7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Nội dung quảnlý tài chính tại bệnhviện công lập theo cơ chế tự chủ
1.2.2. Mục tiêu quản lý tài chính tại bệnh viện công lập theo cơ chế tự chủ chủ
Hiệu quả thực hiện của tài chính kế toán là mục tiêu quan trọng của quản lý tài chính tại bệnh viện. Các yếu tố của mục tiêu này bao gồm:
- Duy trì cán cân thu - chi: đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc của quản lý tài chính bệnh viện và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong cơ chế quản lý mới – tiến tới hạch toán chi phí.
- Bệnh viện phải cải thiện chất lượng thông qua một số chỉ tiêu chuyên môn như: tỉ lệ tử vong,…
- Nhân viên hài lòng với bệnh viện: đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, cải thiện phương tiện làm việc, xây dựng văn hóa Bệnh viện.
- Bệnh viện phát triển cơ sở vật chất, phát triển các chuyên khoa.
- Công bằng y tế: chất lượng phục vụ như nhau cho toàn bộ các đối tượng
- Với bệnh nhân: chất lượng chăm sóc và công bằng y tế - Với nhân viên: được hài lòng do đời sống được cải thiện.
Yêu cầu của Ban giám đốc: hoàn thành trách nhiệm thực hiện cán cân thu chi.
- Y tế Nhà nước : phát triển bệnh viện.
1.2.3. Nội dung quản lý tài chính tại bệnh viện công lập theo cơ chế tự chủ chủ
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 85/NĐ-CP của Chính phủ ngày15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các bệnh viện công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, thì nội dung quản lý tài chính tại bệnh viện công lập theo cơ
chế tự chủ gồm: quản lý các nguồn thu, quản lý nhiệm vụ chi, quản lý phân phối kết quả tài chính, quản lý việc trích lập các quỹ và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
1.2.3.1.Quản lý các nguồn thu của bệnh viện công lập
Các nguồn tài chính hình thành ngân sách của bệnh viện và được quản lý thống nhất theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm: Ngân sách nhà nước cấp hàng năm; thu viện phí và bảo hiểm y tế, nguồn viện trợ và các nguồn thu khác.
Nguồn ngân sách nhà nước cấp: Nguồn ngân sách nhà nước cấp là các nguồn đầu tư kinh phí cho bệnh viện thông qua kênh phân bổ của Chính phủ. Bệnh viện chỉ được cấp kinh phí NSNN khi có trong dự toán được duyệt, chi đúng tiêu chuẩn định mức, có đầy đủ hồ sơ chứng minh việc chi tiêu của bệnh viện. Theo đó, ngân sách cho bệnh viện có thể bao gồm chi sự nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, chi từ bảo hiểm y tế, thu viện phí và viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên nguồn NSNN cấp cho bệnh viện ở đây được định nghĩa là khoản chi cho bệnh viện từ NSNN cấp cho sự nghiệp y tế cân đối từ nguồn thuế trực thu và thuế gián thu.
Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế: Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng. Giá viện phí do giám đốc bệnh viện đề xuất, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương và phải dựa trên một khung giá tối đa- tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Tài chính phê duyệt. Bảng giá phải được niêm yết công khai. Việc thu viện phí trực tiếp của người bệnh phải sử dụng hoá đơn theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, một liên của hoá đơn phải trả cho người bệnh. Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm thanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện và phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thu viện phí từ cơ quan bảo hiểm y tế. Giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm xét miễn, giảm viện phí cho người bệnh theo chế độ quy định.
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác: Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng được hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Khi bệnh viện tiếp nhận tiền, hàng viện trợ phải làm các thủ tục xác nhận viện trợ theo quy định và phải sử dụng theo đúng mục đích từ phía nhà tài trợ. Các loại tài sản được viện trợ phải hạch toán tăng nguồn vốn và quản lý theo quy định như các tài sản được mua bằng nguồn vốn sự nghiệp do Nhà nước cấp. Nguồn thu từ khoản tiền đầu tư, thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của bệnh viện, đây chính là một cơ chế mở tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về góp vốn đầu tư, huy động các nguồn lực tài chính trong cộng đồng và xã hội nhằm chăm sóc sức khỏe cho con người.
Các nguồn thu từ dịch vụ y tế nhằm phục vụ bệnh nhân như: - Dịch vụ vận chuyển bệnh nhân.
- Dịch vụ liên kết trong hoạt động chuyên môn. - Dịch vụ cho người cao tuổi.
- Dịch vụ các phòng điều trị có chất lượng cao.
Dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ cho các đơn vị cơ quan, xí nghiệp ,trường học.
- Dịch vụ ăn uống
1.2.3.2.Quản lý các khoản chi của bệnh viện công lập
Các khoản chi trong bệnh viện: Trong bệnh viện các khoản chi được chia thành hai loại: các khoản chi hoạt động thường xuyên và các khoản chi hoạt động không thường xuyên.
Chi hoạt động thường xuyên: Là các khoản chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên như sau:
- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng
thêm từ các nguồn theo quy định; trường hợp còn thiếu, ngân sách nhà nước cấp bổ sung;
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đối với các nội dung chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Chi hoạt động không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí quy định tại Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí), Nguồn Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao; và Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
1.2.3.3.Quản lý việc trích lập các quỹ và phân phối kết quả tài chính
Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì Mức trích lập các Quỹ do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các quy định tại Điều này. Sau khi trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp vẫn còn dư thì bổ sung vào các quỹ còn lại.
định số chênh lệch thu lớn hơn chi và trích lập các Quỹ theo quy định. Trong đó đối với Quỹ bổ sung thu nhập: Trường hợp số đã tạm chi trước thu nhập tăng thêm của đơn vị vượt quá số được trích lập Quỹ bổ sung thu nhập theo quy định, số chi vượt phải trừ vào nguồn Quỹ bổ sung thu nhập của năm trước còn dư (nếu có) và số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của đơn vị; nếu vẫn còn thiếu thì trừ vào nguồn Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi của năm sau hoặc trừ vào Quỹ tiền lương năm sau của đơn vị (nếu các Quỹ khác không còn nguồn). Trường hợp số đã tạm chi thấp hơn số được trích lập Quỹ bổ sung thu nhập theo quy định, đơn vị chi trả tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động hoặc để dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau, theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Sau khi quyết toán năm của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp số được trích lập Quỹ bổ sung thu nhập theo quy định có thay đổi (tăng hoặc giảm) so với số đơn vị xác định khi kết thúc năm ngân sách, đơn vị có trách nhiệm điều chỉnh lại số trích lập Quỹ bổ sung thu nhập, tương tự như khi kết thúc năm ngân sách nêu trên và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.