Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát và xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội (Trang 94 - 96)

7 Kết cấu của luận văn

3.2.3 Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát và xử lý rủi ro tín dụng

Một cách rõ ràng, giám sát quản lý và xử lý rủi ro là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lƣợng quản lý RRTD. Do vậy, cần thiết phải tăng cƣờng vai trò kiểm tra, giám sát và xử lý rủi ro của bộ phận rủi ro đối với bộ phận kinh doanh, bộ phận trực tiếp khởi tạo khoản vay, bộ phận xử lý rủi ro. Bộ phận quản lý rủi ro phải đảm bảo định kỳ đánh giá những nội dung sau:

Chất lƣợng và hiệu quả công tác của cán bộ quan hệ khách hàng trong khâu khởi tạo và giám sát khoản vay ( theo định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần)

Chất lƣợng công việc của cán bộ hậu kiểm ( cán bộ quản lý khoản vay) trong việc nhập dữ liệu, lƣu trữ thông tin, hồ sơ);

Kiểm tra tính đầy đủ, trung thực của hệ thống thông tin quản lý tín dụng ( hàng tuần)

Kiểm tra, giám sát chất lƣợng của bộ phận xử lý rủi ro nhằm đảm bảo công việc xử lý rủi ro diễn ra một các khách quan, trung thực và đúng pháp luật.

Các nhiệm vụ trên đƣợc thực hiện trƣớc hết dựa trên các báo cáo hàng ngày/hàng tuần và kiểm tra trực tiếp. Trƣờng hợp nhận thấy có sai sót hoặc những hạn chế, bộ phận quản trị rủi ro cần thiết phải có ý kiến đề xuất chỉnh sửa. Tại ngân hàng công thƣơng, hiện tại cán bộ quản trị rủi ro chỉ có thể thực hiện một phần công việc trên do hạn chế về hệ thống báo cáo rủi ro độc lập và chƣa đƣợc phân chức năng nhiệm vụ này một cách cụ thể. Do đó, đối với ngân hàng, cần thiết phải xem xét lại chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản trị RRTD và những công cụ phục vụ nhiệm vụ giám sát hoạt động của khối kinh doanh.

Nội dung đề cập trên mới chỉ nói lên một phần của yêu cầu giám sát rủi ro trong ngân hàng, một phần quan trọng hơn nữa, đó là giám sát của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ đối với hoạt động quản lý rủi ro. Theo đó, bộ phận Kiểm tra kiểm soát có thể và cần thiết phải đánh giá các chức năng quản lý rủi ro sau:

Đánh giá hiệu quả, tính chính xác của hệ thống chấm điểm tín dụng, đảm bảo các cấu phần của hệ thống này đƣợc xây dựng phù hợp với khẩu rị rủi ro của ngân hàng

Đánh giá chất lƣợng công việc của cán bộ quản trị rủi ro, đặc biệt là công tác giám sát tín dụng

Đánh giá sự phù hợp của các hạn mức, quy định tín dụng phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng.

Đánh giá độ tuân thủ các quy định, quy trình tín dụng trên quy mô toàn hàng.

Trên cơ sở đó, các báo cáo cảnh cáo, những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý RRTD đƣợc xây dựng và thảo luận với trƣởng khối rủi ro và đƣợc đệ trình lê Hội đồng quản trị, Ban Điều hành của ngân hàng để có những quyết sách đúng đắn.

Tóm lại, để nâng cao chất lƣợng kiểm tra, giám sát và xử lý rủi ro, Ngân hàng Công thƣơng cần thực hiện những nội dung sau:

Bổ sung chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ theo hƣớng đƣa ra những nhiệm vụ cụ thể nêu trên.

Tăng cƣờng cán bộ có năng lực, kinh nghiệm tín dụng cho bộ phận quản lý RRTD và bộ phận kiểm tra kiểm toán. Những cán bộ này cần thiết phải có kỹ năng tốt về phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin, có phẩm chất đạo đức tốt. Đối với cán bộ quản lý RRTD : cần phải có kiến thức quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ quản lý rủi ro. Đối với cán bộ kiểm tra kiểm toán : cần phải có kiến thức về nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán.

Cần quy định rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ kiểm tra, kiểm toán, đồng thời có chế độ khuyến khích thƣởng phạt rõ ràng, minh bạch để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)