3.2.1 Các giải pháp v xây d ng, ban hành v n bản
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về quản lý công tác thi đua, khen thưởng. Định k thực hiện rà soát và hệ thống hoá văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng để kịp thời phát hiện các mâu thuẫn, chồng chéo và sửa đổi, bổ sung trong các quy định về thi đua, khen thưởng hoặc gửi ý kiến đến cơ quan có th m quyền xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế.
Cụ thể là, quy định về t lệ xét khen thưởng đối với các tổ chức đoàn thể trong các phong trào thi đua nhằm khắc phục hiện tượng khen thưởng tràn lan đang diễn ra. Bên cạnh đó, tiêu chu n thi đua của tập thể cần được kiến nghị sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng và mang tính phân loại cao. Cần tập trung vào những tiêu chí mang tính “lượng hóa” để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả công việc để hạn chế tính chủ quan khi bình xét thi đua. Đối với các tiêu chí không định lượng được cần phải được đánh giá dựa trên kết quả thống kê, so sánh, liệt kê đi kèm để chứng minh.
Các thủ tục đề nghị khen thưởng và tiêu chí bình xét, đánh giá thi đua cần được quy định niêm yết tại bảng tin trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của chính quyền nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch hạn chế tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.
Riêng mức chi khen thưởng đối với các tập thể có quy mô lớn cần được đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo được tính động viên cho tổ chức.
Đề xuất tách nội dung sáng kiến kinh nghiệm thành một nội dung để khen thưởng độc lập để có cơ chế ghi nhận và tuyên dương kịp thời những sáng kiến hay và kinh nghiệm hữu ích. Giáo viên là những người làm công tác truyền dạy kiến thức chứ không phải là các nhà nghiên cứu khoa học, do vậy
không nên bắt họ phải đều đặn hằng năm sáng tạo ra ít nhất 01 sáng kiến và chạy theo những sáng kiến không có giá trị và không có chất lượng. Do đó, không nên đưa nội dung này thành tiêu chu n bắt buộc mà chỉ nên phát động thành phong trào thi đua. Triển khai nội dung từ đầu năm và cuối năm thực hiện công tác tổng kết, ai có sáng kiến thì gửi lên Hội đồng khoa học, hội đồng thi đua, khen thưởng tại cơ sở để xem xét, th m định. Niêm yết công khai kết quả th m định, lý do sáng kiến được công nhận và không được công nhận. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể về th m quyền, trách nhiệm của cơ quan thực hiện nghiệm thu sáng kiến về đôn đốc và theo dõi việc ứng dụng thực tế của các sáng kiến được công nhận.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Thi đua - hen thưởng và vai trò tham mưu của cán bộ chuyên trách về công tác thi
đua, khen thưởng của huyện Bắc Tân Uyên.
Qua bảng 2.1 về số liệu khen thưởng các cấp (xét trong 2 năm 2015, 2016) có thể thấy khối lượng xét duyệt hồ sơ đối với Hội đồng thi đua, khen thưởng c ng không quá nặng nề, áp lực, do vậy thành viên Hội đồng hoàn toàn có thể bố trí thời gian để đầu tư nghiên cứu và tham mưu nhiều hơn nữa về công tác thi đua, khen thưởng. Rà soát quy chế hoạt động của Hội đồng thi đua, khen thưởng để làm rõ nhiệm vụ của từng thành viên Hội đồng để mỗi người đều có trách nhiệm trong việc đóng góp ý kiến nhận xét, đánh giá và tăng cường tham mưu phát triển hoạt động thi đua, khen thưởng. Nghiên cứu các hình thức thi đua, tiêu chu n xét khen thưởng của các quốc gia tiên tiến trên thế giới để tham mưu và đề xuất cấp có th m quyền đổi mới trong công tác thi đua, khen thưởng chọn lọc và áp dụng những kinh nghiệm quản lý phù hợp với địa phương.
Ví dụ như học tập đất nước Singapore về việc đề cao lòng trung thành và phong cách làm việc của cán bộ, công chức, trong nội dung đề xuất – kiến
nghị của Báo cáo công tác thi đua, khen thưởng cuối năm, Hội đồng thi đua, khen thưởng có thể tham mưu cho U ban Nhân dân huyện Bắc Tân Uyên đề nghị cấp Hội đồng thi đua – khen thưởngTỉnh xem xét đưa thêm nội dung đánh giá mức độ trung thành qua thâm niên công tác và sự tận tuỵ của cán bộ bằng số ngày nghỉ phép trong năm vào nội dung bình xét thi đua cuối năm nhằm động viên tinh thần gắn bó và chăm chỉ lao động của đội ng cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ hai, cần xây dựng các văn bản hướng dẫn chung về khen thưởng cho các đối tượng là công nhân, nông dân, người lao động sản xuất trực tiếp. Đối tượng này là những người có trình độ học vấn tương đối thấp, khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế do đó rất cần tổ chức quán triệt, hướng dẫn và cụ thể hóa các quy định về công tác thi đua, khen thưởng đến từng đối tượng, giúp họ hiểu hơn về vai trò thi đua, khen thưởng trong trong thời đại mới. Đặc biệt, lưu ý về từ ngữ sử dụng cho đối tượng này cần chọn lọc những ngôn ngữ đơn giản, gần g i, dễ hiểu.
Thứ ba, gắn công nghệ thông tin với hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật. Tích cực cập nhật, đăng tải các văn bản pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng trên trang thông tin điện tử của huyện Bắc Tân Uyên. Quan tâm xây dựng các chuyên mục về văn bản pháp luật, thủ tục hành chính, dịch vụ công, phục vụ nhu cầu tra cứu văn bản pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng của người dân, đồng thời gắn hiệu lực pháp lý với hiệu lực thi hành các văn bản trên thực tế.
Bên cạnh đó, đ y mạnh ứng dụng chữ ký số, chứng thư số trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên đối với công tác quản lý thi đua, khen thưởng nhằm đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả của các văn bản ban hành.
Thứ tư, tăng cường tổ chức các buổi thảo luận đóng góp ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng của cấp tỉnh và trung ương nhằm tập hợp trí tuệ, phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm của tập thể. Khi tổ chức thảo luận, góp ý c ng cần lưu ý về thời hạn tham gia góp ý để đảm bảo tính kịp thời trong xây dựng văn bản, tránh trường hợp làm ảnh
hưởng kéo dài thời gian th m định, ban hành văn bản. Các buổi thảo luận, đóng góp ý kiến cho các văn bản quy phạm pháp luật nên đảm bảo sự tham gia của cán bộ pháp chế nhằm tăng hiệu quả rà soát pháp lý đối với các quy định thi đua, khen thưởng.
Thứ năm, nâng cao chất lượng của đội ng cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản ngay từ khâu tuyển chọn vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định tới chất lượng của văn bản pháp luật và chất lượng tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng, khắc phục từ gốc rễ việc sao chép qua lại nội dung các văn bản như thực trạng tại địa phương đang diễn ra. Song song với trình độ chuyên môn cần quan tâm năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của công chức trong thực tế. Đồng thời, tăng cường vai trò lãnh đạo của Huyện ủy, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Tân Uyên đối với công tác thi đua, khen thưởng, phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản về công tác thi đua, khen thưởng được ban hành.
3.2.2 Các giải pháp v triển khai, th c hiện chính sách
Thứ nhất, đ y mạnh cải cách hành chính trong thi đua, khen thưởng. Làm rõ vai trò của chính quyền địa phương đối với công tác thi đua, khen thưởng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách thủ tục đề nghị khen thưởng theo hướng tinh gọn, sát thực tế. Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục đề nghị xét khen thưởng, công khai các tiêu chu n bình xét danh hiệu thi đua, nâng cao chất lượng quy định thi đua, khen thưởng hơn
nữa, ứng dụng công nghệ thông tin công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng
Thứ hai, tiếp thu kinh nghiệm chuyển giao của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng cho xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách thi đua, khen thưởng phù hợp, hiệu quả và thiết thực.
Cụ thể là, tiếp nhận kinh nghiệm của huyện Phú Giáo trong việc chú trọng thực hiện văn hóa công sở, quy tắc ứng xử và dân vận chính quyền trong đội ng cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở để nâng cao được nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước trong nhiều mặt, đặc biệt là công tác thi đua, khen thưởng. Đút kết kinh nghiệm quản lý về công tác thi đua, khen thưởng của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương, huyện Bắc Tân Uyên cần phải đổi mới hoạt động của Hội đồng thi đua, khen thưởng. Hội đồng thi đua, khen thưởng Huyện ngoài việc thực hiện nghiêm túc công tác xét khen thưởng cần quan tâm nhiều hơn đến công tác chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua cơ sở. Phát huy tích cực vai trò thành viên Hội đồng thi đua cấp xã.
Thứ ba, đảm bảo về tài chính phục vụ thi đua, khen thưởng
Phát động phong trào thi đua “đơn vị quản lý tài chính tốt” nhằm tìm kiếm được các giải pháp quản lý hữu hiệu cải thiện tình trạng thiếu hụt ngân sách đầu tư cho các phong trào thi đua dài hạn.
Xin ý kiến của cấp tỉnh về việc thực hiện thí điểm mô hình “xã hội hóa” kinh phí khen thưởng đối với các phong trào thi đua ngắn hạn.
Tiến hành kêu gọi các doanh nghiệp địa phương đóng góp kinh phí tặng thưởng cho các đối tượng đạt thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực bằng những sản ph m, hiện vật có giá trị giúp giảm bớt gánh nặng về ngân sách khen thưởng, tập trung ngân sách để thực hiện các chính sách thi đua dài hạn hoặc các nhiệm vụ trọng tâm khác mà Đảng và chính quyền cấp trên giao cho.
Vận động đóng góp trên tinh thần tự nguyện, không có bất cứ cưỡng ép hay áp lực nào đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia đóng góp c ng s được đảm bảo quyền lợi bằng các hình thức truyền thông phù hợp.
Ưu tiên việc tiếp nhận đóng góp bằng hiện vật nhằm thuận lợi trong công tác kiểm tra, giám sát và phòng ngừa, hạn chế được tiêu cực phát sinh như: tham ô, tham nh ng, biển thủ công qu
Thứ tư, quan tâm nhiều hơn đến công tác khen thưởng khối ngoài quốc doanh, tránh tâm lý cho rằng thi đua, khen thưởng chỉ trong khối hành chính, sự nghiệp hoặc các tổ chức có vốn Nhà nước. Tuy nhiên, cần xem xét k các tiêu chu n khen thưởng, tránh hiện tượng khen thưởng tràn lan và ngăn ngừa các trường hợp lợi dụng vào uy tín của Nhà nước, của chính quyền địa phương mà trục lợi.
Thứ năm, đ y mạnh phong trào thi đua yêu nước trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Không ngừng triển khai các biện pháp thi đua thiết thực, đột phá, tạo động lực mới cho việc thực hiện sâu rộng phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên; quan tâm phát động các đợt thi đua ngắn hạn, dài hạn, thường xuyên, liên tục để lập thành tích chào mừng k niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến, phát huy mọi nguồn lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch nhà nước trong năm công tác.
Mặt khác, tập trung theo dõi, chỉ đạo và khen thưởng kịp thời đối với các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua nhằm động viên khích lệ tinh thần trong lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
3.2.3 Các giải pháp v tuyên truy n, phổ bi n
Thứ nhất, kết hợp các ý atởng tuyên truyển sáng tạo, đổi mới với các phương pháp truyền thông truyền thống để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội như: Phát triển thông tin tuyên truyền trên mạng xã hội. Giới thiệu các clip tuyên truyền ngắn bằng 3D, hoạt họa sinh động nói về những điểm nổi bật nhất của công tác thi đua, khen thưởng (những điểm thay đổi so với trước đây, những điểm được bổ sung hoặc những quy định mới ban hành...), cô đọng những hạn chế của công tác thi đua, khen thưởng bằng những tranh, ảnh biếm hoạ tạo sự thu hút, theo dõi bình luận của xã hội. Vấn đề s được tương tác và nhìn nhận dưới nhiều góc độ từ đó gia tăng được hiệu quả tuyền truyền.
Với đặc điểm dân cư chủ yếu là lao động nông nghiệp, công nghiệp thì loại ngôn ngữ bằng nhãn quan s gần g i, dễ tiếp thu hơn ngôn ngữ luật học được nhiều người đánh giá là khô khan. Bên cạnh đó việc này còn giúp cán bộ, công chức nhanh chóng nắm rõ nội dung trọng tâm về thi đua, khen thưởng không cần mất nhiều thời gian để tổng hợp và cập nhật thông tin từ nhiều nguồn.
Bên cạnh đó, xây dựng bộ tài liệu hỏi – đáp bỏ túi hoặc in theo dạng thẻ nhỏ được xếp thành tập (flashcards) dễ dàng mang theo trong người, phục vụ cán bộ xã, ngành trong việc nghiên cứu. Sổ tay hỏi đáp về một số điều cần biết về công tác thi đua, khen thưởng s giúp người đọc thu gọn phạm vi nghiên cứu, làm rõ vấn đang quan tâm một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất.
Nắm bắt xu hướng thời đại để phát động các phong trào thi đua tạo sự chú ý và hưởng ứng cao nhất của mọi người với mức chi phí tiết kiệm nhất. Đồng thời, mở rộng không gian tuyên truyền và chọn lọc đối tượng tuyên truyền cụ thể. Lựa chọn phương thức truyền thông đa phương tiện để công tác
tuyên truyền không những sâu mà còn được rộng khắp và tu vào đối tượng mà lựa chọn phương thức thực hiện khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng.
Thi đua, khen thưởng là hoạt động rộng lớn diễn ra trên khắp lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó rất cần sử dụng sức mạnh công nghệ để đưa nội dung truyền tải đến gần với tất cả mọi người. Ngoài các hình thức trực quan sinh động (loa phát thanh, tổ chức hội thảo ), văn nghệ quần chúng (hội thi ảnh nghệ thuật, viết bài tham luận ) thì công tác truyền thông online c ng cần được đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp, thu hút và sáng tạo. Khai thác trang thông tin điện tử (website) bằng việc quy hoạch vị trí chạy tự động các phóng sự ngắn nói về gương sáng điển hình của huyện Bắc Tân Uyên; những chuyển biến tích cực của huyện Bắc Tân Uyên giữa các thời k , giai đoạn nhờ vào hoạt động thi đua, khen thưởng; thông tin về Kế hoạch phát động thi đua nổi bật trên trang ...
Mặt khác, phải thường xuyên theo dõi các kênh truyền thông của cấp cơ sở để nắm bắt thông tin, vấn đề đưa ra định hướng chỉ đạo đối với công tác thi đua, khen thưởng của từng đơn vị, địa phương kịp thời, chu n xác. Việc này s giúp đội ng làm công tác truyền thông rèn luyện được tư duy năng động, nhạy bén với cái mới.
Thứ ba, tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan, các cơ quan truyền thông, tiếp tục đ y mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối