Thực trạng hoạt động của BCEC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (Trang 45 - 46)

Khi mới thành lập, Trung tâm Giao dịch càphê Buôn Ma Thuột là sự kỳ vọng của ngành càphê nói chung, người trồng cũng như doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh càphê ở Đắk Lắk nói riêng. Vậy mà sau hơn nửa năm đi vào hoạt động, Trung tâm chỉ giao dịch được 67 tấn, hàng rút khỏi kho 8 tấn và 30 tấn hiện đang lưu kho. Có thể nói Trung tâm còn thua một đại lý cấp 3 ở vùng sâu, vùng xa.

Ra đời cuối 2008, sau hai năm hoạt động, tính đến nay BCEC có 40 thành viên đăng ký bán là nông dân, đại lý và 21 thành viên kinh doanh là doanh nghiệp ; mỗi phiên cũng chỉ có khoảng vài chục tấn cà phê khớp lệnh. Theo tập quán mua bán càphê, nông dân thu hoạch càphê với bất kỳ khối lượng nào cũng được đại lý, thương lái ở buôn, xã thu gom, tiền có thể trao ngay hoặc ghi nợ; trường hợp không bán ngay thì họ gửi đại lý, được cho ứng tiền trước, khi nào bán mới chốt giá mà không phải mất bất kỳ khoản phí nào. Trong khi đó, nếu muốn lên sàn thì người có càphê phải chở theo tối thiểu 5 tấn cà phê nhân để kiểm tra chất lượng và cà phê sẽ tạm gửi ở kho chờ giao dịch.

Mặc dù BCEC có hệ thống kho chứa tới 30.000 tấn, có nhà máy chế biến nhưng nông dân ở các huyện, xã ở Đắc Lắc cách xa trung tâm hàng chục cây số, phải thuê xe chở về gửi, làm phát sinh chi phí nên họ thường chọn cách thuận tiện hơn là gửi cà phê cho đại lý trong thôn, xã.

Nhìn chung, tình hình hoạt động của BCEC cho tới hiện nay khá “ ì ạch” không như kỳ vọng ban đầu.

Có nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung lại có một số nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, đây là một mô hình mới chưa từng có ở Việt Nam, vì vậy phải vừa mày mò, học hỏi vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Thứ 2, người nông dân chưa tiếp cận được mô hình này, gây khó khăn cho công tác phát triển thành viên cũng như khách hàng của Trung tâm.

Thứ 3 là nguồn nhân lực của Trung tâm chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này

Thứ 4, khung pháp lý và quy chế giao dịch chưa đáp ứng được do trong khung pháp lý cho hoạt động giao dịch hàng hoá qua Sở giao dịch thì nước ta mới chỉ có Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ mà chưa có các thông tư hướng dẫn cụ thể việc triển khai. Về phía Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, cũng mới chỉ có các quy chế hoặc nội quy được ban hành dựa trên kinh nghiệm của các sàn giao dịch nông sản quốc tế hoặc của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Trong khi đây được coi là một trong những điều kiện quan trọng giúp các Trung tâm giao dịch hàng hoá phát triển một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w