Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 37 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

1.3.1.1. Sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Với cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, sự thống nhất trong toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị là yêu cầu hết sức quan trọng. Đảng không chỉ đóng vai trò lãnh đạo, đƣa ra định hƣớng, chủ trƣơng mà còn phải sâu sát, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện, triển khai các chủ trƣơng này trong thực tế, tránh chủ quan, nóng vội, duy ý chí, chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện. Nhà nƣớc phải cụ thể hóa mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng thành chính sách, pháp luật trong quản lý xã hội, bằng các giải pháp hiệu lực, hiệu quả, sử dụng nguồn lực tiết kiệm nhất để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Trong suốt quá lãnh đạo của mình, vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân luôn chiếm vị trí quan trọng trong các chƣơng trình hội nghị của Đảng. Trải qua các kỳ đại hội Đảng, Đảng đã ban hành nhiều chủ trƣơng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Cụ thể là Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 khoá VII (tháng 6 - 1993) về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị khoá VIII về một số vấn đề phát

triển nông nghiệp và nông thôn nhấn mạnh “coi trọng thực hiện công nghiệp hoá,

hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) và xây dựng nông thôn” [16, tr 535].

Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW, Ban Kinh tế Trung ƣơng đã ban hành Đề cƣơng số 185/KTTW-BNN ngày 07/5/2001 để hƣớng dẫn các địa phƣơng thực hiện Chƣơng trình xây dựng mô hình phát triển nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH, hợp tác hóa, dân chủ hóa từ năm 2001-2004, trên 18 xã điểm. Đây đƣợc xem là chƣơng trình xây dựng NTM đầu tiên ở nƣớc ta và thƣờng gọi là chƣơng trình phát triển nông thôn cấp xã. Sau khi thí điểm xây dựng mô hình phát triển nông thôn cấp xã

kết thúc, trƣớc những hạn chế, yếu kém của nông thôn, ngày 08/6/2006, Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2614-QĐ/BNN-HTX về việc phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình NTM. Ngày 09/4/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tƣ 985/BNN-HTX về việc hƣớng dẫn thực hiện thí điểm xây dựng mô hình NTM. Tổng cộng chƣơng trình đã thực hiện trên 15 thôn thuộc 14 tỉnh, thành phố, từ năm 2006-2009.

Ngày 05/08/2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7 khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết xác định XDNTM là mục tiêu trọng điểm từ nay đến năm 2020 với nhiệm vụ giải quyết đồng bộ, toàn diện các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất,

tinh thần của nông dân, “trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân

và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt” [2, tr.2].

Thực hiện đƣờng lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trên cơ sở đó Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM, thông qua Đề án về Chƣơng trình thí điểm NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH giai đoạn 2009-2011, thực hiện ở 11 xã điểm. Các bộ, ngành cũng đã ban hành rất nhiều văn bản để thực hiện nội dung của đề án về vốn, quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tƣ, sổ tay hƣớng dẫn XDNTM, dự án đào tạo nghề nông thôn….

Sau thí điểm, để XDNTM trên phạm vi toàn quốc, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt Chƣơng trình MTQG XDNTM giai đoạn 2010-2020. Đây là căn cứ để Chính phủ, các bộ, ngành Trung

ƣơng chuẩn bị bộ máy chỉ đạo, quản lý, xây dựng văn bản hƣớng dẫn thực hiện đồng thời ban hành các chƣơng trình hỗ trợ thực hiện mục tiêu xây dựng NTM trong phạm vi cả nƣớc nhƣ Quyết định 1956/QĐ-TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông; Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nhiệp, nông thôn…

Tiếp tục trong các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII của Đảng đã khẳng định tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân, tiếp tục triển khai chƣơng trình xây dựng phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn.

Có thể nói, XDNTM thành công chính là nhờ chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn của Đảng, sự lãnh đạo, quan tâm, đôn đốc quyết liệt và kịp thời của Đảng cũng nhƣ các chính sách, cách thức quản lý và tổ chức thực hiện đúng đắn của Nhà nƣớc.

1.3.1.2. Hệ thống cơ quan chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác xây dựng nông thôn mới

Đầu tiên với phải nói tới vai trò của Chính phủ trong việc sớm ban hành Nghị

quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X, khẳng định quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ƣơng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chỉ đạo thƣờng xuyên công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng các chính sách đồng bộ, các chƣơng trình, dự án và phân bổ các nguồn lực ƣu tiên cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW trong đó có CTMTQG XDNTM.

Đồng thời chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng căn cứ chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn quản lý nhà nƣớc đƣợc giao tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai những nhiệm vụ về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thứ hai, vai trò của các Bộ, ngành trong vai trò phối hợp, ban hành hệ thống văn bản chính sách, pháp luật hỗ trợ thực hiện mục tiêu XDNTM cụ thể phù hợp.

Thứ ba, hệ thống cơ quan thƣờng trực, trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện chƣơng trình ở các cấp (Ban chỉ đạo, Ban Quản lý và Văn phòng điều phối các cấp cũng nhƣ công chức chuyên trách XDNTM). Đây là hệ thống cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng, trách nhiệm cơ bản trong việc chủ trì, triển khai thực hiện chuơng trình, giao chỉ tiêu, theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình.

Thứ tư, xây dựng nông thôn mới là vấn đề toàn diện, tổng thể của Nhà nƣớc với nhiều nội dung, cần có sự tham gia của tất các các cơ quan, các cấp, các ngành.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ là một khâu quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của công tác hội và phong trào nông dân.

Nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là người đem chính sách của

Đảng, của Chính Phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và tiến hành. Đồng thời đem tình hình của dân báo cáo cho Đảng, cho Chính Phủ để đặt ra chính sách đúng” [19, tr.269]. Vì vậy, cán bộ có năng lực tốt chính là cái gốc của mọi công việc, ở đâu có cán bộ có năng lực, trình độ, khả năng vận động, tập hợp đƣợc quần chúng, có uy tín, nhiệt tình tâm huyết với công việc thì ở đó phát huy đƣợc tác dụng của phong trào có hiệu quả.

1.3.1.3. Đối tượng thực hiện xây dựng nông thôn mới

Ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ nông thôn chính là đối tƣợng thụ hƣởng và đồng thời là đối tƣợng thực hiện chƣơng trình. Tuy nhiên, để ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ thực hiện tốt chƣơng trình, phát huy nội lực cần có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn cụ thể nhất là cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng. Vì vậy, để nâng cao vai trò của ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ trong xây dựng nông thôn mới thì trƣớc hết phải tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức

của ngƣời dân về XDNTM, để ngƣời dân tích cực, chủ động tham gia vào toàn bộ quá trình thực hiện.

Nói tóm lại, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy, định hƣớng, dẫn dắt, ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ chính là ngƣời tham gia xây dựng quy hoạch, đề án và thực hiện việc XDNTM ở địa phƣơng mình. Thực tiễn cho thấy nơi nào huy động đƣợc trí tuệ, tâm huyết, tiền của, công sức của mỗi ngƣời dân cùng với Nhà nƣớc và địa phƣơng thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới thì sớm đạt đích xã nông thôn mới và ngƣợc lại.

1.3.1.4. Nội dung chương trình xây dựng và bộ tiêu chí quốc gia vê xây dựng nông thôn mới

Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM với bộ tiêu chí bao gồm 5 nhóm, 19 tiêu chí và 49 tiêu chí con cụ thể hơn, nhƣng cũng linh hoạt hơn theo điều kiện của địa phƣơng (tiêu chí 2 giao thông; tiêu chí thủy lợi (3.1); tiêu chí cơ sở vật chất, văn hóa (6.1; 6.2); tiêu chí cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn (7)…) để từ đó có thể xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp hơn đặc điểm kinh tế - xã hội của các địa phƣơng, hoàn thành tốt nhất việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn này. Có thể nói từ việc chúng ta đƣa ra đƣợc các chỉ tiêu để “lƣợng hóa” xây dựng nông thôn mới là nỗ lực rất lớn của Trung ƣơng và việc điều chỉnh bộ tiêu chí trong giai đoạn mới với một số tiêu chí linh hoạt lại cho 7 vùng là Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long lại càng trở nên phù hợp và cần thiết hơn bao giờ hết.

1.3.2. Các yếu tố khách quan

1.3.2.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức đoàn thể ở địa phương

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó không thể thiếu vai trò của MTTQ Việt Nam và tổ chức đoàn thể ở điạ phƣơng. Thông qua tổ chức của mình, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên

tích cực tuyên truyền, phổ biến tới các thành viên, nhân dân chủ trƣơng, chính sách XDNTM của Đảng và nhà nƣớc qua đó làm cho nhân dân thấy rõ mục đích, ý nghĩa của Chƣơng trình, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi thành viên tham gia phong trào một cách tích cực, phù hợp với điều kiện của mình. Đồng thời vận động thành viên, nhân dân thực hiện các nội dung cụ thể thông qua các phong trào do Trung ƣơng MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên phát động XDNTM nhƣ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”, “Ngày vì ngƣời nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” thiết thực góp phần thực hiện CTMTQG XDNTM…

Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên còn là chủ thể thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với CTMTQG XDNTM. Trên cơ sở đó kiến nghị, hoàn thiện hơn nữa việc tổ chức thực hiện Chƣơng trình cũng nhƣ các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, đề án…) XDNTM.

1.3.2.2. Những yếu tố đặc thù về kinh tế - xã hội của địa phương

Hiện nay theo mục 1 điều 15 Nghị định 92/2006 CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam do Thủ tƣớng Chính phủ ký ngày 07/9/2006 phân vùng kinh tế Việt Nam chúng ta có 6 vùng kinh tế xã hội là: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng và mỗi địa phƣơng cụ thể các tỉnh, các huyện (thành phố thuộc tỉnh) và các xã đặc điểm, điều kiện về tự nhiên và điều kiện về kinh tế xã hội khác nhau ảnh hƣởng đến XDNTM với các mức độ khác nhau.

Đến hết 31/12/2017, cả nƣớc có 3.069 xã (34,4%) đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, đã có trên 492 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; có 43 đơn vị cấp huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên kết quả xây dựng nông thôn mới không đồng đều, tập trung nhiều nhất là khu vực Đồng

bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, trong khi đó vùng Đông Bắc Bộ lại có tỉnh chƣa có xã nông thôn mới nào. Xét về số tiêu chí nông thôn mới đạt đƣợc, trong 7 vùng kinh tế - xã hội cả nƣớc, thì 3 vùng gồm Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đều là các vùng có tỷ lệ thấp nhất [51].

Chính vì vậy, khi triển khai các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thấy rõ đƣợc sự ảnh hƣởng của yếu tố này, từ đó chủ động trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới cho phù hợp lộ trình, ƣu tiên thực hiện hoàn thành các nội dung của bộ tiêu chí, khắc phục những khó khăn, tồn tại, phát huy những yếu tố thuận lợi, tích cực để nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phƣơng ở Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)