp xếp đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phải đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân sự này và là cơ sở để thực hiện tốt các chức năng quản lý nhân sự sau này.

Việc xây dựng và thực hiện đề án vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là hết sức cần thiết. Chỉ khi xây dựng và thực hiện đề án vị trí việc làm một cách khoa học và chặt chẽ thì mới quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại này một cách hiệu quả.

3.2.3. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại

Trong quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại thì công tác ĐTBD đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc ĐTBD góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Trong điều kiện tình hình như hiện nay thì công tác ĐTBD đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại càng trở nên cần thiết

Trong công tác ĐTBD đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại thì cần chú trọng các nội dung sau đây:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

Để thực hiện tốt việc ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại thì chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này. Nhận thức có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người. Chỉ khi nào có nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì họ mới có những hành động phù hợp và kịp thời. CBCC quản lý và đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại cần nhận thức đầy đủ và chính xác về vấn đề ĐTBD đội ngũ làm công tác đối ngoại quan trọng nhằm năng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức. UBND tỉnh, các cơ quan quản lý công chức làm công tác đối ngoại cần tăng cường công tác tuyên truyền để CBCC nâng cao nhận thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cập nhật thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí đang đảm nhận, sớm chuẩn hóa các chức danh theo qui định là nhiệm vụ rất cấp thiết hiện nay vì nhiều nơi nhiệm vụ này còn bị xem nhẹ.

Thứ hai: Tiến hành xác định nhu cầu ĐTBD của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại

Xác định nhu cầu ĐTBD là khâu quan trọng trong cả qúa trình ĐTBD. Việc xác định nhu cầu ĐTBD phải trên cơ sở kết hợp phân tích công việc với đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức. Thực hiện phân tích công việc để xác định các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện công việc. Trên cơ sở so sánh trình độ hiện có của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại hiện có với yêu cầu công việc để xác định các kiến thức kỹ năng còn thiếu của công chức để bổ sung cho phù hợp. Khi xác định nhu cầu ĐTBD cũng cần phân tích nhu cầu, nguyện vọng của công chức trong vấn đề ĐTBD. Cần xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của công chức thì việc ĐTBD mới đúng thực chất. UBND tỉnh cần tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Việc xác định nhu cầu ĐTBD cần tiến hành “từ dƣới lên trên” tránh tình trạng “từ trên xuống dƣới” như hiện

Trong việc xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức làm công chức đối ngoại hiện nay để đảm bảo tính khách quan, phù hợp thì cần tiến hành xây dựng bản mô tả công việc, từ đó xác định rõ những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cần thiết cho từng vị trí chức danh, làm cơ sở cho công tác bồi dưỡng công chức làm công chức đối ngoại. Việc bồi dưỡng cần gắn với vị trí việc làm, với bản mô tả công việc, khung năng lực thì việc bồi dưỡng mới thực chất. Cần căn cứ vào yêu cầu, tính chất công việc để tiến hành bồi dưỡng công chức.

Thứ ba: Hoàn thiện các nội dung ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại

Để việc ĐTBD đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại đạt hiệu quả cao thì các CQNN cần chú trọng hoàn thiện các nội dung ĐTBD đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Cần đa dạng hóa các nội dung ĐTBD đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Bên cạnh việc bồi dưỡng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về công tác đối ngoại thì cũng cần tập trung bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ làm công tác đối ngoại. Trong xu hướng hiện nay thì công tác ĐTBD CBCC đang chuyển từ hướng ĐTBD chung sang ĐTBD gắn với từng vị trí chức danh cụ thể. ĐTBD đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng cần đổi mới theo hướng này. Việc ĐTBD cần gắn với các chức danh cụ thể, phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại.

3.2.4. Tăng cƣờng công tác quản lý hồ sơ, dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại

Công tác quản lý hồ sơ, dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng trong quá trình quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Làm tốt công tác quản lý hồ sơ, dữ liệu công chức làm cơ sở quan trọng cho việc thực hiện chức năng quản lý nhân sự khác.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hồ sơ, dữ liệu của công chức làm công tác đối ngoại cần chú trọng các nội dung sau đây”

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí của công tác quản lý hồ sơ công chức

Hiện nay việc quản lý hồ sơ công chức nói chung và hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại nói riêng đang bị xem nhẹ. Nhiều cơ quan, cán bộ công chức chưa nhận thức đúng về vai trò của công tác quản lý hồ sơ công chức. Họ xem đây là công việc hành chính đơn thuần. Vì vậy cần giúp cho cơ quan, công chức hiểu rõ công tác quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại là một khâu quan trọng, nó phục vụ cho các hoạt động khác như quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển công chức. Việc quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại nhằm đáp ứng yêu cầu công tác nghiên cứu, thống kê, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, biệ tphái, luân chuyển, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức; hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức cần được quản lý, giám sát, bổ sung thườngxuyên để phục vụ cho công tác nhân sự của cơ quan, đơn vị. Vì vậy các cơ quan, công chức cần tập trung thực hiện các công tác này. Cần tuyên truyền, giáo dục để công chức hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý hồ sơ.

Thứ hai: Tăng cƣờng bồi dƣỡng cho đội ngũ công chức phụ trách công tác quản lý hồ sơ

Để quản lý hồ sơ hiệu quả thì đòi hỏi đội ngũ công chức làm công tác quản lý hồ sơ cần có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý hồ sơ. Công chức cần phải am hiểu các hồ sơ, biễu mẫu, các quy định hiện hành về quản lý hồ sơ

công chức. Tăng cường giáo dục để công chức am hiểu sâu sắc về Thông tư số

11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo

ngũ công chức làm công tác quản lý hồ sơ về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hồ sơ, các quy định của nhà nước về quản lý hồ sơ công chức hiện nay.

Sở Nội vụ cần hoàn thiện sổ tay nghiệp vụ về công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trong công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; quy định thống nhất mẫu các loại tem niêm phong hồ sơ, các loại sổ theo dõi, quản lý hồ sơ để thực hiện thống nhất. Để tập huấn, bồi dưỡng cho các công chức phụ trách công tác quản lý hồ sơ.

Thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại

Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức là hết sức cần thiết. Việc quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại cũng cần phải ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với tỉnh Kiên Giang hiện nay mức độ ứng dụng chưa cao. Vì vậy cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Từng bước hiện đại hoá công cụ quản lý hồ sơ cán bộ, công chức như: trang bị máy vi tính, thống nhất dùng máy vi tính và phần mềm chung hỗ trợ công tác quản lý hồ sơ, công tác tổ chức cán bộ; tiến tới xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức.

UBND tỉnh cần chỉ đạo cho sở Nội vụ sớm ban hành quy chế quản lý hồ sơ điện tử để triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý cán bộ, công chức thống nhất trong toàn quốc, khắc phục sự chồng chéo, gây lãng phí khi triển khai thực hiện.

Quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý công chức. Làm tốt khâu này sẽ đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý nhân sự khác. Vì vậy các cơ quan quản lý công chức làm công tác đối ngoại cần chú trọng điều này.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, thi đua khen thƣởng đối với công chức làm công tác đối ngoại

Trong quá trình quản lý công chức thì việc đánh giá, thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ công chức là khâu không thể thiếu. Thực hiện tốt khâu này là cơ sở quan trọng để thực hiện các khâu khác. Vì vậy tỉnh Kiên Giang cần chú trọng hoàn thiện việc đánh giá và thực hiện thi đua khen thưởng đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại.

Việc hoàn thiện đánh giá và thi đua khen thưởng đối với đội ngũ công chức đối ngoại cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Về việc đánh giá công chức làm công tác đối ngoại

- Việc đánh giá công chức làm công tác đối ngoại cần có phương pháp

đánh giá hiệu quả và khoa học. Đánh giá công chức vậy phải gắn vào tiêu chuẩn chức danh, chức trách của từng công chức, gắn vào công việc cụ thể, hoàn cảnh cụ thể và gắn với cơ chế chính sách, phân tích cụ thể điều kiện hoàn cảnh mà công chức đang làm việc. Xây dựng các tiêu chí đánh giá, thang đánh giá cho từng chức danh, từng cương vị càng cụ thể càng dễ đánh giá. Phải căn cứ vào kết quả công việc và khả năng phát triển của công chức.

- Việc đánh giá công chức làm công tác đối ngoại cần căn cứ vào kết quả

thực thi công việc của công chức làm công tác đối ngoại. Việc đánh giá cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ của từng vị trí công chức làm công

tác đối ngoại. Đồng thời cần căn cứ vào kết quả thực thi công vụ của bản thân các công chức. Cần xây dựng các tiêu chí đánh giá mang tính định lượng, giảm các tiêu chí mang tính định tính. Việc đánh giá cần gắn với các chức năng quản lý nhân sự khác để khuyến khích công chức chủ động, nghiêm túc trong việc đánh giá công chức làm công tác đối ngoại. Cần thẳng thắn, nghiêm túc trong quá trình đánh giá công chức làm công tác đối ngoại. UBND tỉnh cần chỉ đạo sở Nội vụ, sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công Thương và UBND các

huyện, thị xã tăng cường đánh giá công chức làm công tác đối ngoại. Cần phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan trong quá trình đánh giá công chức. Khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)