7. Kết cấu của luận văn:
1.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu ngân sách nhà
nhà nƣớc trên địa bàn huyện
1.2.1. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Thứ nhất, cấp huyện là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ
thống hành chính ở nƣớc ta hiện nay với những chức năng nhiệm vụ đƣợc quy định trong luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tƣơng đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của tỉnh.
Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi đƣợc quy định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cấp huyện. Tuy nhiên do luật ngân sách cũng đã quy định đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, còn HĐND tỉnh thì quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện (và quận, thành phố, thị xã). Do đó có thể thấy rằng quy mô ngân sách, khả năng tự cân đối của ngân sách cấp huyện hoàn toàn phụ thuộc vào việc phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi của tỉnh đối với cấp huyện cũng nhƣ tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện. Hay có thể nói ngân sách huyện có tự cân đối chủ động trong điều hành đƣợc hay không phần lớn phụ thuộc vào ý chí của HĐND, UBND tỉnh.
Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ
về thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi của NSH do tỉnh (cụ thể là HĐND &UBND tỉnh) quyết định, do đó trong thực tiễn hay phát sinh mâu
thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phƣơng cũng nhƣ những nhiệm vụ chi đƣợc giao thêm với cân đối ngân sách đã đƣợc ổn định. Điều này đặt ra yêu cầu là các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng chính sách chế độ thu, chi ngân sách, tham mƣu việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp huyện phải xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đầy đủ để tham mƣu cơ quan có thẩm quyền của tỉnh quyết định, tránh yếu tố cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Đồng thời phân cấp phải trên quan điểm tăng quyền chủ động của ngân sách huyện cũng nhƣ xã phƣờng để tạo điều kiện cho huyện và xã phƣờng hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phƣơng.
Thứ tư, cũng vì những đặc điểm trên có thể thấy quy mô ngân sách huyện thƣờng không ổn định qua các giai đoạn. Đối với nguồn thu của ngân sách huyện thƣờng chủ yếu là các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất và thu khác, trong đó thu từ thuế và phí, lệ phí là nguồn thu quan trọng chiếm tỷ trọng từ 70-80% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên trong thực tế cũng thấy rằng khoản thu thuế đƣợc giao chủ yếu là các sắc thuế nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực ngoài quốc doanh, đây là khoản thu rất khó thực hiện, quy mô số thu không lớn nhƣng chi phí phải bỏ ra cho công tác thu không nhỏ và đây cũng là địa chỉ của những sai phạm trong việc chấp hành luật thuế nhƣ gian lận thƣơng mại, trốn thuế, mua bán hóa đơn…
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước
Quản lý thu ngân sách là hoạt động quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu ngân sách thƣờng bị chi phối bởi các nhân tố sau:
Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính. Thể chế tài chính quy định phạm
vi, đối tƣợng thu của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyền của cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý thu ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu ngân sách trƣớc hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nƣớc có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý thu ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt đƣợc hiệu quả.
Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ. Khi nói đến cơ cấu tổ chức một
bộ máy quản lý thu ngân sách ngƣời ta thƣờng đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy đƣợc biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dƣới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm
vụ quản lý thu ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý thu ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu ngân sách nhà nƣớc.
Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập.Việc quản lý thu ngân sách luôn chịu ảnh hƣởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của ngƣời dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của ngƣời dân. Do đó, ở nƣớc ta cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới, ngƣời ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong qúa trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.
Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng nhƣ ý thức về sử dụng các khoản chi chƣa đƣợc đúng mức còn có tƣ tƣởng ỷ lại Nhà nƣớc thì sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhƣng trình độ mức sống của ngƣời dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc có thể rất dễ dàng. Trƣờng hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.