Tuy nhiên, pháp luật về thay đổi, cải chính hộ tịch cũng có những những đặc điểm riêng là:
- Chỉ được thực hiện theo những quy định tại Điều 27, 28 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc khi chứng minh được có sai sót khi đăng ký hộ tịch.
- Việc thay đổi họ, tên và cải chính họ tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, NỘI DUNG CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, NỘI DUNG CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH PHÁP LUẬT VỀ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH
Dưới góc độ lý luận, có một số quan điểm khác nhau về thực hiện pháp luật, như: “Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống” [24, tr.457]; hay “thực hiện pháp luật là hoạt động, là quá trình làm cho những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật”. Tuy các quan điểm có cách định nghĩa khác nhau về thực hiện pháp luật, song đều có điểm chung là nhằm chỉ ra rằng để pháp luật được tuân thủ, chấp hành và đi vào cuộc sống, thì phải được bảo đảm bằng các hoạt động cụ thể của các chủ thể có liên quan về vấn đề pháp luật quy định.
Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Dưới góc độ pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Thực hiện pháp luật là một quá trình