quản lý và tổ chức bộ máy quản lý trong hoạt động tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ, bên cạnh các khía cạnh khác nhau của công tác tổ chức cán bộ còn cần phải có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.
Cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước; quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra. Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức; các mục tiêu quốc gia; thực hiện các giao tiếp (trao đổi, tiếp nhận thông tin,...) giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với doanh nghiệp và người dân.
Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng, tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành, các địa phương đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao, thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ quản lý có đóng góp quan trọng trong việc đạt được những thành tựu trong việc thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch đào tạo nghề tại địa phương. - Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: Hàng năm đều có tập huấn chuyên môn cho thành viên BCĐ cấp huyện, xã, thị trấn, cán bộ Lao động – TB&XH cấp xã và cán bộ ấp, khu phố tham gia quản lý lớp, rà soát nhu cầu học nghề, vận động nhân dân ra học… Hiện nay, huyện không tổ chức đào tạo cán bộ, công chức xã từ nguồn kinh phí theo Quyết định 1956, do được phân cấp nguồn này là tỉnh tổ chức đào tạo.
Bên cạnh đó, giáo viên khi tham gia đào tạo nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp thường xuyên phải xuống các xã đặc biệt khó khăn và biên giới theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2016 để đào tạo nghề từ 15 ngày trở lên trong tháng được phụ cấp 0,2 lần so với mức lương cơ sở.
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định và xử lý vi phạm quy định về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Toàn huyện có 08/08 xã, thị trấn có Ban chỉ đạo hoặc tổ triển khai Đề án, có bố trí cán bộ Lao động – TB&XH phụ trách theo dõi thường xuyên tình hình vận động và mở các lớp dạy nghề trên địa bàn; Tham mưu cho lãnh đạo
cấp ủy, phối hợp các ngành có liên quan theo dõi, giám sát hoạt động dạy và học.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực dạy nghề được tăng cường, tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm hạn chế sai phạm, thiếu sót. Tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định Số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động-TB&XH về việc ban hành một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Định kỳ hàng tháng kiểm tra tiến độ huy động, duy trì và thực hiện công tác tổ chức giảng dạy. Ban chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể hàng năm, trong đó phân công trách nhiệm cho từng thành viên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn để có hướng chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời. Định kỳ hàng tháng kiểm tra tiến độ huy động, duy trì và thực hiện công tác tổ chức giảng dạy. Trong năm, Ban chỉ đạo Huyện tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá theo Quyết định Số 1582/QĐ- LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động-TB&XH và báo cáo kết quả ít nhất 02 cuộc. Mỗi quý, cấp xã tự kiểm tra từ 2-3 lần. Mỗi tháng phân công Thường trực Ban chỉ đạo Huyện kiểm tra mỗi xã ít nhất một lần; phân công cơ quan thường trực, cán bộ chuyên trách, tổ giúp việc thường xuyên theo dõi các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn trên toàn huyện.
2.3. Đánh giá thực trạng QLNN về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương
2.3.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương
Những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động nông thôn đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế,
chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài…, và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.
Cùng với cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các chương trình, dự án trọng điểm kinh tế – xã hội được thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người lao động. Hàng năm, các chương trình mục tiêu này đã giải quyết việc làm cho trên dưới 500 lao động, trong số đó đa số là thanh niên nông thôn.
Thực hiện Chương trình về việc làm, Nhà nước thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ có sự lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội khác như Chương trình 134, Chương trình 135, phát triển kết cấu hạ tầng về đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trạm xá, trường học, công trình văn hóa,… phục vụ cho phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống cho nông dân. Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm và tự tạo việc làm cho thanh niên. Trung bình hằng năm các dự án này đã tạo ra việc làm cho 400 đến 500 lao động, chủ yếu là lao động thanh niên nông thôn; Tính đến thời điểm 30/12/2016, toàn huyện có 16.921 thanh niên (trong đó hơn 70% là thanh niên thuộc khu vực nông thôn).
Hàng năm, có trên 1.500 thiếu niên bước vào độ tuổi thanh niên bổ sung cho lực lượng lao động trẻ.
Trung bình mỗi năm có khoảng 100 đến 110 sinh viên cao đẳng, 40 đến 50 sinh viên đại học tốt nghiệp bổ sung cho lực lượng lao động là thanh niên. Đây cũng là nguồn tiềm năng của huyện trong việc phát huy nội lực của huyện nhà để phát triển.
2.3.2. Hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương
Bên cạnh một số kết quả đạt được, vấn đề lao động và việc làm của thanh niên nông thôn vẫn trong tình trạng thiếu ổn định, thất nghiệp có chiều hướng gia tăng.
Công tác vận động ra lớp chậm so với tiến độ, hoạt động khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề tại các xã chưa được quan tâm nhiều, thiếu thông tin về nghề nghiệp nên thực hiện kế hoạch mở lớp đúng danh mục nghề không ổn định. Một số nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp các xã đăng ký mở lớp chưa thật sự giải quyết việc làm bền vững như: làm móng, trang điểm.... nên khó vận động. Một số lớp đã khai giảng nhưng không duy trì học viên, số học viên/lớp học còn thấp so với học viên quy định của lớp học, một số lớp lịch học được liên tục; Việc giải quyết việc làm chưa gắn chặt chẽ với hoạt động tổ chức dạy nghề, tạo việc làm mới còn ít, nhất là phối hợp đào tạo 3 nhà đối với các doanh nghiệp trên địa bàn; Việc chuyển đổi hình thức sản xuất, cây trồng vật nuôi theo hướng công nghiệp hoá, nông nghiệp nông thôn chưa được chú trọng, số lao động là nông dân tham gia sau học nghề nhưng ngại chuyển đổi hình thức sản xuất hoặc đi lao động ngoài huyện, ngoài tỉnh, chủ yếu là tạo việc làm tại chỗ.
Một bộ phận lớn thanh niên nông thôn không có khả năng tìm kiếm việc làm mới, không chuyển đổi được nghề nên đời sống khó khăn, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cho xã hội.
Thiếu việc làm, không ít thanh niên nông thôn chơi bời, lêu lổng sa vào cờ bạc, rượu chè, nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác. Đây là nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao về các tệ nạn xã hội. Trước những khó khăn về việc làm, nhiều người đã ra thành phố, đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm kế mưu sinh.
Bảng phụ lục thống kê tình trạng việc làm của thanh niên trên địa bàn huyện từ năm 2014 đến 2016.
Số Số mô hình kinh tế TN đi làm ngoài tỉnh TN Số trong thanh niên
TN Có Số TN được thanh CLB
Tổng mặt Số có việc đào niên Mô Tổ TN
Đơn Năm số trên TN TP. Bình làm tại tạo, được hình hợp làm vị Thanh địa nông HCM Dương Khác địa tập giới kinh tác kinh
niên bàn thôn phương huấn thiệu tế tế
dạy việc nghề làm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 2014 15.217 11.348 6.965 1.649 1.107 701 4.934 623 875 8 3 Kiên 2015 15.314 10.755 6.637 1.630 1.180 948 5.117 681 1.058 6 4 Lương 2016 16.042 11.435 7.765 1.549 1.021 874 5.293 728 1.133 8 5 1
Nhìn vào Bảng phụ lục thống kê tình trạng việc làm của thanh niên trên địa bàn huyện từ năm 2014 đến 2016, ta thấy được tình trạng việc làm của thanh niên hàng năm đều tăng lên: Số TN được đào tạo, tập huấn dạy nghề từ năm 2014 là 623 thanh niên, đến năm 2016 tăng lên 728 thanh niên, bên cạnh đó công tác giới thiệu việc làm được các cấp bộ đoàn quan tâm đã tăng lên từ
Tuy nhiên, đại đa số việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, bởi trình độ học vấn thấp, quan hệ xã hội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng các tư liệu lao động hiện đại nên họ chỉ có thể làm được những công việc giản đơn theo vụ việc với mức lương thấp, đời sống khó khăn, tạm bợ.
Vấn đề hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thực tế là các tổ vay vốn chưa coi thanh niên nông thôn là lực lượng lao động chủ chốt nên chưa nhiệt tình và tin cậy để hỗ trợ vốn vay cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Số thanh niên được vay vốn để phát triển sản xuất chưa nhiều. Việc phổ biến nghề mới, đào tạo nghề, tư vấn nghề và hỗ trợ các kỹ năng nghề cũng như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào khu vực nông thôn còn rất hạn chế.
Một bất cập khác cần quan tâm là trình độ học vấn, nhận thức, năng lực quản lý, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và Đoàn Thanh niên ở cơ sở nông thôn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu khả năng tìm cách giải quyết việc làm cho thanh niên, thậm chí trong quá trình thực thi làm chính sách, pháp luật còn có sai lệch, tiêu cực, như cục bộ, bảo thủ, lạc hậu, chậm đổi mới, không thu hút và giữ chân được lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo có năng lực làm việc tại địa phương.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương
Thứ nhất, đa số TNNT còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần vươn lên chủ động lập nghiệp của họ cũng chưa cao, việc thu hút TNNT vào học các nghề nông nghiệp rất khó khăn, phần lớn TNNT đều có xu hướng ly hương để lập nghiệp.
Nhiều thanh niên chưa xác định được năng lực bản thân cũng như nhu cầu thị trường lao động để lựa chọn hướng đi phù hợp. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên ra trường có bằng cấp nhưng thiếu kiến thức thực tiễn về nghề, thiếu kỹ năng mềm, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Một bộ
phận thanh niên ngại khó, ngại khổ; thiếu chủ động, nhạy bén, chưa chịu khó trau dồi tay nghề, rèn luyện bản thân. Thực tế này dẫn đến tình trạng một bộ phận TNNT không thể kiếm được việc hoặc phải chuyển sang làm những công việc thời vụ, lao động phổ thông.
Thứ hai, kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng tham gia học nghề còn thấp so với chi phí sinh hoạt hiện nay, nên một số lao động có nhu cầu đi làm công nhật để đảm bảo đời sống hàng ngày, do đó ít tham gia học nghề. Một số LĐNT khi tham gia học nghề chưa xác định được mục tiêu học nghề nhằm giải quyết việc làm để tăng thu nhập cao hơn so với việc làm cũ nên lúng túng khi tìm việc và tự tạo việc làm. LĐNT còn ngại đi làm ăn xa để chuyển đổi nghề nên không mặn mà với việc đăng ký học những nghề mới, trong khi nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp tại địa phương không đáp ứng hết nhu cầu được làm việc của người lao động sau học nghề. Bên cạnh đó, phần lớn số người nghèo, cận nghèo là đối tượng già cả, neo đơn, bệnh tật, thiếu lao động và không có nhu cầu học nghề để giải quyết việc làm nên rất khó thoát nghèo từ việc học nghề.
Có một thực tế là các doanh nghiệp chưa coi thanh niên nông thôn là lực lượng lao động chủ chốt nên chưa nhiệt tình và tin cậy để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Số thanh niên được vay vốn để phát triển sản xuất chưa nhiều. Việc phổ biến nghề mới, đào tạo nghề, tư vấn nghề và hỗ trợ các kỹ năng nghề cũng như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào khu vực nông thôn còn rất hạn chế.
Thứ ba, do một số xã khảo sát nhu cầu học nghề chưa chặt chẽ, thiếu sâu sát từ đầu năm nên thay đổi nhiều lần kế hoạch mở lớp, chưa phối hợp khảo sát thường xuyên số lao động có việc làm sau học nghề; Các hoạt động