Nhóm giải pháp về thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút các dự án đầu tư vào khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 106 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế

Thực tế cho thấy, thể chế ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của các NĐT trong và ngoài nước như: Quyết định địa điểm, hình thức, quy mô đầu tư và khả năng sống sót của quyết định đầu tư.

KKT mở Chu Lai là khu vực tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực hoạt động dựa trên khung pháp lý được điều chỉnh bởi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ cơ bản đã lỗi thời, không còn phù hợp, làm phát sinh nhiều bất cập, hạn chế, nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đều không quy định hoặc quy định một cách khái quát về KKT nên khó thực hiện, nhiều chủ trương quy định tại Quy chế hoạt động của KKT mở Chu Lai không thực hiện được do chưa có hướng dẫn cụ thể hoặc bị các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn phủ quyết

Tuy thể chế ở các KKT đã có vượt trội so với các KCN, nhưng chỉ tập trung vào các ưu đãi về thuế, về tiền thu sử dụng đất... nên so với các KKT tự do trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất cập, không đủ sức cạnh tranh.

Để tạo hành lang pháp lý cho các mô hình KKT mới, tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư và giải quyết các xung đột với văn bản pháp luật mới được ban hành, Chính phủ đã ban hành Dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP và Nghị định số 114/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, vì đây chỉ là văn bản dưới luật nên mang tính giải pháp tình thế, nữa vời. Qua thực tiễn 13 năm xây dựng KKT mở Chu Lai và nghiên cứu các mô hình đặc KKT ở Trung Quốc, KCX ở Ấn Độ cho thấy và một số nước khác, muốn phát triển KKT mở Chu Lai cần phải có những chính sách trọn gói mang tính đột phá cho khu vực lớn và nhất quán trong thời gian dài, độ tin cậy cao đối với các NĐT chiến lược. Để làm được những điều này, chúng ta cần phải có các giải pháp căn cơ, mang tính tổng thể, phải có thể chế, chính sách vượt trội cả về những quy định pháp lý thuần túy về kinh tế, lẫn mô hình tổ chức quản lý hành chính và xã hội, chứ không chỉ là những ưu đãi đầu tư một cách thuần túy. Do đó, cần đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật KKT hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống nhất xây dựng KKT mở Chu Lai theo mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để phát triển thế mạnh riêng có, được áp dụng cơ chế, chính sách kinh tế ưu đãi đặc thù nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, tạo động lực phát triển mới, bảo đảm phân bổ nguồn lực theo vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi cả nước. Trong các thể chế, cơ chế chính sách trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước phải được xem trọng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút các dự án đầu tư vào khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 106 - 107)