Nhân tố về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh quảng bình (Trang 41 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhân tố về kinh tế xã hội

a) Về kinh tế

Các hoạt động kinh tế có thể nói là động lực đầu tiên cho việc phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ. Nhu cầu giao dịch, lưu thông hàng hóa trên đường bộ đòi hỏi hệ thống KCHT giao thông phải phát triển kịp thời và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế cũng cung cấp các nguồn lực để phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ, đặc biệt là nguồn lực về tài chính.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hàng hóa lưu thông trên đường bộ không chỉ trong phạm vi một vùng, một địa phương nhất định mà phát triển với yêu cầu hệ thống đường bộ phải kết nối với phạm vi rộng lớn hơn: liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia.

Tuy nhiên, để hệ thống KCHT giao thông phát triển hài hòa với cả nền kinh tế thì cần thiết có sự điều tiết, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước.

b) Về xã hội

Song song với mục đích phục vụ cho sự phát triển kinh tế, hệ thống giao thông đường bộ từ xa xưa đã gắn liền với sự phát triển xã hội của loài người. Với từng vùng, lãnh thổ, quốc gia có những tập tục, thói quen sinh hoạt khác

nhau thì hệ thống giao thông cũng mang những nét đặc trưng phù hợp với truyền thống của dân cư tại đó.

Ngày nay, với sự bùng nổ dân số, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền và các quốc gia khác nhau cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giao thông đường bộ. Điểm ảnh hưởng lớn nhất của nhân tố này chính là thói quen,

ý thức của người tham gia hoạt động giao thông ngày càng đa dạng, là một trong những thách thức cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này khi muốn đưa nó vào khuôn khổ, trật tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh quảng bình (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)