2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Kiên Lương nằm trong khu tam giác kinh tế của tỉnh gồm Hà Tiên – Kiên Lương – Phú Quốc, có diện tích đất tự nhiên 47.241 ha, dân số 19.342 hộ bằng 79.986 người, có 7 xã (02 xã đảo) và 01 thị trấn, có 03 dân tộc chính: Dân tộc Kinh 70.812 khẩu (85,26%), Khmer 9.854 khẩu (11,86%), Hoa 2.294 khẩu (2,76%).
Huyện có vị trí địa lý rất thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. Huyện có thế mạnh về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, có 52 km đường bờ biển và trên 50 hòn đảo lớn nhỏ. Những năm qua, với sự lãnh đạo của Đảng, Kinh tế - xã hội huyện nhà phát triển ngày một căn cơ vững chắc, quốc phòng – an ninh không ngừng được củng cố và giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và đoàn viên thanh niên tiếp tục được nâng lên. Các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chống đi vào đời sống, tạo điều kiện tốt hơn trong việc phát huy tài năng của thanh niên. Đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong huyện tiếp tục trưởng thành, kế thừa và phát huy hiệu quả thành quả của những năm trước để lại, lãnh đạo tuổi trẻ tích cực học tập, lao động sản xuất, góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của huyện nhà.
niên suy thoái về đạo đức, lối sống, lười lao động…, mặt khác yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày một lớn, trong khi đó đội ngũ cán bộ Đoàn (nhất là ở ấp, khu phố) thay đổi liên tục, một số cán bộ Đoàn, Hội, Đội vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn huyện.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế: Tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế; tích cực tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, du lịch, từ đó kinh tế tiếp tục phát triển ổn định. Tổng giá trị sản xuất 14.566,079 tỷ đồng, đạt 101,99% kế hoạch (tăng 5,71% so với năm 2015). Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp 4.395,313 tỷ đồng, đạt 93,67% kế hoạch (tăng 2,66%); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 7.472,45 tỷ đồng, đạt 106,43% kế hoạch (tăng 7,21%); thương mại - dịch vụ và du lịch 2.698,316 tỷ đồng, đạt 105,08% kế hoạch (tăng 6,75%). Thu nhập bình quân đầu người 60,73 triệu đồng/năm, vượt 2,3% NQ.
Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.617,2 tỷ đồng, đạt 84,04% kế hoạch năm (giảm 9,41% so với năm 2015). Tổng sản lượng lương thực đạt 230.518 tấn, đạt 91,99% kế hoạch (giảm 7,22%); năng suất lúa bình quân đạt 5,52 tấn/ha (NQ 5,97 tấn/ha). Diện tích gieo cấy ổn định 02 vụ lúa được mở rộng thêm 809ha, nâng diện tích lúa lên 41.778 tấn, đạt 99,47% KH. Duy trì tốt công tác tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, nuôi thủy sản và chăn nuôi cho nông dân. Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp chống hạn và nước mặn xâm nhập sâu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản; đã tổ chức đắp 28 đập ngăn mặn, thi công nạo vét 18/21 công trình thủy lợi, đồng thời phối hợp tốt việc đóng - mở các cống ngăn mặn. Hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại lúa và hoa màu do hạn, mặn xâm nhập với số tiền 41,518 tỷ đồng, đạt
90,9% tổng giá trị được cấp; hỗ trợ sản xuất lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ- CP của Chính phủ (bổ sung năm 2015) với số tiền 304,29 triệu đồng. Hoàn thành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016.
Giá trị sản xuất thủy sản đạt 2.778,113 tỷ đồng, đạt 100,37% KH (tăng 11,29%). Tổng sản lượng khai thác và nuôi thủy sản được 84.503 tấn đạt 102,17% KH (tăng 3,34%). Tổng diện tích thả nuôi các loại thủy sản 10.422ha đạt 116,25% KH (tăng 21,84%), trong đó: diện tích tôm nuôi 4.970ha, đạt 122,72% KH, tăng 31,87% (tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp 1.120ha, đạt 106,67% KH, tăng 11,11%). Chỉ đạo giải quyết việc tranh chấp mặt nước biển giữa các hợp tác xã nuôi thủy sản, để ổn định tình hình sản xuất trên biển; rà soát, thống kê phương tiện khai thác thủy sản dưới 30CV-90CV để đăng ký. Triển khai kế hoạch phát triển nuôi thủy sản trên biển, giai đoạn 2016-2020.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.591,3 tỷ đồng đạt 109,74% KH (tăng 18%). Triển khai nâng cấp tuyến đường điện từ 1 pha lên 3 pha trên địa bàn xã Kiên Bình, Bình Trị và Hòa Điền. Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, đã có 205 cơ sở và 30 doanh nghiệp thành lập mới; tổng mức luân chuyển hàng hóa và sản phẩm dịch vụ đạt 5.162 tỷ đồng, đạt 106,4% KH (tăng 14,3%). Chỉ đạo chỉnh trang, sắp xếp trật tự mua bán trong khu du lịch Hòn Phụ Tử; tạo điều kiện triển khai dự án du lịch bến tàu Ba Hòn - Phú Quốc. Thu hút khách tham quan du lịch được 682.300 lượt người, đạt 100,34% KH (tăng 4,65%).
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình và tiến độ giải ngân; đã triển khai thi công 167 công trình (tăng 128 công trình so với KH), trong đó hoàn thành 144 công trình, đang thi công 23 công trình; giá trị khối lượng hoàn thành 109,62 tỷ đồng, đạt 109,72% KH;
giải ngân 98,23 tỷ đồng, đạt 98,32% KH. Tổ chức kiểm tra về trật tự xây dựng dân dụng trên địa bàn huyện, phát hiện 33 trường hợp vi phạm, đã xử phạt hành chính 05 trường hợp, các trường hợp còn lại đang xem xét giải quyết. Đội kiểm tra trật tự đô thị bước đầu đi vào hoạt động nề nếp. Công bố quyết định giải thể Trung tâm phát triển quỹ đất; thành lập Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư của huyện.
Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Hoàn thành thống kê đất đai năm 2015. Chỉ đạo thực hiện công tác kê khai đăng ký đất đai ở các xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2017. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 99,01% tổng số hộ có điều kiện. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật môi trường đối với các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh được 02 cuộc, với 48 cơ sở, qua đó nhắc nhở, chấn chỉnh việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
Quản lý chặt chẽ công tác thu, chi ngân sách nhà nước, thực hiện chi có tiết kiệm, đảm bảo theo dự toán. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện được 108,72 tỷ đồng, đạt 109,38% KH. Chi ngân sách địa phương 428 tỷ đồng, chiếm 210,67% tổng dự toán, trong đó chi ngân sách huyện 196,46 tỷ đồng, chiếm 100% dự toán. Các chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT, CSXH, Quỹ tín dụng Bình An xem xét cho 14.395 lượt hộ vay vốn, với số tiền 692,33 tỷ đồng để phát triển sản xuất; trong đó có 2.685 hộ vay đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, với số tiền 354,55 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi và mặn xâm nhập sâu nên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản, có 8.234,3 ha lúa và hoa màu vụ bị thiệt hại và 110 ha tôm nuôi công nghiệp bị bệnh; một vài nơi thiếu nước sinh hoạt; có 1.930 con cá bớp (11 lồng bè) bị chết do ảnh hưởng của sinh vật lạ. Một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch và giảm so với cùng kỳ năm 2015 như: giá trị sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa bình quân và tổng sản lượng lúa.
Phần lớn hợp tác xã và tổ hợp tác hoạt động cầm chừng, chưa hiệu quả. Việc cắm mốc ranh giới nuôi trồng thủy sản trên biển còn chậm thực hiện. Triển khai đầu tư phát triển các khu du lịch, khu di tích còn gặp khó khăn, tình trạng lấn chiếm chưa được xử lý triệt để. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng dân dụng, đất đai và môi trường còn hạn chế. Tiến độ thi công, giải ngân một số công trình xây dựng cơ bản còn chậm.
Văn hóa - xã hội: Ngành giáo dục - đào tạo tiếp tục thực hiện khá tốt công tác chuyên môn. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất; củng cố chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương. Xây dựng mới 31 phòng học bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; có 100% điểm trường chính đạt chuẩn xanh - sạch - đẹp và an toàn (tăng 01 trường so với năm 2015) và 10/26 trường đạt chuẩn quốc gia (NQ 38,46%). Kết quả xét hoàn thành chương trình tiểu học 99,78% (giảm 0,22%), tốt nghiệp THCS đạt 100%, tốt nghiệp THPT đạt 92,1% (tăng 5,9%). Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 96,43% (tăng 0,1%), phổ cập giáo dục THCS đạt 90,9% (tăng 0,1%). Duy trì 08/08 xã, thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi.
Chỉ đạo thực hiện khá tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa khu vực huyện và trạm y tế cơ sở, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân. Duy trì 08/08 trạm y tế các xã, thị đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện các chính sách thu hút bác sĩ về phục vụ ở địa phương, đã có 04 bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa huyện. Tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách trong huyện.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể thao ở hai cấp với nhiều hình thức, góp phần phục vụ tốt cho các ngày lễ, tết và các sự kiện chính trị quan trọng. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào do tỉnh tổ
chức như: ngày hội văn hóa - thể thao và du lịch dân tộc Khmer; hội thi văn nghệ - thể thao chào mừng 70 năm ngày thể thao Việt Nam và Hội thi văn nghệ quần chúng. Tổ chức họp mặt ôn lại truyền thống khu căn cứ cách mạng Moso. Nghiệm thu Đài tưởng niệm của huyện. Tổ chức cho cán bộ tham gia tập huấn về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình tại tỉnh. Hoàn thành việc bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa, kết quả: có 85,62% hộ gia đình, 95% ấp, khu phố và 87,93% đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, đào tạo nghề và giảm nghèo. Mở được 36/30 lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đạt 120% kế hoạch; giới thiệu việc làm được 1866 lượt lao động, đạt 103,7 % kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% (NQ 40%). Hoàn thành việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 2,69% và cận nghèo chiếm 1,45%. Cấp mới 5.559 thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 06 tuổi. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân đạt 68.70%.
Triển khai thực hiện khá tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc. Tổ chức thăm và tặng quà cho các chùa, các vị chức sắc, chức việc, gia đình chính sách, gia đình có công với Nước, người có uy tín tiêu biểu, hỗ trợ hộ Khmer nghèo vào dịp lễ, Tết. Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu phật giáo huyện, nhiệm kỳ 2016-2021. Tổ chức cho cán bộ cơ sở tham gia tập huấn công tác tôn giáo tại tỉnh.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị phục vụ dạy và học chưa đáp ứng nhu cầu. Chất lượng của các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình còn hạn chế. Công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân, phối hợp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm từng lúc thiếu chặt chẽ;
chất lượng khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế chậm nâng lên; đội ngũ bác sĩ chuyên khoa còn thiếu. Việc vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện còn khó khăn. Các thiết chế văn hóa chậm đầu tư, làm ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao của huyện. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử, xử lý chưa nghiêm. Tỷ lệ ấp, khu phố và đơn vị đạt chuẩn văn hóa giảm so với năm 2015.