Tra cứu thông tin tài khoản:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (Trang 38 - 44)

Để tra cứu thông tin về tiền và số dư tài khoản click vào>

Số dư tài khoản bao gồm: Số dư để giao dịch, số chờ về, số ký quỹ, số tiền ứng trước và danh mục chứng khoán đang sở hữu cũng như trạng thái của các chứng khoán như số dư giao dịch, phong

Để tra cứu chi tiết về thông tin các lệnh đặt mua/bán và chi tiết kết quả khớp lệnh trong ngày cũng như trạng thái của từng lệnh, chọn

Để tra cứu danh sách lệnh đặt trong quá khứ theo thời gian, chọn . Nhà đầu tư có thể tra cứu danh sách lệnh đặt qua các ngày cũng như trạng thái của lệnh ( khớp hay không khớp) qua các ngày.Để tra cứu thông tin trong quá trình đặt lệnh, nhà đầu tư chọn

Đấu giá và khớp lệnh: Giá cà phê hình thành tại Trung tâm giao dịch thông qua các cuộc đấu giá tập trung, công khai tại sàn giao dịch. Trung tâm giao dịch tổ chức giao dịch tất cả các ngày làm việc trong tuần (từ thứ hai đến thứ sáu); mỗi ngày có 01 phiên giao dịch.

Trung tâm giao dịch thực hiện 2 phương thức khớp lệnh để hình thành giá giao dịch:

- Khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa, thời điểm xác định giá mở cửa là 9h.00 (sau 30’ nhận lệnh);

- Sau khi có giá mở cửa, thực hiện khớp lệnh liên tục, hình thành giao dịch ngay khi có các lệnh mua bán khớp nhau về giá.

Kết quả giao dịch được thể hiện trên bảng điện tử báo giá tự động, gồm các chi tiết:

-->Loại cà phê.

-->Giá giao dịch.

-->Khối lượng.

-->Loại hợp đồng (hợp đồng giao ngay hoặc hợp đồng giao sau).

-->Khối lượng – giá chào bán thấp nhất.

-->Khối lượng – giá đặt mua cao nhất.

-->Tổng số hợp đồng, khối lượng đã giao dịch thành công.

Các hợp đồng mua bán sẽ được thiết lập ngay sau khi có kết quả giao dịch.

Nguyên tắc chốt giá trong khớp lệnh định kỳ: Giá giao dịch được xác định theo nguyên

tắc “là giá có khối lượng giao dịch tốt nhất (cao nhất)”. Nếu có 2 giá có cùng khối lượng giao dịch cao nhất, thì giá sát với giá giao dịch kế trước là giá giao dịch; Nếu có từ 3 giá trở lên bằng nhau có khối lượng giao dịch cao nhất, thì giá có chênh lệch khối lượng đặt mua, bán thấp nhất là giá giao dịch.

Những lệnh hợp lệ, được chuyển đến cho người giao dịch tại sàn, người giao dịch tại sàn đưa lệnh vào máy chủ của TTGD. Những công ty môi giới không có người giao dịch tại sàn, lệnh được chuyển thẳng vào máy chủ.

Phân loại và ký hiệu các loại cà phê:

Trung tâm giao dịch thực hiện giao dịch 2 loại cà phê: cà phê có phân loại phẩm cấp và cà phê không có phân loại phẩm cấp. Tiêu chuẩn phẩm cấp của cà phê giao dịch trên sàn Giao dịch theo các tiêu chuẩn hiện nay trên thị trường đang được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê nội địa và xuất khẩu áp dụng.

Trước mắt Trung tâm giao dịch chỉ tiến hành giao dịch cà phê Robusta, đối với cà phê Arabica sẽ đưa lên sàn giao dịch khi nào thị trường có nhu cầu thực sự.

Ngày giao dịch cuối cùng: Trong thời gian hợp đồng kỳ hạn chưa đến ngày thực hiện, người

mua có quyền bán lại hợp đồng, gọi là thời gian lưu thông của các hợp đồng kỳ hạn. Ngày cuối cùng, bên mua có quyền bán lại hợp đồng, gọi là “ngày giao dịch cuối cùng”, là ngày 20 của tháng cuối cùng trong kỳ hạn hợp đồng.

Đơn vị giao dịch: Trung tâm giao dịch thực hiện giao dịch theo lô sản phẩm; mỗi lô 5.000 kg

(5 tấn), đóng trong loại bao bì do Trung tâm giao dịch ấn định, mỗi bao 60 kg tinh (không tính trọng lượng bao bì). Mỗi lệnh có thể có nhiều lô, nhưng tối đa không quá 10 lô (50 tấn). Mỗi lô hình thành 01 hợp đồng giao dịch (01 hợp đoàng giao dịch là 05 tấn).

Trong một phiên giao dịch một chủ thể giao dịch có thể ra nhiều lệnh mua, nhiều lệnh bán về một loại cà phê. Trong lần khớp lệnh định kỳ các chủ thể giao dịch không được vừa ra lệnh mua vừa ra lệnh bán về một loại cà phê của cùng một loại hợp đồng; trong thời gian khớp lệnh liên tục các chủ thể giao dịch có thể vừa ra lệnh mua vừa ra lệnh bán, khi lệnh đối ứng trước đã được giao dịch.

Tiền tệ và đơn vị tiền tệ giao dịch tại Trung tâm giao dịch: là tiền đồng Việt Nam (VND)

hoặc USD theo nhu cầu giao dịch. Các chủ thể giao dịch có thể thanh toán bằng các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo tỷ giá chính thức Ngân hàng TW công bố trong ngày. Đơn vị tiền tệ giao dịch là hàng chục đồng (10đ) cho 01 kg sản phẩm, với bước nhảy (ticksize)10 đồng. Nghĩa là có thể ra giá: 1kg cà phê Robusta (I) 10.850đ, hoặc 10.860đ, 10.870đ,…; không được ra giá 10.865, hoặc 10.875đ cho một kg.

Trật tự ưu tiên trong giao dịch: Trung tâm giao dịch thực hiện nguyên tắc ưu tiên trong

phân phối kết quả giao dịch theo trật tự:

-->Ưu tiên I là giá: Những lệnh mua, bán theo giá thị trường (lệnh thị trường) được ưu tiên trước hết (Ia); sau đó là những lệnh mua có giá cao nhất và những lệnh bán có giá thấp nhất (ưu tiên Ib);

-->Ưu tiên II là thời gian: Nếu có 2 lệnh trở lên cùng mua, hoặc cùng bán có cùng giá, thì lệnh vào trước sẽ được giao dịch trước;

Phương thức khớp lệnh: Trung tâm giao dịch thực hiện khớp lệnh định kỳ để xác định giá

mở cửa, thời điểm khớp lệnh là 9h00’, sau 30 phút nhận lệnh. Sau khi có giá mở cửa thị trường thực hiện khớp lệnh liên tục (các lệnh mua bán gặp nhau về giá hình thành giao dịch ngay) để kích hoạt sự sôi động của thị trường.

Sau đây là một ví dụ về phương thức đấu giá khớp lệnh định kỳ:

Giả sử sau 30 phút nhận lệnh, loại cà phê Robusta loại1“R1 ” có 5 nhóm lệnh mua có giá từ 10.950 đ – 10.990 đ/kg với tổng khối lượng mua 350 tấn, và 5 nhóm lệnh bán có giá từ 10.950 đ – 10.990 đ/kg với tổng khối lượng bán 310 tấn.

MUA GIÁ BÁN Nhóm lệnh Klượng (tấn) Số cộng dồn (tấn) Số cộng dồn (tấn) Klượng (tấn) Nhóm lệnh 01 02 03 04 05 70 90 50 60 80 70 160 210 270 350 10.990 10.980 10.970 10.960 10.950 310 260 180 130 70 50 80 50 60 70 10 09 08 07 06

Giá 10.970đ có khối lượng mua bán 180 tấn, đó là khối lượng mua bán nhiều nhất, do đó giá 10.970đ là giá giao dịch. Các nhóm lệnh: 01, 02, 03 được mua; các nhóm lệnh: 06, 07, 08 được bán. Bộ phận can thiệp thị trường có thể đưa ra bán can thiệp 30 tấn với giá 10.970đ, để có kết quả giao dịch là 210 tấn.

Ví dụ về khớp lệnh liên tục:

Lệnh mua Klượng Giá Klượng Lệnh bán

001 002 70(2)10 90(1) 30(2) 9.940 9.950 9.970 90(2) 60(1) 80 005 004 003

Lệnh số 001 đặt mua 70 lô (tấn) với giá 9.940, lệnh số 002 đặt mua 90 lô với giá 9.950, lệnh số 003 đặt bán 80 lô với giá 9.970 (đã có 3 lệnh đưa vào nhưng chưa có giao dịch, vì giá chưa được khớp). Sau đó có lệnh số 004 đặt bán 60 lô với giá 9.950. Một giao dịch được thực hiện, có khối lượng 60 lô với giá 9.950 (của lệnh bán số 004 và lệnh mua số 002), lệnh số 002 còn 30 lô. Tiếp theo có lệnh số 005 đặt bán 90 lô với giá 9.940. Giao dịch thứ hai được thực hiện với giá 9.940, khối lượng 90 lô (30 lô của lệnh mua số 002 và 60 lô của lệnh mua số 001), lệnh số 001 còn 10 lô...

Bảo đảm thanh toán: Tổ chức thành viên thực hiện việc giao dịch phải chịu trách nhiệm về

khả năng thanh toán của lệnh giao dịch, kể cả những giao dịch với vai trò là người môi giới. Để bảo đảm khả năng thanh toán:

(1) Hợp đồng giao ngay:

- Lệnh mua, phải có đủ tiền trên tài khoản thanh toán, hoặc có sự bảo lãnh thanh toán của một Ngân hàng thương mại;

- Lệnh bán, phải có sự cam kết (bảo lãnh) thanh toán sản phẩm của một tổ chức thành viên. (2) Hợp đồng giao sau:

- Lệnh mua, phải có sự bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng;

- Lệnh bán, phải có bản hợp đồng người bán đã ở vị thế mua loại cà phê tương ứng, hoặc có sự bảo lãnh thanh toán sản phẩm của một tổ chức thành viên.

Tổ chức bảo lãnhđđược hưởng phí bảo lãnh từ tổ chức được bảo lãnh, theo quy chế của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Tuột. Tổ chức nhận bảo lãnh thanh toán vốn được hưởng phí bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bảo lãnh thanh toán sản phẩm là một loại nghiệp vụ của tổ chức thành viên. Những công ty có vốn lớn mới được thực hiện việc bảo lãnh, do Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột quyết định. Các Ngân hàng thương mại đương nhiên có nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán vốn.

Các loại phí: Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột có các loại phí:

(1) Phí thành viên: Các công ty thành viên phải đóng phí cho Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột. Có 2 loại phí thành viên: Phí lần đầu, tổ chức thành viên phải đóng khi được kết nạp là thành viên, mức thu bằng nhau cho các thành viên và phí hàng năm, thu theo doanh số giao dịch trong một năm.

(2) Phí giao dịch: Mỗi giao dịch (có kết quả) người mua và người bán đều phải đóng phí cho Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột;

(3) Phí môi giới: do các tổ chức môi giới tự ấn định, được nhận từ khách hàng (từ những giao dịch hộ cho các tổ chức không thành viên)

(4) Phí kiểm định sản phẩm: thu từ bên bán;

(5) Phí chuyển giao sản phẩm: thu từ bên bán và bên mua;

(6) Phí thanh toán bù trừ : thu từ bên bán và bên mua. Theo mức của ngân hàng;

(7) Phí thông tin: thu từ tổ chức thành viên có sử dụng thông tin của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột.

(8) Phí sử dụng trang thiết bị tại sàn.

Để ngăn chặn các biến động bất thường của thị trường, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột quy định mức chặn trên, dưới về giá cả trong một phiên giao dịch: tuỳ tình hình cụ thể, tùy thời điểm mà đưa ra mức chặn phù hợp, có thể nằm ở mức biến động không quá 10% trên giá đang giao dịch. Nếu giá biến động tăng hoặc giảm đến mức chặn quy định thì Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh các sự cố xảy ra.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w