Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 33 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều

nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về giao thông vận tải đối với ngƣời điều khiển và chủ phƣơng tiện xe máy kéo nhỏ khi tham gia giao thông; thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch, cơ các cơ sở sản xuất, lắp ráp, cải tạo xe máy kéo nhỏ.

1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ điều khiển xe máy kéo nhỏ

Hiện nay, xe máy kéo nhỏ đƣợc nhiều ngƣời nông dân trên cả nƣớc sử dụng, đặc biệt là ngƣời nông dân ở khu vực miền núi, địa hình phức tạp, nhiều đồi dốc thì số lƣợng xe máy kéo nhỏ ngày càng nhiều. Xe máy kéo nhỏ là loại phƣơng tiện đa năng, đƣợc ngƣời dân lựa chọn làm phƣơng tiện vận chuyển hàng hóa, nông sản, phân bón, bơm nƣớc, cày bừa, chở ngƣời đi làm…Việc sử dụng xe máy kéo nhỏ vào hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày đã giảm đƣợc sức lao động của nhân dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội.

Do có những đặc điểm riêng về sản xuất nông, lâm nghiệp so với các vùng miền khác nên trên địa bàn tỉnh Gia Lai việc sử dụng các loại phƣơng tiện khác để thay thế cho xe máy kéo nhỏ nhƣ ô tô là không phù hợp với địa

hình, chức năng vận chuyển và hiệu quả công việc. Mặt khác, giá thành mua, cũng nhƣ sửa chữa xe máy kéo nhỏ phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế các hộ gia đình làm nông nghiệp nên đƣợc sử dụng nhiều.

Vì vậy cần phải tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc nhà nƣớc bởi những lý do sau:

- Một là, xe máy nhỏ không đƣợc đăng ký, cấp biển số theo quy định của Bộ Công an; khi tham gia giao thông không đảm bảo các điều kiện của ngƣời điều khiển và tiêu chuẩn kỹ thuật của phƣơng tiện nhƣ: Không có đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, không có còi... không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông, ngƣời điều khiển phƣơng tiện đa số không có giấy phép lái xe,

- Hai là, chủ phƣơng tiện, ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ thƣờng xuyên vi phạm các quy tắc về tham gia giao thông rẽ trái, rẽ phải tự do, không có có tín hiệu chuyển hƣớng, không chấp hành báo hiệu đƣờng bộ, chở ngƣời trên thùng xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, quá tải...gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng để lại gánh nặng cho xã hội và gia đình; tình hình tham gia giao thông của loại xe này càng trở nên phức tạp; chƣa các có biện pháp hữu hiệu để hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ.

- Ba là, công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động của loại xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra, xử lý của các cơ quan, lực lƣợng chức năng chƣa quyết liệt, đồng bộ, có lúc còn buông lỏng; chƣa có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng;

Bốn là, hệ thống pháp luật quy định đối với xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ còn chƣa đầy đủ và chồng chéo, bỏ sót...

máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đời sống của nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay, cũng nhƣ chấp hành tốt các quy định của pháp luật đối với xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ.

1.4. Quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ ở một số địa phƣơng trên địa bàn Tây Nguyên và bài học máy kéo nhỏ ở một số địa phƣơng trên địa bàn Tây Nguyên và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai

1.4.1. Quản lý nhà nước về xe máy kéo nhỏ và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Kon Tum

Triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ, ngƣời điều khiển xe máy nhỏ, các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức triển khai thực hiện theo quy định, đồng thời có sự đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, địa hình của địa phƣơng đã góp phần cải thiện đời sống của Nhân dân, đặc biệt là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số, ổn định trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Tuy nhiên, kết quả công tác quản lý chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, còn nhiều hạn chế, tồn tại và do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, nhƣ:

- Tỉnh Đắk Lắk:

+ Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 80.700 xe máy kéo nhỏ đang hoạt động, chiếm 6,4% số lƣợng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ. Xe máy kéo nhỏ là phƣơng tiện phục vụ đắc lực cho vận chuyển, chăm sóc cây nông nghiệp, công nghiệp, phƣơng tiện cơ giới chủ lực đối với ngƣời làm nông nghiệp. Bởi tính đa năng, tiện lợi của nó nhƣ: vừa có thể là phƣơng tiện vận chuyển, vừa bơm nƣớc, cày bừa, tƣới nƣớc, xay xát, phát điện…Đồng thời giá thành lại phù hợp với khả năng các hộ gia đình làm nông nghiệp nên đƣợc sử dụng nhiều. Trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp đƣa một số loại

phƣơng tiện có tính năng tƣơng đƣơng để thay thế xe máy kéo nhỏ phục vụ làm nông nghiệp nhƣng không thành công do không đáp ứng tính năng sử dụng cũng nhƣ không phù hợp với địa hình và điều kiện kinh tế của nông dân trên địa bàn vì giá thành cao, vật tƣ, phụ tùng thay thế khó mua, đồng thời giá thành lại cao hơn nhiều, trong khi đó vật tƣ, phụ tùng xe máy kéo nhỏ dễ mua, dễ sửa chữa, đồng thời có giá thành thấp.

+ Để triển khai thực hiện tốt công tác đăng ký, cấp biển số xe máy kéo nhỏ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Trung tâm đăng kiểm phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ phối hợp với UBND các huyện tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra chất lƣợng, an toàn kỹ thuật xe máy kéo nhỏ, đồng thời hƣớng dẫn các chủ phƣơng tiện thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông đối với phƣơng tiện; Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông hƣớng dẫn và tổ chức cấp đăng ký, biển số xe máy kéo nhỏ đủ điều kiện an toàn kỹ thuật theo kết luận kiểm tra của Sở giao thông vận tải. Phòng Cảnh sát giao thông đã tổ chức đăng ký, cấp biển số cho 78.808 xe máy kéo, đạt tỷ lệ 97% số xe máy kéo nhỏ đang hoạt động. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng hàng nghìn xe công nông bị cấm lƣu hành nhƣng vẫn hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại xe này đƣợc tự lắp ráp trên cơ sở những tổng thành cũ của những xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng. Tình hình tai nạn giao thông qua các các năm có chiều hƣớng gia tăng về số vụ, cũng nhƣ mức độ tai nạn.

+ Công tác đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A4, đƣợc Sở Giao thông vận tải, cũng nhƣ chính quyền các địa phƣơng triển khai thực hiện sâu rộng, đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các cơ sở đào tạo đã chủ động đến từng thôn, xã để tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia đào tạo lái xe máy kéo nhỏ; Sở Giao thông vận tải tổ chức sát hạch để cấp giấy phép lái xe ngay tại những địa bàn những xã có đủ điều kiện về

trang thiết bi, sân bãi...; tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho 10.717 ngƣời, đạt 13,3% so với tổng số xe máy kéo nhỏ đang hoạt động. Đa số ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ là ngƣời làm nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp nên ý thức chấp hành quy định pháp luật về ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ rất hạn chế. Nên việc tự giác tham gia đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe không nhiều, đồng thời việc xử lý của lực lƣợng chức năng đối với ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ không có giấy phép lái xe còn thiếu cƣơng quyết, ngại va chạm với ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Hàng năm, Sở Giao thông vận tải phối hợp với các cơ sở đào tạo lái đến các huyện, thị xã chiêu sinh mở các lớp đào tạo lái xe hạng A4 cho chủ phƣơng tiện; hƣớng dẫn đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành luật giao thông đƣờng bộ, xe phải đăng ký biển số, lắp đèn, xi nhan, tuân thủ luật giao thông; không tự ý hoán cải làm thay đổi kích cỡ, hình dạng xe. Công an giao thông các huyện, thị xã, thành phố tăng cƣờng lực lƣợng kiểm tra, nhắc nhở ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ tuân thủ các quy định về an toàn giao thông , hạn chế lƣu thông ở các tuyến đƣờng có nhiều phƣơng tiện cùng lƣu thông.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ban an toàn giao thông tỉnh biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền bằng tiếng kinh và tiếng ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phƣơng; mở các lớp tập huấn về các quy định về xe máy kéo nhỏ, ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ, các chỉ thị, nghị quyết, cũng nhƣ các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của Trung ƣơng đến địa phƣơng cho đội ngũ tuyên truyền viên, công chức làm công tác an toàn giao thông cấp tỉnh và cấp huyện và làm hạt nhân để phổ biến, tuyên truyền cho đội ngũ công chức cấp xã, già làng, trƣởng bản; chỉ đạo chính quyền các địa phƣơng, đặc biệt là chính quyền cấp xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về xe máy kéo nhỏ, quy định về ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ khi tham gia giao thông đến hộ gia đình với

nhiều hình thức nhƣ phát tờ rơi, áp phích, tài liệu; thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, hệ thống truyền thanh cơ sở, nội dung tập trung: Luật Giao thông đƣờng bộ số 23/2008/QH12; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về việc tăng cƣờng thực hiện các giải pháp trọng tâm về trật tự an toàn giao thông; Chỉ thị số 1405/CT-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 và Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ; Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ; Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; các thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải, các quyết định của UBND tỉnh quy định về xe máy kéo nhỏ, ngƣời điều khiển xe máy nhỏ… Qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ý thức chấp hành pháp luật của chủ phƣơng tiện xe máy kéo nhỏ, ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ đã đƣợc nâng lên, cơ bản biết rõ đƣợc những việc đƣợc làm và những việc không đƣợc làm, các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

+ Hệ thống chính quyền các cấp đã vào cuộc trong công tác tuyền truyền, vận động nhân dân trong việc thực hiện và chấp hành các quy định của Nhà nƣớc, không còn xem việc quản lý xe máy kéo nhỏ, ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ là việc của Ngành Giao thông vận tải, của Ngành Công an. Việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên đã đƣợc triển khai kịp thời; công tác ban hành các quy định, các văn bản chỉ đạo hƣớng dẫn triển khai và thực hiện đến cấp xã; công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh,

chính quyền các địa phƣơng đƣợc chặt chẽ hơn; các khó khăn, vƣớng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh cơ bản đƣợc giải quyết, đồng thời các bất cập về chính sách, pháp luật đƣợc kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng quan tâm, xem xét giải quyết.

- Tỉnh Kon Tum:

+ Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới thuộc khu vực Tây nguyên; địa hình phức tạp, đồi núi dốc và hiểm trở. Đại bộ phận Nhân dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp làm nƣơng rẫy, trong đó có tập trung phát triển trồng và khai thác một số loại cây nông nghiệp nhƣ lúa, mì và cây công nghiệp nhƣ cao su, cà phê, tiêu…Việc đi lại, vận chuyển nông, lâm sản và phục vụ sản xuất nhƣ cày xới, khoan lỗ, bơm nƣớc tƣới cây, phát điện…, rất cần đến các loại phƣơng tiện có tính chất địa hình cao, vƣợt lầy, vƣợt dốc, tính đa năng. Xe máy kéo nhỏ vẫn là phƣơng tiện đa dụng, hiệu quả và cần thiết đối với sản xuất nông, lâm nghiệp tại Kon Tum góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc mà chƣa có phƣơng tiện nào khác thay thế. Trong khi đó ở Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung, quốc lộ và tỉnh lộ vẫn là tuyến đƣờng chính để ngƣời dân lên nƣơng rẫy sản xuất, vận chuyển nông cụ, phân bón và sản phẩm nông, lâm sản. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 5901 xe máy kéo đang hoạt động.

+ Cũng nhƣ các địa phƣơng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, trong khi Bộ Giao thông vận tải chƣa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đối với xe máy kéo nhỏ, Bộ Công an chƣa quy định cụ thể việc đăng ký, cấp biển số xe máy kéo, xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu nhƣ hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống chiếu sáng, xăm lốp…ban hành một số thiết kế mẫu về thùng chở hàng phù hợp với tình hình, điều kiện sản xuất của nhân dân tại địa phƣơng; chỉ đạo Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải phối

hợp với chính quyền các địa phƣơng tổ chức kiểm tra tình trạng kỹ thuật, hồ sơ xe máy kéo ngay tại nơi cƣ trú, sinh sống của nhân dân và tổ chức cấp đăng ký, biển số cho 1901 xe máy kéo nhỏ, đạt tỷ lệ 32% so với tổng số xe máy kéo nhỏ đang hoạt động; Sở Giao thông vận tải tổ chức cấp giấy phép lƣu hành cho các xe máy kéo nhỏ đủ điều kiện theo quy định của UBND tỉnh. + Để đảm bảo an toàn giao thông, tính mạng, tài sản của nhân dân, cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu trong sản xuất, nâng cao và cải thiện đời sống của Nhân dân, đồng thời phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, địa hình của địa phƣơng, UBND tỉnh đã ban hành quy định chỉ cho phép xe máy kéo nhỏ hoạt động trên quốc lộ, đƣờng tỉnh trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày và phù hợp với thời gian của nhân dân đi làm và về nhà ( sáng từ 6 giờ 00 đến 8 giờ 00; chiều từ 5 giờ 00 đến 7 giờ 00 hàng ngày ). Chỉ đạo Cảnh sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phương tiện và người điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)