thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
2.4.1.1. Kết quả đạt được
Từ năm 2010 đến 2015, thông qua các cuộc thanh tra hành chính, Thanh tra thành phố Tuyên Quang đã phát hiện những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, bảo đảm những hoạt động kinh tế - xã hội đƣợc diễn ra, nâng cao chất lƣợng nền hành chính phục vụ nhân dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội, an ninh, quốc phòng ở thành phố Tuyên Quang. Nội dung thanh tra hành chính đã bám sát vào những vấn đề cấp bách đặt ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu trong việc xem xét, phát hiện và đề xuất xử lý trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan nhà nƣớc trong thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân đã bị xem xét xử lý trách nhiệm và buộc thôi việc vì sai phạm. Bên cạnh đó, thanh tra hành chính cũng phát hiện và thu hồi các khoản phí, nguồn thu, chi sai với quy định của pháp luật, nộp bổ sung vào ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, cho thoái trả các nguồn thu không hợp lý, đảm bảo minh bạch, rõ ràng trong thực hiện thanh tra.
Với thực tiễn đƣợc nêu trên tại thành phố Tuyên Quang, đánh giá khách quan cho thấy, Thanh tra thành phố Tuyên Quang đã thực hiện thƣờng xuyên, định kì, trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của thanh tra hành chính. Đồng thời, nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp của cấp Ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố cùng các sở, ban, nghành, các trƣờng hợp vi phạm đã đƣợc phát hiện và xử lý tƣơng đối đúng với hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Những phát hiện, kiến nghị của các cơ quan chức năng trong triển khai tiến hành thanh tra hành chính đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, quản lý nhà nƣớc trên các mặt của đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, Thanh tra thành phố Tuyên Quang cũng làm tốt công tác tham mƣu, đề xuất hợp lý, có hiệu quả cho Uỷ ban nhân dân thành phố đƣa ra đƣợc các quyết định kịp thời về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tạo lòng tin cho nhân dân vào chính quyền, vào chính trị, vào công tác quản lý nhà nƣớc.
Phần lớn cán bộ thực hiện hoạt động thanh tra hành chính tại Thanh tra thành phố Tuyên Quang đều có thái độ hoà nhã, công tâm, trách nhiệm, nhiệt tình, năng động, có kiến thức và am hiểu chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thực hiện tốt việc giải thích, hƣớng dẫn công dân. Cùng với đó là bản lĩnh chính trị vững vàng khi thực hiện hoạt động thanh tra hành chính - đòi hỏi sự công tâm và trách nhiệm, đặc biệt là đối với các cuộc thanh tra về quản lý tài chính. Qua đó, đảm bảo đƣợc hình ảnh ngƣời cán bộ thanh tra mẫu mực, tận tâm, trách nhiệm với công việc đƣợc giao phó.
2.4.1.2 Nguyên nhân đạt được
Thứ nhất, nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về vai trò của
thanh tra hành chính dần đƣợc nâng lên. Chính vì vậy việc thực hiện các cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra hàng năm có phần thuận lợi, đặc biệt là sự ra đời của Luật Thanh tra 2010 đã tạo nên một bƣớc phát triển trong nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của hoạt động thanh tra hành chính trong quản lý nhà nƣớc, là cơ sở cho nội dung của thanh tra hành chính bám sát và giải quyết các yêu cầu cấp bách trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an ninh, quốc phòng của thành phố.
Thứ hai, lãnh đạo cấp Ủy, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thanh tra hành chính. Cùng với đó, là sự phối hợp của chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành liên quan đã góp phần giải quyết đúng và hiệu quả trong quá trình thanh tra hành chính. Các cơ quan báo
khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng của địa phƣơng. Công tác quản lý nhà nƣớc về thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng ngày càng đƣợc tăng cƣờng một cách chủ động, nghiêm túc trong tổ chức thực hiện.
Thứ ba, các văn bản chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc
tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; các kế hoạch, đề án tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại xã, phƣờng đối với các cán bộ làm công tác thanh tra ngày càng đƣợc triển khai và thực hiện một cách sâu rộng. Các hội nghị tập huấn Luật Phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo và triển khai Luật Tiếp công dân cũng đƣợc tổ chức một cách thƣờng xuyên, có định kì và có hiệu quả nhất định, góp phần tạo nên hình ảnh ngƣời cán bộ làm công tác thanh tra công tâm, hòa nhã và có trách nhiệm.
2.4.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
2.4.2.1 Hạn chế, bất cập
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, trong hoạt động thanh tra hành chính tại Thanh tra thành phố Tuyên Quang, vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập nhƣ sau:
Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về thanh tra hành chính của của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Có những trƣờng hợp cố ý chây ỳ hoặc trốn tránh việc thực hiện kết luận thanh tra nhƣng chƣa đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm minh, cũng có những trƣờng hợp đối tƣợng gây thất thoát không có khả năng nộp lại khoản tiền bị cơ quan thanh tra thu hồi hoặc xử phạt vi phạm. Một số xã, phƣờng, đơn vị, chƣa chú trọng đến công tác giải quyết đơn thƣ dẫn đến tình trạng công dân khiếu kiện vƣợt cấp. Các cuộc họp nghe báo cáo kết quả giải quyết đơn thƣ, kiến nghị của công dân trên địa bàn thành phố còn mang tính hình thức, chƣa có sự trao đổi, lắng nghe và chƣa mang lại những hiệu quả thực sự tích cực. Việc tiến hành các cuộc thanh tra
hành chính chủ yếu là dựa trên kế hoạch đã đƣợc phê duyệt, thiếu đi sự chủ động, linh hoạt trong phòng ngừa và phát hiện sai phạm. Công tác xử lý kết luận, kiến nghị sau thanh tra còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Các cơ quan có thẩm quyền thanh tra hành chính chƣa thực sự kiên quyết trong việc sử dụng thẩm quyền xử lý của mình đối với các vi phạm đã đƣợc phát hiện. Mặc dù thanh tra hành chính đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị, nhƣng nhìn chung, việc xử lý các vi phạm mới chỉ tập trung vào vấn đề thu hồi tài sản thất thoát, kiểm điểm các cá nhân có liên quan mà chƣa chú trọng vào việc làm rõ trách nhiệm của thủ trƣởng quản lý đơn vị nên chƣa đủ tính răn đe, thuyết phục.
Cùng với đó, chƣa có cơ sở pháp lý quy định cụ thể chi tiết về tổ chức, nội dung thanh tra hành chính cấp huyện (thành phố). Đây cũng là sự khó khăn không nhỏ trong việc triển khai có hiệu quả và sâu rộng, để có thể hạn chế đƣợc tối đa những bất cập trong tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra. Bên cạnh đó, còn chƣa có sự tƣ duy thống nhất về quan niệm thanh tra hành chính, gây ra sự chồng chéo về nội dung, phạm vi hoạt động trong tổ chức thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành. Trên thực tế, hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội hiện nay vừa trùng lặp, chồng chéo về đối tƣợng, phƣơng pháp, cách làm lại gần giống với kiểm toán [13] và thanh tra nghành Tài chính. Chính bởi vậy, rất khó để có sự phân định rõ ràng về đối tƣợng và phạm vi của thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành và trong các cuộc thanh tra mà thanh tra thành phố đã thực hiện, đâu mới thực sự là những cuộc thanh tra hành chính. Hơn nữa, căn cứ pháp lý để thực hiện xử lý kết luận, kiến nghị sau thanh tra còn hạn chế nên hiệu quả tiến hành thanh tra chƣa thực sự đạt đƣợc kết quả đáng mong đợi.
cao. Lực lƣợng cán bộ, công chức đƣợc giao nhiệm vụ thanh tra hành chính chƣa thực sự chuyên nghiệp trong công tác tiến hành thanh tra trực tiếp, đối thoại với đối tƣợng bị thanh tra. Chính bởi vậy, hoạt động thanh tra hành chính chƣa thực sự đạt hiệu quả về thời gian thực hiện lẫn công tác về thủ tục trình tự, hiệu quả trong xử lý vi phạm sau thanh tra. Cán bộ thanh tra tiến hành thực hiện thanh tra hành chính chƣa thực sự vững vàng về tƣ tƣởng, lập trƣờng, đạo đức nghề nghiệp để phát huy hết khả năng chuyên môn nhằm phát hiện, xử lý các vi phạm của đối tƣợng, đặc biệt các sai phạm liên quan đến trách nhiệm của thủ trƣởng các đơn vị quản lý.
Cuối cùng, công tác phối hợp, tạo điều kiện của các cơ quan, đơn vị có nội dung liên quan đến các vụ việc với Thanh tra thành phố chƣa thực sự đạt hiệu quả cao. Sự phối hợp, cộng tác còn hạn chế về thời gian xử lý và cứng nhắc trong nội dung xác minh, xem xét hành vi vi phạm của đối tƣợng bị thanh tra. Việc thu thập thông tin và xử lý thông tin còn chậm trễ dẫn đến nhiều vụ việc còn bị tồn đọng và kéo dài thời gian giải quyết.
2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, do các nghành, các cấp chƣa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, tác dụng công tác thanh tra hành chính. Chƣa xác định đó là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; chƣa coi đó là một khâu có ý nghĩa quyết định đến việc khắc phục những trì trệ, yếu kém trong quản lý nhà nƣớc. Việc tiến hành thanh tra hành chính vẫn còn mang tính chất chiếu lệ, qua loa, đại khái để hoàn thành theo kế hoạch. Các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm chƣa làm rõ đƣợc thực trạng công tác chấp hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng; chƣa làm rõ nguyên nhân của tình trạng không chấp hành đầy đủ pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; không đƣa ra đƣợc các kiến nghị, biện pháp xử lý khắc phục. Việc phổ biến,
giáo dục pháp luật về thanh tra hành chính chƣa đƣợc tiến hành một cách thực sự sâu rộng, có hiệu quả nên các đối tƣợng của thanh tra hành chính cũng chƣa nhận thức rõ mức độ nguy hại, mức độ bị xử lý đối với các sai phạm đã gây ra. Các cơ quan báo chí và quần chúng nhân dân vẫn chƣa mạnh dạn tố giác các hành vi sai phạm khiến cho các cuộc thanh tra đột xuất ít đƣợc diễn ra mà chủ yếu là đƣợc thực hiện theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.
Thứ hai, hệ thống pháp luật thực định quy định vềthanh tra hành chính
còn nhiều hạn chế. Nội dung hoạt động thanh tra hành chính đƣợc quy định tại Luật Thanh tra 2010 còn khá hạn hẹp, chƣa có sự bóc tách rõ rệt về đối tƣợng thanh tra hành chính với hoạt động thanh tra chuyên nghành. Hơn nữa, những cuộc thanh tra về công tác quản lý tài chính, đất đai, dự án... để từ đó làm rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức vẫn đƣợc gọi chung với cái tên là “thanh tra kinh tế - xã hội”. Mặc dù trong hệ thống pháp luật về thanh tra hiện nay không có một văn bản nào quy định về nội dung, chủ thể, đối tƣợng của loại hình thanh tra này nhƣng “thanh tra kinh tế - xã hội” vẫn xuất hiện trong các báo cáo năm về công tác thanh tra và đƣợc coi là một nội dung của thanh tra hành chính. Chính điều đó đã dẫn đến những tƣ duy không thống nhất cho tổ thức và thực hiện thanh tra hành chính.
Cùng với đó, quy định của pháp luật về Thanh tra còn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cƣỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, nhất là chƣa có các văn bản hƣớng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra. Pháp luật hiện hành chƣa xác định rõ một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, tƣơng tự nhƣ cơ quan thi hành án để thi hành các Bản án, quyết định của Tòa án có cơ quan Thi hành án thi hành…;
Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra còn chƣa đƣợc lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực sự quan tâm đúng mức. Các nội dung, văn bản về luật và các nghị định hƣớng dẫn có liên quan thƣờng xuyên đƣợc thay đổi và có các nội dung phù hợp hơn với thực tiễn khi áp dụng. Tuy nhiên phần lớn các cán bộ còn chƣa đáp ứng, cập nhật các văn bản mới thƣờng xuyên. Ngoài kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, do sự luân chuyển công tác thƣờng xuyên của các cán bộ làm công tác thanh tra nên đội ngũ cán bộ này đều có ít thời gian kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra hành chính. Các chính sách đãi ngộ, khen thƣởng với ngƣời có nhiều đóng góp, sang kiến trong công việc vẫn còn chƣa đƣợc quan tâm thực sự đúng mức.
Thứ tư, mức độ quan tâm đến việc thực hiện thanh tra hành chính của
lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra trong việc giải quyết nội dung liên quan đến hoạt động này. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố chƣa quan tâm tuyệt đối cho hoạt động thanh tra hành chính, cũng nhƣ chƣa tạo động lực làm việc cho cán bộ thanh tra. Cụ thể nhƣ tạo điều kiện về chế độ hỗ trợ tiền công, hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất, xe công, trang thiết bị kĩ thuật để tiến hành hoạt động thanh tra hành chính... Do đó, việc tiến hành thanh tra hành chính còn gặp phải khó khăn trong việc thu thập, xác minh thông tin đối với việc phối hợp triển khai với các đơn vị đƣợc giao có liên quan.
Tiểu kết Chƣơng 2
Tại Chƣơng 2, Luận văn đã phân tích, đánh giá các thực trạng về tổ chức, hoạt động của Thanh tra thành phố Tuyên Quang và nêu ra nguyên nhân của các kết quả đạt đƣợc, các hạn chế về tổ chức, hoạt động của Thanh tra thành phố Tuyên Quang trong thực hiện thanh tra hành chính để tạo tiền đề, đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực hiệu quả của thanh tra hành chính tại Chƣơng 3. Cụ thể:
Luận văn khái quát về đặc điểm hành chính – chính trị, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xu hƣớng đô thị hóa của thành phố Tuyên Quang. Đó là thời cơ, nhƣng cũng là thách thức đối với các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý, thanh tra hành chính cần đƣợc quan tâm, đẩy mạnh, tăng cƣờng để thực hiện cho mục tiêu phát triển chung của thành phố.
Tiếp theo, luận văn nêu ra cơ cấu và tổ chức của Thanh tra thành phố Tuyên Quang, chỉ ra vị trí, vai trò của Thanh tra thành phố trong tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang để có đƣợc những phân tích, đánh giá, chỉ ra một số tồn tại, bất cập cụ thể trong các quy định về cơ cấu và tổ chức của Thanh tra thành phố trong hoạt động thanh tra hành chính.
Cuối cùng, luận văn xem xét việc thực hiện hoạt động thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang. Trong đó, trƣớc hết khái quát về thực trạng tiến hành thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang; sau đó đƣa ra những kết quả đạt đƣợc, những bất cập hạn chế trong công tác thanh tra hành chính và phân tích các nguyên nhân của những kết quả đạt đƣợc, của những hạn chế từ thực tiễn thanh tra hành chính tại thành phố Tuyên Quang.