Đặc điểm xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động của đạo tin lành trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 58 - 61)

2.1.5.1. Đặc điểm về cư dân

Theo niên giám thống kê dân số trung bình năm 2018 của tỉnh là 1.020.400 người, với mật độ dân số là 172 người/km2. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 30 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 95% dân số của tỉnh; ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như: Dân tộc Chăm (2,06%); dân tộc Êđê (2%); dân tộc Ba Na (0,3%); dân tộc Tày (0,2%); dân tộc Nùng (0,1%); và các dân tộc khác chiếm 0,4% chủ yếu sinh sống tập trung ở các huyện miền núi phía Tây.. Ngoài dân tộc Kinh, dân tộc Chăm, Ê đê, Ba Na chiếm tỷ lệ cao hơn so với các dân tộc khác…sinh sống chủ yếu ở ba huyện miền núi của tỉnh là Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân.

2.1.5.2. Tín ngưỡng, tôn giáo * Về tín ngưỡng:

Tín ngưỡng dân gian của dân tộc Phú Yên như thờ các vị anh hùng, những người có công với đất nước, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ tổ nghề, tín ngưỡng thờ mẫu, thờ thần. là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, gắn liền nói nghề đánh bắt nên lễ hội đặc trưng vùng là lễ hội cầu Ngư. Đặc điểm của các dân tộc sinh sống lâu đời ở Phú Yên:

Người Chăm ở Phú Yên là hậu duệ của cư dân đất Chăm Pa. Tuy nhiên, tín ngưỡng, tôn giáo của họ khác hoàn toàn với người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, đó là tín ngưỡng đa thần; họ tin rằng, trong thế giới tự nhiên muôn hình muôn vẻ, có một lực lượng vô hình luôn tác động đến mọi mặt đời sống. Lực lượng vô hình ấy được gọi chung là Yàng (thần): Yàng sông, Yàng núi, Yàng mưa...Tín ngưỡng dân gian của các dân tộc thiểu số chủ yếu là thời đa thần, lễ hội đặc trưng của đồng bào Chăm là lễ hội Kate.

Người Ê Đê ở Phú Yên cũng có quan niệm vạn vật hữu linh. Vị thần lớn nhất là đấng sáng tạo Aê Ðiê và Aê Ðu rồi đến thần đất (yang lăn), thần

lúa (yang mđiê) và các thần linh khác. Các vị thần nông được coi là phúc thần. Sấm, sét, giông bão, lũ lụt và ma quái được coi là ác thần. Nghi lễ theo đuổi cả đời người là lễ cầu phúc, lễ mừng sức khoẻ cho từng cá nhân. Ai tổ chức được nhiều nghi lễ này và nhất là những nghi lễ lớn hiến sinh bằng nhiều trâu, bò, chè quý (vò ủ rượu cần) thì người đó càng được dân làng kính nể.

Cũng như các dân tộc ít người khác trên vùng Trường Sơn, người Ba Na có rất nhiều tín ngưỡng tâm linh, đôi khi tin vào những điều phi thực tế nhưng đối với họ rất hệ trọng. Vì những tín ngưỡng dân gian ấy là nền tảng cho mọi sinh hoạt hằng ngày, đôi khi là "động lực sống" của từng thành viên, một gia đình, dòng họ hay cả cộng đồng.

Trước hết, người Ba Na tin rằng con người là một giống hữu sinh hữu tử, sống là ở tạm trên trần gian, chết mới thật được về nơi nhất định. Vì vậy, sống là phải có mục đích, phải mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho người thân, làm sao mình có thể đạt được điều tốt nhất trong hiện tại... Những hạnh phúc đó không những được thụ hưởng ở thế giới này mà còn có thể đem đi hưởng thụ ở đời sống mai sau.

Tuy nhiên, lòng mong muốn của con người là vậy nhưng mà sức lực có hạn. Cho nên muốn đạt được mục đích trên, người Ba Na phải trông cậy vào những đấng siêu nhiên (Yàng) có quyền phép để có thể nhờ họ phù hộ cho mình từ lúc còn là hình hài trong bào thai đến lúc được sinh ra, lớn lên... và rồi đi về cõi Mang Lung.

Bên cạnh đó, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (trong đó có Phú Yên) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại từ ngày 25/11/2005. Với người đồng bào dân tộc thiểu số, cồng chiêng không đơn thuần chỉ là một loại nhạc cụ mà còn là một linh khí, là phương tiện giúp con người giao tiếp với thần linh, đồng thời cũng

là phương tiện chuyển tải thông tin nhanh nhất giữa các buôn làng. Trước đây, đồng bào chỉ đánh cồng chiêng khi có việc. Nghe tiếng chiêng, những người trong làng, trong vùng hiểu rằng ở phía có tiếng chiêng đang có việc gì để đến chia buồn hoặc chung vui.

* Về tôn giáo:

Dân tộc Kinh chiếm 95% dân tộc toàn tỉnh, trong đó phần đông ảnh hưởng của Phật giáo, số ít chịu ảnh hưởng của Công giáo, Tin lành. Các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn ở Phú Yên như: Chăm, Ba Na, Ê đê là một cộng đồng dân tộc- tôn giáo khá rõ nét với hơn 90% dân số ảnh hưởng của đạo Tin lành, số ít còn lại ảnh hưởng của các tôn giáo như Công giáo, Phật giáo.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội và các lĩnh vực an sinh xã hội:

Tỉnh Phú Yên đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách về an sinh xã hội. Năm 2016, đã giải quyết việc làm cho người lao động vượt 1,6% kế hoạch; tỉ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên 58,01%. Tỉ lệ hộ nghèo ước tính còn 10,32%, giảm 2,3% so với năm 2015. Chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng lên. Công tác khám, chữa bệnh và phòng chống các dịch bệnh ở người được tập trung chỉ đạo.

Triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ; giải quyết việc làm cho người lao động vượt 1,4% kế hoạch; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 45% trên tổng số lao động đang hoạt động kinh tế, đạt kế hoạch đề ra. Tỉ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 còn 8%, giảm 2,23% so với năm 2016. Chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng lên, năm 2017 toàn tỉnh có 159/446 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 13 trường so với năm 2016, số học sinh bỏ học giữa chừng giảm. Công tác khám, chữa bệnh và phòng chống các dịch bệnh ở người được tập trung chỉ đạo.

Công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và tình hình triển khai các dự án trên địa bàn

được tập trung đẩy mạnh. Giáo dục và đào tạo được tiếp tục tập trung chỉ đạo, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đào tạo được đầu tư nâng cấp; đến nay toàn tỉnh có 188/404 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 29 trường so với năm 2017. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động của đạo tin lành trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)