7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Trong 20 năm qua, tỉnh Bình Dương luôn quan tâm, đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ KCHT giao thông, góp phần đem lại thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cụ thể, năm 2004, UBND tỉnh đã phê quyệt Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020, trong đó xác định nhu cầu tập trung đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống KCHT giao thông của tỉnh với mục tiêu kết nối và đáp ứng nhu cầu giao thông không ngừng tăng nhanh giữa các địa phương, các khu công nghiệp, đô thị, các vùng nguyên liệu, nông thôn,... trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kết nối hệ thống giao thông của tỉnh Bình Dương với các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh nhà.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện quy hoạch, tỉnh Bình Dương không ngừng cập nhật các quy hoạch của Trung ương và khu vực có liên quan, về phát triển kinh tế, xã hội, đô thị, công nghiệp, đặc biệt là các quy hoạch GTVT của quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời căn cứ vào tình hình, nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp, đô thị,… trên địa bàn tỉnh và khu vực để kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù
Tỉnh cũng đã chủ động tích cực tham mưu, trình Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh, lựa chọn hướng tuyến hợp lý nhất cho các tuyến đường bộ, đường sắt của Trung ương quy hoạch đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương, như: Vành đai 3, Vành đai 4, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh, đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho,...đảm bảo các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật, gắn kết chặt chẽ giữa các quy hoạch của Trung ương với tình hình và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, được Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất, điều chỉnh hướng tuyến theo đề nghị của tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương đến năm 2025, phê duyệt hướng tuyến quy hoạch các tuyến đường, UBND tỉnh Bình Dương đã kịp thời cập nhật bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh nhà, nhu cầu GTVT tăng cao cả về lưu lượng cũng như tải trọng phương tiện. Đồng thời, theo hướng gắn với các quy hoạch của Trung ương, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, đồng bộ, liên hoàn, kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dương với các trung tâm đô thị của tỉnh và với các đầu mối giao thông của quốc gia và khu vực. Qua đó, góp phần đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa, nhằm mục tiêu: "Xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, hiện đại, trở thành một trong những đô thị phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sức lan tỏa lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh".
Trên cơ sở những quy hoạch được duyệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã luôn quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng đã chủ động tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, các công trình, các trục đường giao thông đối ngoại của tỉnh, do Trung ương quy hoạch đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương, kết nối với các đầu mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hệ thống KCHT giao thông trên địa bàn toàn tỉnh luôn đượ̣c quan tâm đầu tư xây dựng, đặc biệt là các trục giao thông quan trọng, huyết mạch, các trục "xương sống" theo hướng Bắc - Nam của tỉnh như Quốc lộ 13, ĐT741, ĐT742, ĐT744.., và các vành đai theo hướng Đông - Tây của tỉnh như
ĐT743, ĐT746, ĐT747,...Từ đó hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn, kết nối thông suốt giữa các khu đô thị, công nghiệp, dân cư, các vùng nguyên liệu, nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh; kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dương với các trung tâm đô thị, công nghiệp trong tỉnh với các đầu mối giao thông quốc gia và tỉnh, thành trong khu vực.
Hai trục "xương sống" theo hướng Bắc - Nam của tỉnh là Quốc lộ 13 và ĐT741 kết nối các khu công nghiệp, đô thị phía Nam của tỉnh với các khu công nghiệp, đô thị và vùng nguyên liệu, nông thôn phía Bắc tỉnh, kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên và nước bạn Campuchia có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh.
Đặc biệt, trên cơ sở hướng tuyến quy hoạch của đường Vành đai 3 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bình Dương đã chủ động huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng mới đường Mỹ Phước - Tân Vạn (đoạn trùng với đường Vành đai 3), kết nối thành phố mới Bình Dương, các trung tâm đô thị, công nghiệp của tỉnh với các đầu mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là trục giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra, các tuyến đường nội thị tại các trung tâm huyện, thị xã, thành phố, các khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh cũng đượ̣c quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh, phù hợp với tiến trình đô thị hóa theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng đô thị Bình Dương. Hệ thống đường
do cấp phường, thị trấn quản lý cũng đượ̣c đầu tư chỉnh trang, cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của tỉnh.
Trong đó, tuyến đường vào Trung tâm Hành chính tỉnh được hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2014 kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dương với đô thị Thủ Dầu Một và các trung tâm đô thị trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa hết quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến trình xây dựng và phát triển thành phố mới Bình Dương, là tiền đề, động lực để tiếp tục xây dựng và phát triển đô thị Bình Dương theo quy hoạch, xây dựng Bình Dương thành đô thị loại I trước năm 2020.
Phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là phát triển theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa luôn đòi hỏi nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội rất lớn. Trong khi khả năng cân đối từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm luôn hết sức hạn hẹp, việc tính toán cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hệ thống giao thông luôn gặp nhiều khó khăn và nếu chỉ trông cậy vào nguồn vốn ngân sách thì sẽ không thể đáp ứng đượ̣c yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.
Do vậy, một mặt, hàng năm tỉnh luôn dành nhiều ưu tiên nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông. Mặt khác, tỉnh đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, huy động nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tập trung cho đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến đường quan trọng, huyết mạch trên địa bàn tỉnh. Điển hình như nguồn vốn ODA các dự án giao thông do các Bộ, ngành Trung ương đầu tư, vốn đầu tư của các các doanh nghiệp, khu công nghiệp, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong phong trào giao thông nông thôn - chỉnh trang đô thị và đặc biệt là nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư công trình giao thông theo
phương thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trong nước. Trong đó, có thể nói, giải pháp đầu tư xây dựng công trình giao thông theo phương thức BOT trong nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã góp phần nhanh chóng cải tạo, nâng cấp mở rộng được nhiều tuyến quan trọng, huyết mạch, góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh được đồng bộ, hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Theo thống kê, tại thời điểm năm 1997, toàn tỉnh Bình Dương chỉ có 2.186 km đường giao thông với quy mô, chất lượng và các điều kiện về khai thác ở mức rất thấp. Nhờ tập trung huy động từ mọi nguồn lực, đến nay, tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh là 7.421 km, bao gồm: 03 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 77,1 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; 14 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 449 km, tỷ lệ nhựa hoá đạt 98%; hệ thống đường huyện, đường đô thị có tổng chiều dài 1.004 km, tỷ lệ nhựa hóa là 87,34%; hệ thống đường xã có tổng chiều dài 3.372 km, tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa đạt 88,28%. Hệ thống đường chuyên dùng có tổng chiều dài 2.257 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 46,14%.
Nhìn chung, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Dương tương đối đồng bộ và thuận lợi, đáp ứng nhu cầu giao thông nội tỉnh và kết nối với các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng, sản xuất và đời sống nhân dân.