- Đối với ngành nông nghiệp: với mục tiêu duy trì và sử dụng linh hoạt đất chuyên trồng lúa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các hàng hóa nông nghiệp chủ lực, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghiệp (giống, kỹ thuật canh tác, chế biến sản phẩm sau thu hoạch) để tăng năng suất, chất lƣợng, giảm chi phí, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, thích nghi với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.
Hỗ trợ nông dân đầu tƣ mở rộng chăn nuôi thành nghề chính ở các vùng có điều kiện thuận lợi với quy mô thích hợp
Đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ, khoanh nuôi rừng tự nhiên có khả năng tái sinh; khuyến khích nhân dân xây dựng trang trại sản xuất theo mô hình nông - lâm kết hợp, theo các mô hình vƣờn đồi, vƣờn sinh thái; chú trọng trồng cây công nghiệp kết hợp với chƣơng trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vùng đất cát ven sông, thực hiện tốt các dự án trồng rừng của Chính phủ, của tỉnh.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tập trung quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa; từng bƣớc ứng dụng công nghệ tiên tiến
trong nuôi trồng thủy sản, đánh bắt, bảo quản, chế biến thủy sản để nâng cao chất lƣợng, giá trị, hiệu quả sản xuất.
- Phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng với cơ cấu ngành, nghề hợp lý, tâp trung phát triển các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản; khai thác chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng với phƣơng châm phát triển bền vững gắn bảo vệ môi trƣờng; Ngoài ra, tăng cƣờng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống.
- Phát triển ngành dịch vụ:
Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế kinh doanh phát triển đúng hƣớng, đảm bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật của nhà nƣớc; đa dạng hóa các hoạt động thƣơng mại. Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thƣơng mại. Sắp xếp lại các chợ và cửa hàng xăng dầu; khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng trung tâm thƣơng mại, siêu thị tại trung tâm cụm xã.
3.2.5. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
Có kế hoạch xây dựng, phát triển, tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đề ra trƣớc mắt cần bố trí, phân công cán bộ một cách hợp lý, theo đúng khả năng, trình độ, vị trí công tác. Thực hiện phƣơng châm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tại chỗ là chính, nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện về làm việc tại các xã, đặc biệt là các xã khó khăn.
Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch. Vì thông qua đội ngũ này sẽ cho ra những sản phẩm quy hoạch, đề án xây dựng NTM phù hợp hay không phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phƣơng. Phần lớn đội ngũ cán bộ xã trên địa bàn huyện nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch tại
các xã nói riêng còn yếu về công tác này do chƣa trải qua thực tiễn. Chính vì vậy bên cạnh việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch nông thôn mới huyện Vũ Quang cũng cần chú trọng vào công tác nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch tại địa phƣơng.
Không chỉ đội ngũ cán bộ làm quy hoạch tại các xã phải bồi dƣỡng nâng cao trình độ mà ngay cả đội ngũ cán bộ cấp huyện phụ trách mảng xây dựng NTM cũng phải luôn cập nhật kiến thức, nhạy bén trƣớc sự thay đổi về kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và đất nƣớc để kịp thời có những tham mƣu vớ BCĐ huyện điều chỉnh việc tổ chức thực hiện cho phù hợp với tình hình mới, tránh tình trạng bị động, lỗi thời trong quy hoạch phát triển chung của huyện.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm trang bị kiến thức căn bản về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, nhất là trang bị những kiến thức về quản lý nhà nƣớc, quản lý đất đai, vấn đề dân tộc, tôn giáo… cho đội ngũ cán bộ, gắn đào tạo lý luận với thực hành, giúp cán bộ, công chức nâng cao đƣợc năng lực thực tiễn.
Đối với lao động nông thôn cần phải đẩy mạnh việc đào tạo nghề trên định hƣớng phát triển của địa phƣơng và theo nhu cầu của ngƣời lao động từng xã. Bên cạnh đó, nội dung đào tạo phải đƣợc chú trọng vào những ngành nghề phổ biến, gắn liền với nhu cầu của bà con, tạo điều kiện giúp bà con áp dụng kiến thức ngay vào hiện thực sản xuất. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng công tác dạy nghề, tạo điều kiện cho các học viên tham quan các mô hình sản xuất ngay trong quá trình học phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đào tạo theo địa chỉ để cung cấp nhân lực, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất ở vùng nông thôn, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện.
Đào tạo nghề cho nông dân, các chủ trang trại, cán bộ quản lý hợp tác xã, cơ sở kinh doanh nông nghiệp phải trực tiếp giúp họ nâng cao kiến thức hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp để có năng suất, chất
lƣợng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, định hƣớng để ngƣời nông dân làm nghề nông một cách khoa học, có kiến thức thị trƣờng để lựa chọn nghề sản xuất hiệu quả.
Bồi dƣỡng kiến thức xây dựng NTM để giúp nông dân tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển NTM tại làng, xã; tự giác đóng góp và quản lý sau xây dựng các công trình công cộng. Việc đào tạo thông qua các hình thức nhƣ sinh hoạt câu lạc bộ tại nhà văn hóa, tham gia học các mô hình mẫu do Hội Nông dân, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức.
3.2.6. Sửa đổi quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết số: 26 NQ/TW, Vũ Quang đã triển khai tổ chức lập quy hoạch và xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới tại 11/11 xã nông thôn. Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng mình, các xã đã xây dựng xong đề án xây dựng nông thôn mới của xã mình, và đã đạt tiêu chí quy hoạch 100%. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Các xã đã hoàn thành tiêu chí quy hoạch nông thôn mới song chƣa thực sự gắn kết với quy hoạch của ngành, lĩnh vực, quy hoạch vùng.Quy hoạch phát triển sản xuất chỉ mới giới hạn trong phạm vi mỗi xã, mang tính sản xuất nhỏ chƣa liên kết đƣợc giữa các xã, các vùng để sản xuất hàng hóa có quy mô lớn gắn với đầu ra của sản phẩm nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng, tính liên kết đấu nối quy hoạch giao thông, quy hoạch thủy lợi chƣa cao. Chính vì vậy, việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện vẫn còn bất cập, chƣa thể hiện đƣợc bức tranh tổng thể để lựa chọn những địa bàn, những lĩnh vực công việc một cách hợp lý trong việc chỉ đạo triển khai thực hiệc.
Để Chƣơng trình XDNTM đạt hiệu quả thì việc rà soát điều chỉnh lại quy hoạch của các xã là rất cần thiết và phải quy hoạch chung của huyện trong các mặt tổ chức sản xuất, xây dựng hạ tầng; xây dựng NTM gắn với
phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong đó cần tập trung một sô nội dung sau;
- Về định hướng phát triển không gian khu vực nông thôn:
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với các nội dung chủ yếu: Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, phát triển nhanh các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; đƣa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất; áp dụng quy trình thực hành sản xuất đồng bộ; đầu tƣ thiết bị, công nghệ hiện đại trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và không ngừng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời có chính sách hỗ trợ ngƣời sản xuất nhỏ áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa; có cơ chế hỗ trợ ngƣời nghèo tham gia chuỗi giá trị.
- Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là phát triển mạnh sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng mạnh các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết; đa dạng hóa trong phát triển sản xuất theo hƣớng hiện đại, bền vững, tăng mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lƣợng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
- Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công tác giống, công nghệ sinh học; quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; đổi mới cơ chế chính sách về khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ (xã hội hóa công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ) tăng
cƣờng vai trò của doanh nghiệp trong chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trƣơng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng hỗ trợ đầu ra sản phẩm. Tạo môi trƣờng thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực; tạo bƣớc chuyển toàn diện đến năm 2025, định hƣớng năm 2030.
- Phương hướng tổ chức không gian các ngành kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngƣ nghiệp. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã đã có, hàng năm xây dựng kế hoạch thành lập mới các THT, HTX hoạt động trong lĩnh vực Nông, lâm, thủy sản, dịch vụ thƣơng mại phù hợp với tình hình sản xuất.
- Phương hướng tổ chức không gian ngành công nghiệp, xây dựng:
Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, HTX, THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu mua nông sản, nhất là chế biến nông lâm thủy sản và liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn (Nhà máy chế gỗ Thanh Thành Đạt)....
- Phương hướng tổ chức không gian ngành thương mại:
Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhƣ: thƣơng mại, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ về khuyến nông, khuyến lâm đến các xã, thị trấn và hộ gia đình nhằm đƣa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng phân xƣởng sản xuất nông cụ, sữa chữa cơ khí tại cụm công nghiệp và ở các trung tâm xã để phục vụ sản xuất của huyện, đồng thời đón đầu phục vụ các dịch vụ trên tuyến đƣờng Hồ Chí Minh qua huyện và khu vực Chợ Bộng.
3.2.7. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu
Trong giai đoạn đến năm 2025 tập trung triển khai các công trình trọng điểm của huyện và đầu tƣ xây dựng hạ tầng nông thôn mới; trong đó cần chú ý một số việc nhƣ sau:
- Các tiêu chí cần ít nguồn lực đầu tƣ nhƣng cần tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo quyết liệt, nhƣ: Tiêu chí Hộ nghèo (T/C 11), tiêu chí Tổ chức sản xuất (T/C 13), tiêu chí Giáo dục và Đào tạo (T/C 14), tiêu chí Văn hóa
(T/C 16), tiêu chí Môi trƣờng và an toàn thực phẩm (T/C17).
Giao thông: Tiếp tục vận động nhân dân thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số: 75 của HĐND tỉnh. Chú trọng đến bê tông giao thông trục chính nội đồng để đạt tiêu chí. Duy tu sửa chữa các tuyến giao thông và các công trình bị hƣ hỏng xuống cấp, UBND các xã phải xác định rõ và phân kỳ đầu tƣ cụ thể, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn để thực hiên nội dung tiêu chí giao thông.
Thủy lợi: Triển khai thực hiện bê tông hóa kênh mƣơng theo tinh thần Nghị quyết số: 76 của HĐND tỉnh, chú trọng quan tâm cho hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất, tác động trực tiếp đến năng xuất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp,
- Về phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường
Tập trung triển khai Đề án phát triển giáo dục mầm non, phổ thông đến năm 2025 theo Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, có giải pháp hiệu quả bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên hợp lý, nâng cao chất lƣợng đội ngũ gắn với tinh giản biên chế nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Xây dựng và củng cố trƣờng đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm gắn với tiêu chí xây dựng NTM tại các địa phƣơng. Từng bƣớc xây dựng trƣờng MN Thị trấn đạt chuẩn Quốc gia, trƣờng trọng điểm theo lộ trình Đề án, trƣờng THPT Cù Huy Cận đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện tốt các nội dung, chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 theo Đề án phát triển ngành Văn hóa-TDTT của huyện giai đoạn 2016-2019. Rà soát, nâng cấp hệ thống truyền thanh cơ sở để phục vụ đời sống nhân dân.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch, nhiệm vụ theo đề án phát triển ngành văn hóa. Đổi mới nội dung, hình thức phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng NTM, đô thị văn minh; nâng cao chất lƣợng các danh hiệu gia đình, làng xã, TDP, đơn vị văn hóa. Huy động nguồn lực đầu tƣ từ ngân sách kết hợp xã hội hóa đầu tƣ cơ sở vật chất văn hóa cấp xã, cấp huyện theo bộ tiêu chí huyện NTM; phục hồi, nâng cấp, phát huy tốt hơn giá trị di tích lịch sử văn hóa.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho ngƣời dân về công tác thu gom, xử lý rác thải môi trƣờng; quản lý, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng; nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX, Tổ đội vệ sinh môi trƣờng; triển khai xây dựng Lò đốt rác tập trung của huyện tại xã Đức Hƣơng và bãi rác trung chuyển tại xã Sơn Thọ theo quy hoạch.
3.2.8. Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm từng thành viên Ban chỉ đạo, bám sát địa bàn đƣợc phân công để hƣớng dẫn, kiểm tra các địa phƣơng thực hiện.
Nâng cao trách nhiệm của các phòng, ban chuyên môn đã đƣợc UBND huyện phân công theo dõi, hƣớng dẫn kiểm tra theo từng tiêu chí để thật sự giúp địa phƣơng thực hiện.
Chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã, phân công trách nhiệm cụ thể từng địa bàn thôn cho các thành viên và theo từng tiêu chí để theo dõi, kiểm tra, tham mƣu cho Ban chỉ đạo xã chỉ đạo thực hiện.
Ban chỉ đạo xã tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể