7. Kết cấu của luận văn
2.1. Những yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh GiaLai ảnh hƣởng đến quản
hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế - an ninh quốc phòng. Với diện tích tự
nhiên 15.510,99 km2, phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk
Lăk; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Vƣơng quốc Campuchia). Với địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc quanh co.
Gia Lai hiện có 17 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố ( Đô thị loại I ), 02 thị xã và 14 huyện; trong đó có 222 đơn vị cấp xã gồm: 24 phƣờng, 14 thị trấn và 184 xã, 2.161 tổ dân phố, thôn làng, trong đó có 3 huyện, 7 xã biên giới. [15]
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá so sánh 2010) năm 2019 tăng 8,16% so với năm 2018 (Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,35%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,47%, dịch vụ tăng 8,79%, thuế sản phẩm tăng 9,56%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp; trong đó nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 37,34%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,41%, dịch vụ chiếm 34,25%. GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 49,8 triệu đồng; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ƣớc đạt 3%, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,04%.
Nông - lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ƣớc đạt 28.521 tỷ đồng, bằng 99,93% kế hoạch, tăng 5,29% so với cùng kỳ. Cơ cấu cây trồng tiếp tục đƣợc điều chỉnh phù hợp lợi thế của địa phƣơng và gắn với thị trƣờng. Kết quả bƣớc đầu phát huy hiệu quả về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ cơ sở chế biến và doanh nghiệp ký kết, hợp tác với nông dân, hợp tác xã nhằm phát triển các vùng nguyên liệu nhƣ: Rau, cây ăn quả, cây dƣợc liệu, cây cà phê...
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tiếp tục đƣợc giữ vững ổn định; gọi hỏi, răn đe các đối tƣợng liên quan hoạt động Fulro, “Tin lành Đê ga", tà đạo “Hà Mòn"; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia.
Dân số toàn tỉnh Gia Lai là 1.513.847 ngƣời ( trong đó: thành thị 438.276 ngƣời, nông thôn 1.075.571 ngƣời; nam 758.589 ngƣời, nữ 755.258
ngƣời). Mật độ dân số bình quân là 97,6 ngƣời/km2
. Tỉnh có 34 cộng đồng
dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 46,23% ( 699.791 ngƣời ). [15]
2.1.3. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Do đặc thù địa hình của tỉnh Gia Lai phần lớn là cao nguyên, đồi núi, nên giao thông trên địa bàn tỉnh chủ yếu giao thông đƣờng bộ. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của tỉnh phát triển khá, đƣợc xếp loại trung bình của cả nƣớc. Tổng chiều dài đƣờng bộ trong tỉnh khoảng 12.224 km, mật độ đƣờng toàn tỉnh bình quân đạt 0,79 km/km2 và 8,72 km/1.000 dân. Trong đó: Quốc lộ dài 764 km (6,25%), đƣờng tỉnh 10 tuyến dài 372 km (3,04%), đƣờng đô thị 965 km (7,89%), đƣờng huyện 1.900 km (15,54%); đƣờng xã, phƣờng, thị trấn, thôn xóm, khu phố khoảng 7.706 km (63,04%), đƣờng chuyên dùng 517 km (4,23%) và đƣờng đất 3496 km. [38]
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, số lƣợng ô tô trong tỉnh tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Tính đến 14/12/2019, tổng số ô tô đƣợc đăng ký là 49.582 xe ô tô các loại, tăng 4,78%. Ngoài ra còn có khoảng 40.578 xe máy kéo nhỏ đang hoạt động.
Biểu đồ 2.1: Số lượng ô tô được đăng ký, cấp biển số tỉnh Gia Lai
(Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Gia Lai)
2.1.5. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng và Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ, Kết luận số 45-KL/TW ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Ban Bí thƣ, Tỉnh ủy Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo hệ thống chính trị tổ chức thực hiện, với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và phù hợp với tình hình địa phƣơng. Trong thời gian qua,
tình hình tai nạn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh có xu hƣớng giảm cả 3 tiêu chí song diễn biến vẫn còn phức tạp, rất khó lƣờng. Từ năm 2015 đến năm 2019 toàn tỉnh xảy ra 1.620 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.219 ngƣời và bị thƣơng 2.238 ngƣời; tai nạn nghiêm trọng chiếm khoảng 46,3%, tai nạn rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm khoảng 5,6% tổng số vụ tai nạn giao thông.[1][2][3][4][5]
Bảng 2.2: Thống kê tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Năm Số vụ Số ngƣời chết Số ngƣời bị thƣơng
2015 222 269 187 2016 214 234 152 2017 413 233 486 2018 395 232 425 2019 376 235 372 Tổng 1620 1.219 2.238
(Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai)
Theo báo cáo kết quả điều tra dƣ luận xã hội về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai thì đa số các ý kiến cho rằng tình hình trật tự an toàn giao thông thời gian qua có chuyển biến ở cả 03 khu vực: thành phố, thị xã, thị trấn và nông thôn. Trong đó khu vực thành thị có chuyển biến tích cực nhất (27.2%) và khu vực nông thôn đƣợc đánh giá là có chuyển biến nhƣng còn hạn chế (19.3%); khu vực thị trấn đƣợc đánh giá là có chuyển biến ngày càng phức tạp (15.2%). ( xem Phụ lục 2)
Tai nạn giao thông liên quan đến người đồng bào dân tộc thiểu số: Từ năm 2015 đến năm 2019 xảy ra 646 vụ tai nạn giao thông liên quan đến ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 39,8 % tổng số vụ), làm chết 476 ngƣời (chiếm 39% tổng số ngƣời chết vì tai nạn giao thông) và bị thƣơng 583 ngƣời (chiếm 26 % tổng số ngƣời bị thƣơng). Qua số liệu cho thấy, tai nạn giao thông liên quan đến ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng so với năm 2015 ( tăng 99% về số vụ; tăng 16% về số ngƣời chết; tăng 75% về số ngƣời bị thƣơng )
Bảng 2.3: Thống kê tai nạn giao thông liên quan đến người đồng bào dân tộc thiểu số
Năm Số vụ Số ngƣời chết Số ngƣời bị thƣơng
2015 84 91 83 2016 101 95 75 2017 138 72 127 2018 156 112 153 2019 167 106 145 Tổng 646 476 583
(Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai)
Tuyến đường xảy ra tai nạn: Tai nạn xảy ra trên quốc lộ chiếm 48,8% (790/1620 vụ), đƣờng tỉnh chiếm 10,5% (170/1620 vụ), đƣờng nội thị chiếm 21,6% (351/1620 vụ) và đƣờng giao thông nông thôn chiếm 19,1% (309/1620 vụ).
Biểu đồ 2.2: Tai nạn giao thông theo loại đường
(Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai)
Những yếu tố trên đã ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ:
- Thứ nhất, ngƣời dân chủ động tìm hiểu pháp luật về giao thông vận tải vẫn còn hạn chế, tự giác tìm hiểu chƣa nhiều và ngƣời dân còn ít tham dự các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
- Thứ hai, ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,23% dân số tỉnh Gia Lai có trình độ văn hóa và thu nhập thấp, vì vậy việc chấp hành các quy định của Nhà nƣớc về xe máy kéo nhỏ và ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ còn nhiều hạn chế và không có điều kiện đầu tƣ, mua sắm các phƣơng tiện mới để thay thế xe máy kéo nhỏ. Tai nạn giao thông liên quan đến ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua có xu hƣớng tăng dần qua từng năm.
Thứ ba, với địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc, quanh co thì việc đầu tƣ, xây dựng các tuyến đƣờng giao thông gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh phí và nguồn chủ yếu từ Trung ƣơng; kinh phí duy tu, sửa chữa các tuyến đƣờng còn rất ít, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế đặt ra, đáp ứng đƣợc khoảng 30%. Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng các tuyến đƣờng gom dọc theo Quốc lộ, tỉnh lộ không thực hiện đƣợc, xe máy kéo nhỏ vẫn phải hoạt động trên các tuyến đƣờng này để phục vụ nhu cầu của ngƣời dân.
2.2. Thực trạng xe máy kéo nhỏ, ngƣời điều khiển xe máy kéo nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai