7. Kết cấu của luận văn:
1.4. Một số kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nƣớc của một số
1.4.1. Huyện Ea Kar
Trong công tác điều hành thu ngân sách, huyện đã tích cực chỉ đạo và thực hiện các biện pháp thu ngân sách ngay từ đầu những năm ngân sách, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tƣ vấn pháp luật về thuế để nâng cao sự hiểu biết và tự giác trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế và xử lý kịp thời các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp. Đặt ra các biện pháp và lộ trình cụ thể, phấn đấu thu NSNN hằng năm vƣợt dự toán HĐND huyện giao.Chi cục thuế thực hiện việc phân cấp quản lý thu cho xã để chủ động chỉ đạo, đôn đốc thực hiện kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cƣờng biện pháp thu nợ thuế, hạn chế các khoản nợ thuế mới phát sinh. Đẩy mạnh thu biện pháp tài chính, nhất là thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất, tăng cƣờng các khoản thu xử phạt, kịp thời bán đấu giá tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nƣớc.
doanh, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giải quyết kịp thời việc bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, các thủ tục về đầu tƣ để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vốn sản xuất kinh doanh nhằm tạo đƣợc nguồn thu ổn định, lâu dài và bền vững cho NSNN.
1.4.2. Huyện Ea H’Leo
Tại Ea H’Leo, khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan tham mƣu xác định và quản lý nguồn thu là nhiệm vụ quan trọng giúp cho địa phƣơng đảm bảo nguồn chi. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, xây dựng lực lƣợng uỷ nhiệm thu thuế cho UBND xã, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND, đài truyền thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen hƣởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hoá. Nhờ đó, Ea H’Leo vƣợt thu hàng năm.
1.4.3. Bài học rút ra cho huyện Krông Năng
Từ kinh nghiệm quản lý NSNN của các huyện, có thể rút ra một số bài học cho huyện Krông Năng nhƣ sau:
Thứ nhất, cần tuyệt đối tuân thủ các quy định về quản lý NSNN của Luật
NSNN năm 2015 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật này. Bởi đây là hành lang pháp lý quan trọng để đảm bảo các hoạt động quản lý NSNN đƣợc thực thi có hiệu lực và hiệu quả. Với sự tuân thủ tuyệt đối các quy định của Nhà nƣớc về quản lý NSNN sẽ giúp cho chính quyền huyện Krông Năng nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN trên địa bàn toàn huyện.
Thứ hai, phải thực hiện nghiêm túc về chu trình ngân sách trong đó lập
ngân sách là khâu quan trọng nhất. Chấp hành ngân sách là việc thực hiện dự toán ngân sách đƣợc duyệt và quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng để tổng hợp các khoản thu chi NSNN làm tiền đề cho việc lập dự toán ngân sách năm
sau.
Thứ ba, trong quá trình quản lý thu NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các
khoản thu, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi, coi trọng các khoản chi đầu tƣ phát triển giúp kích thích và tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn huyện và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.
Thứ tư, tăng cƣờng kiểm tra quyết toán thu ngân sách, chú trọng đến hiệu quả công tác quản lý thu chi ngân sách. Quá trình lập, phân bổ, quyết toán NSNN phải đƣợc quản lý, quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Thứ năm, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý thuế đối với các khoản thu.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH CỦA HUYỆN KRÔNG NĂNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY
2.1. Đặc điểm, tình hình phát triển KT-XH của huyện Krông Năng có liên quan đến quản lý thu ngân sách nhà nƣớc
- Đặc điểm hành chính, tự nhiên: Krông Năng là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển. Huyện Krông Năng là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Đắk Lắk, đƣợc thành lập từ năm 1987, đến nay đã gần 30 năm thành lập, địa bàn huyện có đƣờng địa giới hành chính tiếp giáp nhƣ sau: Phía tây và tây nam giáp thị xã Buôn Hồ, phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo, phía đông giáp huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, phía đông bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía nam bà đông nam giáp huyện Ea Kar; Huyện Krông Năng có diện tích tự nhiên 614,60 km2, dân số trung bình 124.577 ngƣời (năm 2015), mật độ dân số bình quân khoảng 203 ngƣời/km2
[1, tr.11]; Huyện Krông Năng có 12 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Krông Năng và 11 xã: xã EaTam, xã Tam Giang, xã Ea Hồ, xã Phú Xuân, xã Đliêya, xã Phú Lộc, xã Ea Tóh, xã Cƣ Klông, xã Ea Dăh, xã Ea Púk, xã Ea Tân.
- Về địa hình: Địa hình của Krông Năng là địa hình cao nguyên tƣơng đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lƣợn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; đất đai, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành sản xuất kinh doanh. Hệ thống giao thông nông thôn đã định hình và phát triển, đảm bảo lƣu thông hàng hoá tốt cả hai mùa, hệ thống mạng lƣới điện Quốc gia đã đến đƣợc hầu hết các xã trên địa bàn, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp đƣợc xây dựng và ngày càng phát huy hiệu quả. Những
điều kiện trên là cơ sở và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với cơ cấu phát triển một nền kinh tế hàng hoá bao gồm nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng bền vững.
- Về thời tiết: Thời tiết khí hậu vừa mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).
- Về tài nguyên khoáng sản: Đá xây dựng- Bao gồm có đá bazan và đá granite; đá bazan đã đƣợc khai thác ở khá nhiều điểm, song việc điều tra, quản lý còn nhiều hạn chế, đây là nguồn tài nguyên khá phong phú trên địa bàn. Đá granite có rất nhiều ở phía Bắc và Đông bắc tuy vậy điều kiện khai thác còn khó khăn về giao thông, nhu cầu hiện tại không lớn nên chƣa đầu tƣ khai thác. Sét làm gạch ngói cũng đã có những kết luận ban đầu về trữ lƣợng và chất lƣợng ở một số điểm nhƣng chƣa đƣợc nghiên cứu đánh giá về giá trị công nghiệp và khả năng khai thác sử dụng. Ngoài ra, huyện Krông Năng còn có vàng sa khoáng liên quan đến các trầm tích hiện đại ở thƣợng nguồn các suối lớn, tuy nhiên nhìn chung tiềm năng khoáng sản không lớn, trên thực tế không phải là thế mạnh trong tƣơng lai của Krông Năng. Riêng đá xây dựng có thể quy hoạch, quản lý khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
- Về tài nguyên rừng:So với các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk, diện tích
đất lâm nghiệp huyện Krông Năng không lớn, có 7.364 ha, trong đó chủ yếu là rừng đặc dụng 100 ha, rừng phòng hộ 5.940,3 ha, rừng sản xuất chiếm tỷ lệ ít. Diện tích trồng cây lâu năm là 32.711 ha chủ yếu là cây cà phê, cao su, điều; trong đó cà phê là 25.067 ha, diện tích cao su là 3.339 ha, hồ tiêu là 3.063 ha [1, tr.100].
đập, nhiều loại động thực vật, cảnh quan núi rừng tự nhiên phong phú và hấp dẫn là một ƣu thế to lớn để phát triển du lịch sinh thái, nhƣ: Khu du lịch Thác Thuỷ Tiên (xã EaPúk), Khu rừng Trấp K’sơ (xã Ea Hồ), Khu du lịch Đông Hồ (thị trấn Krông Năng); Diễn tấu Cồng chiêng, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Êđê buôn Wiâo, thị trấn Krông Năng; Mặt khác, với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, có nhiều phong tục tập quán khác nhau, mở ra khả năng khai thác lợi thế này để phát triển du lịch, dự án Chợ Tình (chợ văn hoá Việt Bắc) ở xã Ea Tam với nét đặc biệt riêng có của đồng bào dân tộc ít ngƣời phía Bắc sẽ tô thêm nét phong phú về văn hoá các dân tộc trên địa bàn.
- Về mạng lưới giao thông:Hệ thống mạng lƣới đƣờng bộ của huyện
phân bố khá đều và hợp lý, tạo đƣợc sự liên kết giữa trung tâm huyện với các xã.Hai tuyến tỉnh lộ 14 (Krông Năng - Buôn Hồ) dài 28 km và tỉnh lộ 3 (Krông Năng - Ea Kar) dài 26 km là tuyến giao lƣu kinh tế của huyện nối với các huyện Krông Búk và Ea Kar và hòa vào mạng lƣới giao thông quốc lộ 14 và 26 đến các tỉnh trong nƣớc.Tuyến quốc lộ 29 (đƣờng liên tỉnh ĐắkLắk - Phú Yên) đi qua trung tâm huyện, là điều kiện thuận lợi cho việc giao thông hàng hoá giữa tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung.
- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Trong những năm qua. Huyện đã có những bƣớc phát triển tƣơng đối toàn diện về nhiều lĩnh vực KT-XH, tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm tƣơng đối cao và ổn định 10,2%. GDP bình quân đầu ngƣời tăng bình quân 9%/năm. GTSX CN- TTCN tăng 11,3%/năm. GTSX nông nghiệp tăng 3%/năm. GTSX ngành thuỷ sản tăng 7%/năm.Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2011 là 102.303 triệu đồng, đến năm 2015 là 126.650 triệu đồng,tăng bình quân hàng năm khoảng 5%. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm bình quân hàng
năm là. Dân số toàn huyện đến 31/12/2015 là 140.000 ngƣời, lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 60% dân số.
+ Hệ thống chính trị từ xã, thị trấn đƣợc kiện toàn, củng cố. Các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể đã tạo đƣợc sự phối hợp ngày càng chặt chẽ, đồng bộ trong việc tổ chức điều hành, thực hiện các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao của huyện. Công tác cải cách hành chính đƣợc đẩy mạnh và đã phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN các cấp.
+ Vị trí địa hình huyện Krông Năng tƣơng đối tổng hợp vừa có đồng bằng; vừa có rừng núi. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa ngành. Hệ thống giao thông khu vực nội thành và ngoại thành đƣợc đầu tƣ xây dựng khá đồng bộ và thƣờng xuyên đƣợc cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT-XH.Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 641,790 km2.
+ Trong những năm qua, huyện đã luôn quan tâm đầu tƣ cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển KT-XH theo đúng định hƣớng, chiến lƣợc đã đề ra. Thu NSNN trên địa bàn liên tiếp đạt và vƣợt dự toán tỉnh giao, năm sau cao hơn năm trƣớc. Nguồn chi ngân sách đảm bảo đáp ứng cho các chƣơng trình trọng điểm. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch rõ nét theo hƣớng dịch vụ, du lịch, thƣơng mại - công nghiệp. Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2015, dịch vụ - du lịch, thƣơng mại chiếm đến 25,47%, CN- TTCN, XDCB chiếm 25,53%, nông -lâm- thủy sản chiếm 49% GDP trên địa bàn huyện.
+ Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ thƣơng mại; nông lâm nghiệp cũng có bƣớc phát triển khá, ổn định về diện tích và năng suất cây trồng. Tăng trƣởng
giá trị sản xuất bình quân (2011 – 2015) đạt 8,90% (giá so sánh 2010), trong đó: nông lâm nghiệp tăng 8,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,45%; các ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng 8,05%.
+ Năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện: Nông lâm nghiệp chiếm 72,54%; công nghiệp và xây dựng chiếm 9,28%; thƣơng mại - dịch vụ chiếm 34,18%[1, tr.27].
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện Krông Năng năm 2015
Nguồn: số liệu niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2015
Về nông – lâm nghiệp: Sản xuất nông nghiệp, Ngành trồng trọt có bƣớc
phát triển mạnh theo hƣớng kinh tế hàng hóa gắn với thị trƣờng; đã hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, cung cấp nguyên liệu, nông sản, thực phẩm cho thị trƣờng; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng bảo đảm theo hƣớng thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, cơ bản phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng và tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa. Đặc biệt, cây cà phê vẫn duy trì chiếm ƣu thế lớn tạo ra sản phẩm đáng kể, có tác dụng tích cực thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Trong nông nghiệp đã từng bƣớc cơ giới hóa một phần trong khâu làm đất, tƣới tiêu, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Diện tích, năng suất, sản lƣợng
72,54 % 9,28 %
34,18 %
nông lâm nghiệp công nghiệp
một số loại cây trồng tăng nhanh. Một số cây trồng, vật nuôi đã xác định đƣợc chỗ đứng khá vững chắc trong sản xuất nhƣ: Cà phê, hồ tiêu, cao su, ngô lai, chăn nuôi đại gia súc. Một số diện tích cây công nghiệp đã già cỗi đang đƣợc thay thế hoặc chuyển đổi sang trồng cây mới có năng suất, sản lƣợng cao hơn. Tình hình thiên tai, dịch bệnh trong các năm qua thƣờng xuyên xảy ra đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất, sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp.
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tính đến năm 2015, trên địa bàn
huyện có 645 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với 1.507 lao động. Tổng giá trị sản lƣợng đạt 105 tỷ đồng. Song song với việc phát triển các ngành công nghiệp nhƣ khai thác đá xây dựng, than bùn, huyện chủ trƣơng phát triển công nghiệp chế biến và các sản phẩm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: sản xuất ống nƣớc nhựa phục vụ tƣới tiêu, sản xuất trụ bê tông, sản xuất dụng cụ cầm tay,… cùng với các chính sách thu hút đầu tƣ lớn, huyện còn khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ vào lĩnh vực này để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hoạt động của các cơ sở công nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch chuyển lao động, tăng thu nhập cho cộng đồng.
Về thương mại – dịch vụ: Thƣơng mại, dịch vụ có bƣớc phát triển tốt
nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kích thích tiêu dùng, lƣu thông hàng hóa, đáp ứng đƣợc nhu cầu của đời sống xã hội, đặc biệt, thƣơng mại, dịch vụ ở nông thôn có bƣớc phát triển mới, chợ ngày càng phát triển cả ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2015, tổng số hộ kinh doanh đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện là 4.614 hộ kinh doanh. Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất và đi lại của ngƣời dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu của
sự phát triển một cách toàn diện của huyện Krông Năng hiện nay thì vẫn chƣa đáp ứng, nhất là về cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn hiệu quả còn hạn chế, khả năng tích luỹ từ nội bộ huyện vẫn chƣa cao, còn phụ thuộc nhiều vào sự phân cấp của Tỉnh, trình độ dân trí vẫn còn thấp so với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ còn thiếu, yếu năng lực quản lý, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
2.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nƣớc của huyện Krông Năng từ