Hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 40 - 56)

Xuân nói riêng, một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu là người làm công tác QLNN về tôn giáo phải nắm chắc quan điểm, chủ trưong, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo, phải được đào tạo chuyên ngành về công tác tôn giáo; có như vậy thì trong giải quyết các vụ việc về tôn giáo mới đảm bảo sự công bằng, thấu tình, đạt lý, hạn chế tối đa những sai lầm, thiếu sót. Để giúp cho cán bộ nắm chắc đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì các cơ quan chức năng phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức nhất là những người trực tiếp làm công tác tôn giáo.

Người cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo phải hiểu biết về giáo

lý, giáo luật, lễ nghi của các tôn giáo. Thực tế cho thấy nếu làm QLNN về

tôn giáo mà không hiểu giáo lý, giáo luật của tôn giáo thì chắc chắn hiệu quả công tác sẽ thấp. Vì vậy, công việc đòi hỏi người cán bộ không chỉ nhiệt huyết với công tác này mà còn phải sâu sát với thực tiễn, chịu khó học hỏi trong sách vở, đồng nghiệp để trang bị cho mình kiến thức sâu, rộng về các tôn giáo, nhất là các giáo lý, giáo luật, lễ nghi, cách xưng hô, ứng xử của từng tôn giáo. Có như vậy mới hòa đồng được với các chức sắc, chức việc, tín đồ và mới hiểu được tường tận sinh hoạt của họ, trên cơ sở đó để giúp đỡ họ một cách thiết thực, hiệu quả.

Khi xử lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo, nhất là những vấn đề nhạy cảm đòi hỏi cơ quan chính quyền nói chung, cơ quan làm công tác QLNN về tôn giáo nói riêng phải hết sức thận trọng, không giải quyết vấn đề theo chủ

quan, cảm tính, nóng vội. Trước khi đi đến quyết định sự việc phải có sự bàn

định tập thể trên cơ sở tham mưu của các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan làm công tác QLNN về tôn giáo.

Phát huy tốt vai trò của các già làng, trưởng buôn. Kinh nghiệm cho

thấy đây là một trong những giải pháp rất hữu hiệu mà công tác QLNN cần sử dụng một cách triệt để nhất là do đặc thù của huyện miền núi.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu ban đầu học viên đã phân tích và làm rõ một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Bước đầu học viên đã phân tích và làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động tôn giáo.

Khái niệm tôn giáo, hoạt động tôn giáo, quản lý Nhà nước về tôn giáo là những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài.

Học viên đã chỉ ra sự cần thiết QLNN về tôn giáo hiện nay nói chung, tầm quan trọng của Nhà nước trong quản lý xã hội, nêu tầm ảnh hưởng của hoạt động tôn giáo đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong chương này học viên đã phân tích và chỉ rõ chủ thể, đối tượng và nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo.

Học viên đã nghiên cứu kinh nghiệm ở một số địa phương như huyện Trà Bồng- tỉnh Quảng Ngãi, huyện Krông Búk - tỉnh Đắk Lắk trong QLNN về tôn giáo. Đồng thời tác giả cũng đã rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát điều kiện phát triển của huyện Đồng Xuân

2.1.1. Vị trí đia lý và điều kiện tự nhiên - Về vị trí địa lý

Huyện Đồng Xuân là một trong 3 huyện miền núi, nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 50km, kéo dài từ 13014' đến 13036' vĩ độ Bắc, từ 1080

43' đến 109012' kinh độ Đông. Có ranh giới hành chính như sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định; + Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai;

+ Phía Đông giáp thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) + Phía Nam giáp huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên)

Huyện có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn gồm: Xuân Phước, Phú Mỡ, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Lãnh, Đa Lộc, Xuân Long, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam và thị trấn La Hai. Trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục và dịch vụ thương mại của huyện đặt tại thị trấn La Hai.

Tổng diện tích tự nhiên: 103.330,97 ha.

Với đặc điểm vị trí như vậy, Đồng Xuân có vai trò là hậu phương căn cứ địa, khu vực phòng thủ phía Tây vững chắc cho các huyện, thành phố ven biển. Đây cũng là địa bàn chiến lược quan trọng, là hậu cứ hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nguyên trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Đồng thời, đây cũng là nơi cung cấp nguồn lao động cho tỉnh nói chung, khu kinh tế Nam Phú Yên và khu vực Tây nguyên giúp cho sự phát triển tổng thể KTXH để đưa Đồng

Xuân vươn lên phát triển.

- Về địa hình, địa mạo và khí hậu

+ Địa hình, địa mạo:

Huyện Đồng Xuân nằm tựa lưng vào dãy Trường Sơn, bao gồm nhiều đồi núi xen kẽ với những thung lũng nhỏ hẹp, núi non, sông suối bị chia cắt mạnh, địa hình hết sức phức tạp, được chia làm 3 dạng chính:

Dạng địa hình núi cao, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn huyện phân bố phía Tây, Tây nam và Đông bắc thuộc các xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1, Đa Lộc, Xuân Lãnh. Có một số đỉnh núi rất cao như, La hiên (1.318m), Chư Trai (1.238m), Rung Gia (1.108m), chiếm diện tích khá lớn, là rừng đầu nguồn cung cấp nước cho Sông Kỳ Lộ và sông Trà Bương.

Dạng địa hình đồi núi thấp, là vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống thung lũng, đồng bằng độ cao trung bình từ 300 đến 1.000m, địa hình lượn sóng bị chia cắt nhẹ gồm có các núi như, Thạch Long Cương (720m), núi Đạc (806m). Là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện Đồng Xuân (ví dụ: mía, sắn, ngô và cây công nghiệp).

Dạng địa hình đồng bằng và thung lũng nhỏ hẹp, tập trung chủ yếu ở Xuân Phước, thị trấn La Hai, Xuân Quang 3, dạng địa hình này được hình thành qua quá trình bồi lắng, tích tụ từ các sông, suối lớn như: sông Kỳ Lộ, sông Trà Bương, sông Cô.

+ Khí hậu, thời tiết:

Khí hậu huyện Đồng Xuân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây và gió Tây Nam. Tháng 7, 8 là tháng khô nhất vì có gió Nam hay còn gọi là gió Lào khô, nóng. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2500 giờ. Số giờ nắng trung bình trong một ngày 6-8 giờ. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc. Hằng năm, thường

mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, chiếm 60% lượng mưa hàng năm, độ ẩm trung bình từ 80- 85%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500 - 2.000mm.

Nhiệt độ trung bình cao nhất là 350C, thấp nhất là 200C, trung bình là 270C.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực trũng thấp gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

2.1.2. Đăc điểm kinh tế - xã hôi - Dân số

Dân số toàn huyện 63.715 người, mật độ dân số 60 người/km². Chiếm 6,75% dân số toàn tỉnh, dân số thị trấn chiếm 15,9%, nông thôn chiếm 84,1%. So với năm 2011, dân số toàn huyện đã tăng 1.244 người. Tốc độ phát triển dân số bình quân hàng năm tăng 0,52%. Mật độ dân số toàn huyện 56 người/km2

, thấp hơn 3 lần so với toàn tỉnh (mật độ dân số toàn tỉnh là 175 người/km2

). Dân số chủ yếu tập trung ở thị trấn La Hai và các xã ven các trục giao thông chính, ở các xã mật độ dân số thưa hơn.

- Kinh tế

Là trung tâm kinh tế-chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía Tây Bắc của tỉnh. Có tuyến đường đường sắt Bắc - Nam chạy qua và các tuyến đường bộ như Quốc lộ 19C, ĐT 641, ĐT 644, ĐT 646 và ĐT 647 tạo thành hệ thống giao thông khép kín rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách giao lưu với các khu vực trong cả nước.

Trong những năm qua chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới; với chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công, ổn

định kinh tế vĩ mô đã tác động đến các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tất cả các yếu tố trên đã tác động đến tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của huyện. Tuy nhiên, nhìn tổng quan nền kinh tế, xã hội của huyện nhà trong những năm qua vẫn có sự phát triển khá ổn định và bền vững.

Năm 2017, tổng giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 1112,93 tỷ VND, so với năm 2007 tăng 1,3 lần, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế theo giá trị sản xuất đạt 7,1 %.

- Vềvăn hóa xã hội

Hoạt động Văn hóa-Thông tin được đẩy mạnh nhất là công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết và các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, địa phương. Công tác văn hóa thông tin, truyền thanh truyền hình về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu văn hóa-văn nghệ, vui chơi giải trí cho nhân dân. Đến nay huyện đã phủ sóng phát thanh, truyền hình đến tất cả các địa bàn trong huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai rộng khắp trong huyện đã đem lại những đổi thay rõ nét, tích cực trong đời sống văn hóa của nhân dân. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc của các dân tộc thiểu số được quan tâm chú trọng góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của đất nước, của địa phương.

Các hoạt động thể dục-thể thao được duy trì, tổ chức thường xuyên, được đông đảo cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân tích cực hưởng ứng.

Toàn huyện có 34 đơn vị trường học và 06 đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc UBND huyện với tổng số 16.664 học sinh. Trong đó 03 trường trung học phổ thông với tổng số 1.716 học sinh; chất lượng dạy-học của các bậc học đang từng bước được nâng cao/ Cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy-học trên

địa bàn.

Các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tiếp tục được chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả; giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách, huy động quỹ Đền ơn đáp nghĩa được giải quyết kịp thời theo quy định, công tác từ thiện nhân đạo, trẻ em tiếp tục phát huy hiệu quả.

Công tác khám, chữa bệnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Việc triển khai khám, chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách, bảo hiểm y tế được đảm bảo. Các Chưong trình Y tế Quốc gia được triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả.

2.2. Hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên Yên

2.2.1. Khái quát chung

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 03 tôn giáo đó là Phật giáo, Công giáo, và Tin lành. Số lượng tín đồ của từng tôn giáo như sau: Phật giáo chiếm số lượng đông nhất là 3.440 người; Công giáo 1.957 người; Tin Lành 709 người. Trong đó tín đồ là người dân tộc thiểu số là 376 người.

Nhìn chung, đại đa số tín đồ tôn giáo là nông dân và nhân dân lao động, sống hòa nhập, đoàn kết gắn bó trong cộng đồng, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Phần lớn chức sắc, chức việc chăm lo việc đạo, thực hiện đúng đường hướng của giáo hội, tuân thủ pháp luật, làm tròn trách nhiệm công dân. Hoạt động của các tổ chức tôn giáo tập trung phát triển tín đồ và mở rộng ảnh hưởng của giáo hội ra các xã trong huyện. Nhìn chung các chùa, Niệm phật đường, giáo xứ, các giáo hội, chi hội Tin lành và các điểm nhóm đã được công nhận, về cơ bản hoạt động tuân thủ pháp luật, đa số chức sắc và tín đồ tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sống “ tốt đời-đẹp đạo”.

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện các tổ chức tôn giáo cơ sở đã được công nhận bao gồm:

+ Phật giáo, có 20 cơ sở sinh hoạt trong đó có 6 chùa( Chùa Long Hưng, Chùa Bảo Hưng tại thị trấn La Hai; Chùa Phước Sơn xã Xuân Sơn Bắc; Chùa Phật Học xã Xuân Sơn Nam; Chùa Viên Lâm, Chùa Từ Tâm xã Xuân Phước) 14 Niệm phật đường( NPĐ Long Châu, NPĐ Long Thăng thị trấn La Hai; NPĐ Phước Thạnh, NPĐ Long Hòa xã Xuân Long; NPĐ Phước Quang, NPĐ Lãnh Phước xã Xuân Lãnh; NPĐ Đa Lộc; NPĐ Tân Bình xã Xuân Sơn Bắc; NPĐ Tân An, NPĐ Tân Hòa xã Xuân Sơn Nam; NPĐ Hòa Quang xã Xuân Phước; NPĐ Phước Huệ xã Xuân Quang 2; NPĐ Hỷ Sơn, NPĐ Phước Lộc xã Xuân Quang 3)

+ Công giáo, có 3 cơ sở sinh hoạt gồm Nhà thờ Đa Lộc; Nhà Thờ Đồng

Tre xã Xuân Phước; Nhà nguyện Suối Ré xã Xuân Quang 3.

+ Tin lành, có 1 điểm sinh hoạt (hộ thánh Tin lành Long Thăng ,thị trấn

La Hai).

Công tác tôn giáo nói chung luôn là một trong những lĩnh vực được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, góp phần đưa hoạt động tôn giáo đi vào khuôn khổ pháp luật. Đại đa số chức sắc và tín đồ các tôn giáo đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, ngày càng hiểu rõ hơn chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Từ đó đã động viên được đồng bào có đạo hăng hái tham gia các phong trào hành động, thi đua sản xuất, xóa đói giảm nghèo, hoạt động từ thiện nhân đạo góp phần vào thành tựu chung của huyện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các cuộc lễ trọng của các tôn giáo diễn ra trong năm như lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh của Công giáo, Tin lành; lễ Phật đản, Vu lan, An cư kiết hạ của Phật giáo; đại hội nhơn sanh đều được tổ chức trang nghiêm, trật tự, được chính quyền quan tâm giải quyết, động viên kịp thời, củng cố thêm lòng tin

của tín đồ các tôn giáo đối với Đảng và Nhà nước.

Trong thời gian qua, các tôn giáo trên địa bàn huyện hoạt động theo đường hướng hành đạo và tuân thủ pháp luật. Đồng bào tôn giáo có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng địa phương, làm tròn nghĩa vụ công dân.

Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể trong huyện đã tập trung chỉ đạo công tác tôn giáo, kịp thời xử lý đúng đắn những vấn đề phát sinh, đảm bảo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân trên địa bàn huyện.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp tín đồ các tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân

Đơn vị: người

Stt Tôn giáo Năm

2009 2012 2014 2016 2017 01 Tin lành 510 580 600 700 709 02 Công giáo 900 950 985 1.025 1.957 03 Phật giáo 2.100 2.600 2.800 3.152 3.440

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 40 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)