Thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết số: 26 NQ/TW, Vũ Quang đã triển khai tổ chức lập quy hoạch và xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới tại 11/11 xã nông thôn. Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng mình, các xã đã xây dựng xong đề án xây dựng nông thôn mới của xã mình, và đã đạt tiêu chí quy hoạch 100%. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Các xã đã hoàn thành tiêu chí quy hoạch nông thôn mới song chƣa thực sự gắn kết với quy hoạch của ngành, lĩnh vực, quy hoạch vùng.Quy hoạch phát triển sản xuất chỉ mới giới hạn trong phạm vi mỗi xã, mang tính sản xuất nhỏ chƣa liên kết đƣợc giữa các xã, các vùng để sản xuất hàng hóa có quy mô lớn gắn với đầu ra của sản phẩm nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng, tính liên kết đấu nối quy hoạch giao thông, quy hoạch thủy lợi chƣa cao. Chính vì vậy, việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện vẫn còn bất cập, chƣa thể hiện đƣợc bức tranh tổng thể để lựa chọn những địa bàn, những lĩnh vực công việc một cách hợp lý trong việc chỉ đạo triển khai thực hiệc.
Để Chƣơng trình XDNTM đạt hiệu quả thì việc rà soát điều chỉnh lại quy hoạch của các xã là rất cần thiết và phải quy hoạch chung của huyện trong các mặt tổ chức sản xuất, xây dựng hạ tầng; xây dựng NTM gắn với
phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong đó cần tập trung một sô nội dung sau;
- Về định hướng phát triển không gian khu vực nông thôn:
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với các nội dung chủ yếu: Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, phát triển nhanh các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; đƣa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất; áp dụng quy trình thực hành sản xuất đồng bộ; đầu tƣ thiết bị, công nghệ hiện đại trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và không ngừng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời có chính sách hỗ trợ ngƣời sản xuất nhỏ áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa; có cơ chế hỗ trợ ngƣời nghèo tham gia chuỗi giá trị.
- Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là phát triển mạnh sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng mạnh các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết; đa dạng hóa trong phát triển sản xuất theo hƣớng hiện đại, bền vững, tăng mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lƣợng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
- Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công tác giống, công nghệ sinh học; quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; đổi mới cơ chế chính sách về khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ (xã hội hóa công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ) tăng
cƣờng vai trò của doanh nghiệp trong chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trƣơng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng hỗ trợ đầu ra sản phẩm. Tạo môi trƣờng thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực; tạo bƣớc chuyển toàn diện đến năm 2025, định hƣớng năm 2030.
- Phương hướng tổ chức không gian các ngành kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngƣ nghiệp. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã đã có, hàng năm xây dựng kế hoạch thành lập mới các THT, HTX hoạt động trong lĩnh vực Nông, lâm, thủy sản, dịch vụ thƣơng mại phù hợp với tình hình sản xuất.
- Phương hướng tổ chức không gian ngành công nghiệp, xây dựng:
Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, HTX, THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu mua nông sản, nhất là chế biến nông lâm thủy sản và liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn (Nhà máy chế gỗ Thanh Thành Đạt)....
- Phương hướng tổ chức không gian ngành thương mại:
Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhƣ: thƣơng mại, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ về khuyến nông, khuyến lâm đến các xã, thị trấn và hộ gia đình nhằm đƣa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng phân xƣởng sản xuất nông cụ, sữa chữa cơ khí tại cụm công nghiệp và ở các trung tâm xã để phục vụ sản xuất của huyện, đồng thời đón đầu phục vụ các dịch vụ trên tuyến đƣờng Hồ Chí Minh qua huyện và khu vực Chợ Bộng.