Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 79 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa

Các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng trong thời gian qua đã tích cực triển khai các nội dung thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung hoạt động quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới có thể đánh giá qua một số ƣu điểm, hạn chế sau:

2.3.1. Về những ưu điểm

Công tác quản lý nhà nƣớc về XDNTM đƣợc chú trọng, phát huy tốt vai trò chức năng của các cơ quan nhà nƣớc trong thực hiện XDNTM cụ thể:

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện các nội dung CTMTQG XDNTM; các văn bản liên quan tới các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phƣơng đƣợc xây dựng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc XDNTM trên địa bàn.

- Đối với bộ tiêu chí, đã thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng lộ trình đạt chuẩn các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới. Đồng thời từng bƣớc củng cố, phát triển ban hành Bộ tiêu chí nâng cao, kiểu mẫu. Cơ bản đến nay, Bộ tiêu chí XDNTM trên địa bàn khá phù hợp, tạo thuận lợi lớn cho quá trình triển khai thực hiện của địa phƣơng (Bảng 2.6).

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ phù hợp của bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới

TT Nội dung Cán bộ, công chức xã Tổng số Tỷ lệ % Thành viên BCĐ/BQL Tỷ lệ % Không phải thành viên BCĐ/BQL Tỷ lệ % 1 Rất phù hợp 68 90.67 231 55.66 299 72.05 2 Khá phù hợp 5 6.67 105 25.30 110 26.51 3 Bình thƣờng 2 2.67 4 0.96 6 1.45 4 Không phù hợp 0 0 0 0 0 0.00 Nguồn: Phụ lục 2

- Ban Chỉ đạo các CTMTQG các cấp, Văn phòng Điều phối các cấp giai đoạn 2016-2020 đã đƣợc thành lập, củng cố, kiện toàn. Đã ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ban Chỉ đạo, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên.

Chú trọng công tác tập huấn, bồi dƣỡng hƣớng dẫn kiến thức về XDNTM, không ngừng nâng cao năng lực của đội cán bộ, công chức, viên chức XDNTM.

- CTMTQG XDNTM tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của

Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và sự điều hành tích cực của UBND tỉnh và các cấp địa phƣơng, các sở, ban, ngành, đoàn thể có sự phối hợp trong thực hiện Chƣơng trình; ngoài ra Chƣơng trình đã nhận đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của các đơn vị quân đội, doanh nghiệp và sự vào cuộc của ngƣời dân phấn đấu hoàn thành mục tiêu XDNTM.

- Đối với nguồn lực thực hiện chƣơng trình, đã phân bổ kịp thời các nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của chƣơng trình cho các địa phƣơng để thực hiện. Nguồn vốn đƣợc tích cực giải ngân hiệu quả, thực hiện một cách tập trung đối với xã, huyện đăng ký hoàn thành XDNTM, các tiêu chí khó.

- Công tác tuyên truyền có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, hình thức đa dạng, nội dung cụ thể, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, nâng cao ý thức tham gia XDNTM.

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong XDNTM, thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là những thôn làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cách thức sản xuất thay đổi, kinh tế của ngƣời dân đƣợc nâng lên.

2.3.2. Về những hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm, quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhƣ sau:

- Một số chính sách trong xây dựng nông thôn mới đã đƣợc ban hành nhƣng triển khai còn chậm nhƣ: chính sách về hỗ trợ lãi suất vốn vay, áp dụng cơ chế đặc thù trong XDNTM, nhất là những chính sách ở địa phƣơng hiện nay.

- Tổ chức bộ máy quản lý đƣợc củng cố, kiện toàn nhƣng cả về số lƣợng và chất lƣợng hoạt động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý XDNTM trên địa bàn tỉnh. Một số cán bộ, công chức là thành viên Ban chỉ đạo CTMTQG cấp xã chƣa hiểu biết đầy đủ về chƣơng trình (Bảng 2.7.).

Bảng 2.7. Đánh giá mức độ hiểu biết của CBCC về xây dựng nông thôn mới

TT Nội dung Cán bộ, công chức xã Tổng số Tỷ lệ % Thành viên BCĐ/BQL Tỷ lệ % Không phải thành viên BCĐ/BQL Tỷ lệ % 1 Biết rất rõ 50 66.67 131 38.53 181 43.61 2 Biết khá rõ 15 20.00 100 29.41 115 27.71 3 Không biết cụ thể 10 13.33 109 32.06 119 28.67

4 Hoàn toàn không biết 0 0.00 0 0.00 0 0.00

Nguồn: Phụ lục 2

+ Công tác bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ XDNTM ở các địa phƣơng chƣa thực sự tạo chuyển biến sâu sắc về năng lực cũng nhƣ nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới đối với đội ngũ cán bộ, công chức các cấp.

- Trong chỉ đạo thực hiện chƣơng trình, còn một số địa phƣơng có xã đƣợc quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, chƣa quan tâm thực hiện việc củng cố các tiêu chí đã đạt đƣợc cũng nhƣ tiếp tục nâng cao chất lƣợng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới.

+ Công tác theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình của một số địa phƣơng chƣa kịp thời, cập nhật báo cáo tiến độ còn chậm trễ, các nội dung báo cáo chƣa đầy đủ, sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn cấp huyện

với các sở, ban, ngành quản lý chƣa đƣợc chặt chẽ, thiếu trách nhiệm dẫn đến số liệu thiếu chính xác, thiếu đồng bộ.

+ Một số thành viên Ban Chỉ đạo các cấp chƣa thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, hƣớng dẫn địa phƣơng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM. Ngoài ra, các sở, ngành đƣợc phụ trách đánh giá theo dõi tiêu chí, chỉ tiêu theo lĩnh vực đƣợc phân công chƣa chủ động hƣớng dẫn báo cáo, thẩm tra kết quả của địa phƣơng. Công tác tham mƣu của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh hiệu quả chƣa cao.

- Nguồn lực đầu tƣ cho chƣơng trình còn hạn chế, chƣa đáp ứng nhu cầu. - Công tác kiểm tra, giám sát XDNTM của các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chƣa thƣờng xuyên, chất lƣợng chƣa cao. Thời gian kiểm tra, giám sát ngắn, số lƣợng các cuộc kiểm tra, giám sát ít. Việc thực hiện kế hoạch đi kiểm tra, giám sát còn chậm so với kế hoạch, chƣa đôn đốc kịp thời thực hiện nhiệm vụ XDNTM ở các địa phƣơng.

- Kết quả công tác tuyên truyền đến ngƣời dân để hiểu rõ về vai trò chủ thể, cũng nhƣ lợi ích của mình trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn hạn chế so với yêu cầu đề ra, việc tiếp cận những thông tin tuyên truyền, phổ biến về Chƣơng trình đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn và đạt hiệu quả chƣa cao (Bảng 2.8).

Bảng 2.8. Đánh giá nhận thức của ngƣời dân về xây dựng nông thôn mới của CBCC xã

TT Nội dung Cán bộ, công chức xã Tổn g số Tỷ lệ % Thành viên BCĐ/BQL Tỷ lệ % Không phải thành viên BCĐ/BQL Tỷ lệ % 1 Nhận thức đầy đủ 11 14.67 73 21.47 84 20.24 2 Nhận thức còn hạn chế 31 41.33 116 34.12 147 35.42

3 Không quan tâm 33 44.00 151 44.41 184 44.34

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên có thể thấy do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, Việc áp dụng, triển khai còn nhiều bất cập do một số chính sách chƣa đồng bộ, văn bản hƣớng dẫn còn chậm, dẫn tới việc triển khai thực hiện còn chậm trong những năm đầu của giai đoạn, ví dụ nhƣ:

+ Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ vốn ngân sách Trung ƣơng và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phƣơng thực hiện CTMTQG XDNTM giai đoạn 2016-2020, tại điều 4 quy định về hệ số phân bổ cho các xã khó khăn quá cao so với các xã thực sự có khả năng đạt chuẩn. Vì vậy địa phƣơng không thể chủ động phân bổ thêm cho các xã thực sự có khả năng phấn đấu đạt chuẩn trong giai đoạn 2016 – 2020 (hệ số 1) mà phải tập trung cho các xã đặc biệt khó khăn (hệ số 4 và 5).

+ Chính sách của địa phƣơng năm 2018 là năm đầu tiên thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, để triển khai đúng từng bƣớc đƣợc quy định tại Sổ tay hƣớng dẫn phát triển sản xuất cần có thời gian và còn nhiều vƣớng mắc trong quá trình thực hiện.

+ Bộ tiêu chí quốc gia xã NTM giai đoạn 2016-2020 yêu cầu cao hơn so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2011-2015. Các chỉ tiêu mới đƣợc bổ sung vào bộ tiêu chí cần có thời gian nhất định để các xã tập trung hoàn thiện vì hầu hết các chỉ tiêu mới này ở cấp xã chƣa có nhƣ: trang thông tin điện tử của xã, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em và ngƣời cao tuổi, chƣa thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao theo quy định…

Thứ hai, kiện toàn bộ máy chậm, chƣa thống nhất. Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 về ban hành quy chế quản lý các Chƣơng trình MTQG giai đoạn 2016-2020 quy định cấp xã chỉ có Ban Quản lý CTMTQG, trong khi tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 và Quyết định số 2540/QĐ-

TTg ngày 30/12/2016 đều đề cập tới Ban Chỉ đạo CTMTQG cấp xã, dẫn tới các địa phƣơng đều lúng túng khi triển khai tại xã.

Thành viên Ban Chỉ đạo CTMTQG XDNTM các cấp chủ yếu là kiêm nhiệm, là lãnh đạo nên ảnh hƣởng tới thời gian, cũng nhƣ sâu sát trong công tác lãnh đạo, điều hành XDNTM. Số lƣợng cán bộ của Văn phòng điều phối tỉnh, huyện, xã chƣa đảm bảo số lƣợng, vì xây dựng bộ máy nhƣng không đƣợc làm biến động biên chế tại địa phƣơng do đó cán bộ chuyên trách ít, chủ yếu kiêm nhiệm. Ở một số địa phƣơng, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, nhất là cấp xã. Chế độ, chính sách chƣa đảm bảo nên ảnh huởng phần nào tới sự toàn tâm, toàn ý phục vụ cho chƣơng trình.

Thứ ba, một số địa phƣơng trong tỉnh vẫn còn chủ quan, thiếu quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình, hệ thống chính trị cơ sở ở một số xã chƣa thật sự vào cuộc, chƣa có sự phân công nhiệm vụ, kế hoạch, lộ trình cụ thể. Công tác phối hợp thực hiện các nội dung về xây dựng nông thôn mới giữa các sở, ban, ngành chƣa chặt chẽ; chế độ báo cáo thông tin của các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở chƣa đƣợc kịp thời, liên tục, thông suốt đã ảnh hƣớng đến tiến độ của chƣơng trình.

Thứ tư, nhu cầu về nguồn lực đầu tƣ xây dựng hạ tầng nông thôn (giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, trƣờng học, ...) cho xây dựng nông thôn mới của tỉnh Gia Lai là rất lớn nhƣng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc còn hạn hẹp. Ví dụ nhƣ kinh phí phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới thấp (bình quân 100 triệu đồng/xã) chỉ đủ phục vụ quy hoạch chung. Bên cạnh đó, vốn ngân sách hàng năm phân bổ có hạn, không đủ tỉ lệ theo quy định, giải ngân nguồn vốn đầu tƣ chậm. Khả năng huy động nguồn vốn từ dân thấp, nhiều xã không có doanh nghiệp để vận động đóng góp, ngƣời dân khu vực nông thôn của tỉnh còn nghèo.

Về việc phân bổ vốn theo quy định chƣa phù hợp, vì có những xã đạt từ 15 tiêu chí nhƣng cần ít kinh phí (vì những tiêu chí về cơ sở hạ tầng đã đạt) thì cũng đƣợc phân bổ kinh phí nhƣ những xã đạt trên 15 tiêu chí nhƣng tiêu chí chƣa đạt lại là những tiêu chí về cơ sở hạ tầng cần nhiều kinh phí hơn. Đối với các xã đã đạt

chuẩn cần đƣợc tiếp tục duy trì và nâng cao chất lƣợng tiêu chí theo hƣớng dẫn của Trung ƣơng, tuy nhiên đến nay Trung ƣơng chƣa có cơ chế, chính sách hỗ trợ khiến cho các xã, địa phƣơng rất lúng túng.

Thứ năm, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của các cơ quan còn chƣa đảm bảo đúng kế hoạch, chƣa thƣờng xuyên. Hoạt động giám sát, nội dung giám sát rộng, thời gian giám sát ngắn.

Thứ sáu, nhận thức của một bộ phận không nhỏ ngƣời dân về việc thực hiện XDNTM chƣa cao, ngƣời dân phần lớn chƣa nhận thức rõ đƣợc vai trò chủ thể, cũng nhƣ lợi ích của mình trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Ngƣời dân vẫn còn tƣ tƣởng lý lại, trông chờ vào các chế độ, chính sách của nhà nƣớc coi mình là ngƣời thụ hƣởng nhất là ở các địa phƣơng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ bảy, xuất phát từ những đặc thù về kinh tế - xã hội của tỉnh dẫn tới việc triển khai XDNTM gặp nhiều khó khăn. Tỉnh Gia Lai có địa bàn rộng lớn, xuất phát điểm thấp, nhu cầu phát triển hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân rất lớn. Tỷ lệ ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn cao (44,5%), phần lớn là hộ nghèo, có trình độ dân trí thấp, còn nhiều tập tục lạc hậu, tƣ duy sản xuất nhỏ lẻ, năng suất cây trồng chƣa cao, chuỗi liên kết sản xuất “3 nhà” chƣa hiệu quả, thu nhập của ngƣời dân bấp bênh vì khó huy động đƣợc nguồn lực từ dân, công tác tuyên truyền, phổ biến cho ngƣời dân gặp nhiều khó khăn

Tiểu kết Chƣơng 2

Qua phân tích thực trạng về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay có thể thấy, công tác xây dựng nông thôn mới về cơ bản đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu nhƣ hoàn thành quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới ở các xã, cơ sở hạ tầng, điện, lao động nông thôn có việc làm… tuy nhiên còn rất nhiều các nội dung chƣa hoàn thành trong đó có nhiều tiêu chí gặp nhiều khó khăn để hoàn thành nhƣ về hộ nghèo, nhà ở, cơ sở vật chất văn hóa, môi trƣờng, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Số xã hoàn thành tiêu chí mới chỉ có 49/184 xã của tỉnh, 11 xã năm 2018 đang rà soát đánh giá công nhận, mới có 01/17 huyện, thị xã, thành phố hoàn thành XDNTM.

Trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến tích cực, nhƣng bên cạnh những ƣu điểm còn rất nhiều những hạn chế phải khắc phục nhƣ hoạt động chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp và thành viên Ban chỉ đạo chƣa quyết liệt, chƣa sâu sát; tổ chức bộ máy còn chƣa đảm bảo về số lƣợng cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện triển khai chƣơng trình; nguồn lực chƣa đáp ứng đầu tƣ thực hiện chƣơng trình, huy động nguồn vốn trong nhân dân khó khăn; kiểm tra, giám sát chƣa thƣờng xuyên, liên tục; công tác duy trì lƣợng tiêu chí đã đạt chƣa đƣợc chú trọng; ngƣời dân ở một số địa phƣơng chƣa nhận thức đƣợc vai trò chủ thể của xây dựng nông thôn mới; việc thực hiện XDNTM trên địa bàn gặp nhiều trở ngại, khó khăn do đặc thù kinh tế - xã hội của địa phƣơng...

Để có thể đáp ứng đƣợc khối lƣợng và yêu cầu thực hiện XDNTM giai đoạn tiếp theo, hoàn thành những mục tiêu đã đề ra đến năm 2020. Để công tác quản lý nhà nƣớc về XDNTM hoàn thiện hơn nữa, cần những giải pháp thiết thực tạo ra những tiền đề cơ sở khoa học đề xuất, kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản lý nhà nƣớc về XDNTM ở Gia Lai. Những định hƣớng và giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)