Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập của thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Nhóm giải pháp khác

3.2.4.1.Hoàn thiện ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính

Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự bùng nổ các công nghệ cao, trong đó công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng có tác động sâu sắc đến toàn xã hội. Kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con người. Đặc biệt, công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính tại bệnh viện là một yêu cầu cấp bách nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý bệnh viện, thúc đẩy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng được yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:

- Phải sử dụng đồng nhất một phần mềm kế toán chung để dễ hoạt động và quảnlý.

- Tăng cường quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ, đưa phần mềm quản lý viện phí nội, ngoại trú vào sử dụng cũng như nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng, tích hợp các phần mềm đang sử dụng tại bệnh viện thành một hệ thống đồng bộ, tránh lãng

phí nguồn nhân lực.

- Đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin. Cần có kế hoạch đào tạo tin học cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính. Bên cạnh đó, cần tuyển chọn một số cán bộ để đào tạo chuyên sâu về tin học để phân tích hệ thống và quản lý có hiệu quả hệ thống thông tin QLTC thông qua mạng nội bộ của đơn vị.

3.2.4.2.Thực hiện khoán quản tại một số khoa phòng trong bệnhviện

Thực hiện khoán quản có nghĩa là bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện thực hiện khoán một số mục chi tiêu với định mức hợp lý cho tất cả các khoa phòng (văn phòng phẩm, điện thoại…). Nếu vượt định mức khoán về chi, thì khoa phòng đó phải tự chi trả phần vượt quy định. Nếu vượt qua ngưỡng khoán về thu làm tăng nguồn thu cho bệnh viện thì bộ phận nhận khoán được thưởng theo mức trong khung quy định của Nhà nước. Việc xác định mức khoán kế hoạch dựa trên số kinh phí mà bệnh viện chi cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các khoa phòng nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu tiết kiệm các khoản chi.

3.2.4.3.Tăng cường công tác quản lý tài sản công

Dự toán thu chi của bệnh viện được lập hàng năm, trong đó bệnh viện phải lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản được Bộ y tế phê duyệt, trên cơ sở đó lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản, do vậy cũng hạn chế được việc mua sắm các tài sản không cần thiết đảm bảo việc mua sắm phù hợp với điều kiện, năng lực của bệnh viện. Bên cạnh đó thì việc quản lý và sử dụng tài sản phải được theo dõi trên sổ sách kế toán và được giao cụ thể cho từng khoa phòng sử dụng. Các khoa phòng khi tiếp nhận tài sản phải có trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản, giữ gìn để tài sản được sử dụng lâu dài. Hàng năm phải

tính hao mòn đối với tài sản phục vụ cho hoạt động chuyên môn được giao của bệnh viện và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước đối với tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh dịch vụ. Cuối năm cần tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản để xem việc thiếu thừa tài sản để từ đó có phương án xử lý thích hợp.

3.3. Kiến nghị

Trong khuôn khổ luận văn tác giả đã đưa ra một số đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Các bệnh viện công lập của TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện trong thời gian tới. Để góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị, không chỉ nỗ lực của bản thân ngành Y tế mà còn phải được sự phối hợp với các ban ngành liên quan và sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập của thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)