Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về BÌNH ĐẲNG GIỚI từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 37)

động về bình đẳng giới

Từ những cơ quan nhà nước về thực hiện bình đẳng giới, Nhà nước ta có một đội ngũ cán bộ quản lý về bình đẳng giới ở mọi mặt. Thực hiện quy định về cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hầu hết các địa phương đã giao việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới cho Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới đảm nhiệm. Riêng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của một số tỉnh thành vẫn giữ Phòng Bình đẳng giới tiếp tục giao cho Văn phòng Sở thực hiện công tác này.Nâng cao nhận thức, chuyên môn về bình đẳng giới là trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ quản lý để có những kiến thức nền tảng để tuyên truyền sâu rộng. Các Bộ, ngành và .địa phương tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bình đẳng giới, lồng ghép vấn đê bình đắng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và xây dựng, phát triển các tài liệu, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho các cán bộ pháp chế ở các Bộ, ngành, địa phương cũng được chú trọng thông qua các lớp tập huấn và các hoạt động triển khai Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật9

1.2.5.Bảo đảm điều kiện thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

Có nhiều yêu tố để đảm bảo thực hiện hiệu quả trong công tác thực thi pháp luật về bình đẳng giới. Ngoài nhận thức của người dân, những điều kiện về trình độ nhận thức thì việc bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới được thực thi hiệu quả nếu nguồn tài chính được đảm báo hiệu quả.

9 Năm 2016, Bộ Tư pháp đã tổ chức 03 lóp tập huấn (tại 03 miền Bắc, Trung, Nam) triển khai thi hành Luật Ban hành vãn bản quv phạm pháp luật cho đội ngù làm côn» tác xây đựne pháp luật tại cảc Bộ. ngành và địa phưong và 02 lóp tập huấn chuyên sâu cho Nhóm chuvén gia và một số cán bộ làm công tác pháp chế tại các Bộ. co quan nsang Bộ với sự tham °ia của các chuyên gia về si ới và pháp luật của Canada và Việt Nam.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật bình đẳng giới 2006 quy định cụ thể: Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: Ngân sách nhà nước; Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; Các nguồn thu hợp pháp khác.

Xác định đúng nguồn lực về tài chính để thực thi chính sách và pháp luật là vấn đề then chốt nhằm đạt được các mục tiêu bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta đều biết khó có đủ nguồn tài chính để thực hiện một chính sách hoặc một chương trình, dự án, vì vậy không nên đánh giá thấp hoặc quá cao những nhu cầu về nguồn lực và cố gắng thực hiện được nhiều hoạt động hơn với nguồn lực tài chính ít hơn. Nguồn tài chính là yếu tố quan tâm thường xuyên của các đơn vị trong việc thực thi pháp luật của các cơ qua nhà nước nhất là những cơ quan địa phương trong việc phát triển hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật thực tiễn. 1.2.6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới

Vai trò giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục thực hiện pháp luật về bình đẳng giới có vai trò rất quan trọng. Theo căn cứ Điều 36 Luật Bình đẳng giới 2016 quy định Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân chúng ta, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Việt Nam, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, cơ quan giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước về đối nội và đối ngoại, về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an

nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Đối với lĩnh vực bình đẳng giới, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội với chức năng giám sát của mình đảm bảo thúc đẩy và thực hiện chính sách và pháp luật về bình đẳng giới ngày càng tốt hơn nhằm đạt mục tiêu định hướng của Đảng và Nhà nước.

Ủy ban thường vụ Quốc hội có chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Để thực hiện trách nhiệm giám sát của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra quyết định và tổ chức thực hiện chương trình giám sát hàng quý và hàng năm. Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Dân tộc và Ủy ban hữu quan của Quốc hội thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chương trình giám sát của mình. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng xem xét, thảo luận các báo cáo và kiến nghị trong hoạt động giám sát, yêu cầu các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện những kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết.

Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới thông qua các hoạt động gồm thu thập thông tin từ tổ chức các hoạt động nghe báo cáo của các Bộ, ngành, của các địa phương cơ sở cho tới tổ chức các đoàn giám sát, khảo sát ở địa phương, cơ sở; nghiên cứu, nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của cử tri; phân tích, đánh giá và nêu các kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan bị giám sát.

Trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới của Uỷ ban về các vấn đề xã hội cũng được phát huy hiệu quả: Ủy ban chủ động và phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác giám sát thi hành các quy định về bình đẳng giới. Hoạt động giám sát và phối hợp giám sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội được tiến hành dưới rất nhiều hình thức để thu thập

thông tin, tổng hợp, phân tích thông tin và đưa ra các đánh giá trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Ngoài ra, còn có một số cơ quan có chức năng giám sát gồm Đại biểu Quốc hội: Các đại biểu Quốc hội có thể chất vấn về những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện bình đẳng giới với các cơ quan, tổ chức đang được giám sát, cũng như đánh giá việc tổ chức việc thực hiện và đưa ra các kiến nghị của mình với Đoàn giám sát. Luật Bình đẳng giới cũng quy định trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp cũng như trách nhiệm tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tại Điều 36 và Điều 29 của Luật Bình đẳng giới 2006.

Như vậy, chức năng giám sát thực thi hoạt động thực hiện bình đẳng giới được pháp luật quy định khá cụ thể ở nhiều cơ quan khác nhau. Các cơ quan có chức năng phối hợp với nhau nhằm thực hiện hiệu quả về các vấn đề thực hiện pháp luật. Từ việc giám sát đó, pháp luật cũng quy định về trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới.

1.3.Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới 1.3.1. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở một số nước

Để xác định tiến bộ của thế giới trong vấn đề bình đẳng giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã thiết lập Chỉ số Bình đẳng giới Toàn cầu (Global Gender Gap Index).

Theo trang Business Insider, trong báo cáo gần đây nhất ra tháng 11/2017, Chỉ số Bình đẳng giới Toàn cầu phân tích 4 yếu tố chính, gồm sự tham gia vào các hoạt động kinh tế và cơ hội kinh tế; cơ hội học tập; cơ hội được chăm sóc sức khỏe và bảo toàn sinh mạng; và đại diện chính trị. Sau khi

đẳng giới trung bình trên toàn cầu là 32%, so với mức 31,7% trong năm 2016. Trong đó, mức độ bất bình đẳng lớn nhất được ghi nhận giữa phụ nữ và nam giới nằm ở cơ hội kinh tế và đại diện chính trị10.

Tại Na Uy, Chính phủ Na Uy rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và coi đó là một trong bốn vấn đề trọng tâm phát triển của đất nước. Na Uy đã có những chính sách tiến bộ từ rất sớm, là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ được tham gia bầu cử vào năm 1913 và có quyền ứng cử Quốc hội từ năm 1930, Na Uy cũng có Luật Bình đẳng giới ban hành từ năm 1979 với các điều khoản bảo đảm cho cả phụ nữ và nam giới được bình đẳng trong phát triển. Ví dụ, trong giáo dục, Luật Bình đẳng giới đề ra phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mà không phân biệt tuổi tác.

Tuy nhiên, Luật Bình đẳng giới đã thực hiện ở Na Uy trong một thời gian dài, tuy nhiên đến nay, trong lĩnh vực quản lý nhà nước, nam giới vẫn chiếm 86% và trong chính quyền địa phương, tỷ lệ lãnh đạo là nam vẫn trên 70%; bạo hành vẫn xảy ra; mại dâm tuy được phép hoạt động nhưng vẫn còn tình trạng xâm hại tình dục,… Tất cả những hạn chế ấy đang là thử thách đối với đất nước này. Bên cạnh đó, luật bình đẳng giới được Na uy sử dụng đã có những bước tiến nhất định.

Ở Thụy Điển, Quốc Hội đã không ngừng thúc đẩy quyền bình đẳng nam nữ bằng chính công cụ làm luật và giám sát của mình. Kể từ khi phụ nữ có quyền bầu cử năm 1921, những nỗ lực xây dựng bình đẳng giới đã tiến bộ hơn so với bất kỳ nước nào khác. Không chỉ có truyền thống văn hóa về tôn trọng và bảo vệ phụ nữ, mà Thụy Điển còn sớm ghi nhận quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật của mình. Đạo luật về bình đẳng được thông qua

10 Bài viết: 15 quốc gia đội sổ về bình đẳng giới cạp nhật ngày 09/03/2018 http://vneconomy.vn/15-quoc-gia- doi-so-ve-binh-dang-gioi-20180308112943928.htm

năm 1979 nhằm bảo vệ tốt hơn quyền phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới, năm 2008, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua một dự luật mới đó là Đạo luật về phân biệt đối xử. Đạo luật này thay thế cho các đạo luật trước đó bao gồm Đạo luật về các cơ hội bình đẳng và 6 Luật có liên quan khác về chống phân biệt đối xử. Đạo luật này nhằm đấu tranh chống lại sự phân biệt đồng thời thúc đẩy các quyền và cơ hội bình đằng của mọi cá nhân không dựa trên sự phân biệt đối xử nào về giới tính. Đạo luật này cũng xác định những hình thức bị coi là phân biệt đối xử bao gồm sự phân biệt đối xử một cách trực tiếp hay gián tiếp và hành vi quấy rối tình dục cũng được xem là sự xâm phạm nghiêm trọng đối với phẩm giá con người. Đạo luật cũng xác lập hàng loạt các nguyên tắc và chuẩn mực theo đó nghiêm cấm sự phân biệt đối xử dưới tất cả các hình thức, bao gồm dựa trên giới tính, và bảo vệ việc thụ hưởng và tiếp cận đối với cơ hội và các quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực giáo dục, hệ thống dịch vụ và phúc lợi xã hội, việc làm, hưởng lương… Luật này còn quy định xác lập cơ chế giám sát việc thực thi, theo đó nhấn mạnh đến nghĩa vụ của Thanh tra Quốc hội về bình đẳng. Hệ thống pháp luật của Thụy Điển có những quy định rất chặt chẽ nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trước nạn buôn người. Luật pháp Thụy Điển cũng nghiêm cấm hành vi mại dâm và coi đó là một sự bạo hành của nam giới đối với nữ giới. Phụ nữ và trẻ em thường là nạn nhân trực tiếp của nạn mại dâm và buôn bán người do đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Thụy Điển. Thụy Điển, giống như nhiều nước Bắc âu khác, đã thực thi những chính sách xã hội dựa trên nguyên tắc bình đẳng giới. Cụ thể, các chính sách đề cao nguyên tắc quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong công việc và gia đình, bao gồm kể cả việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, bắt buộc nam giới phải dành thời gian tương thích như nữ giới ở nhà để chăm sóc, nuôi dưỡng con thời kỳ đầu.

sinh, với 80% bồi thường cho mất thu nhập. Hơn nữa, cha mẹ đều có quyền nghỉ việc để chăm trẻ tổng số 60 ngày mỗi năm (cho một trẻ) đến khi trẻ 12 tuổi và hưởng 80% số lương. Thụy Điển còn có những quy định liên quan đến cơ chế về khiếu kiện và bồi thường đối với những sự vi phạm đối với quyền bình đẳng, trong đó có quy định về bình đẳng giới.

Nhờ những chính sách như vậy, Thụy Điển đã có những kết quả đáng kể trong việc thực hiện bình đẳng giới giữa nam và nữ. Thụy Điển có phần trăm phụ nữ tham gia thị trường lao động rất cao 76% so với 80% của nam giới, trong các cơ quan nhà nước11, phụ nữ ở Thụy Điển đóng một vai trò quan trọng, nỗ lực bình đẳng giới có những bước tiến hiệu quả.

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là những ưu tiên ở Australia và trong các chính sách đối ngoại của nước này. Australia nói không với tệ bạo hành với phụ nữ, cả ở Australia và trên thế giới. Australia là một thành viên tích cực trong Nhóm Làm Việc liên quan đến các chính sách về giới gồm các Đại sứ và Trưởng đại diện các cơ quan Quốc tế, đây là một một diễn đàn cấp cao không chính thức nhằm thảo luận với các đối tác Việt Nam những vấn đề quan ngại nhất liên quan tới bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới. Sự tham gia của Nữ giới vào các hoạt động của chính phủ, kinh doanh, giáo dục và các hoạt động cộng đồng đã góp phần đưa nước Úc trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển kinh tế và xã hội.

Ðể duy trì một cộng đồng ổn định, hòa bình và phồn vinh, điều mong đợi là tất cả mọi người Australia có nguồn gốc khác nhau cùng tôn trọng những nguyên tắc và giá trị chung, là nền tảng cho xã hội Australia. Một trong những giá trị tạo nên nền tảng cho xã hôị tự do và dân chủ Úc là tôn trọng sự bình đẳng, nhân phẩm và tự do cá nhân. Tất cả mọi người dân Úc

11 Bài viết: Nghị viện và bình đẳng giới: Thụy Điển: Họ đã làm thay đổi những gì? cập nhật ngày 22/10/2010

đều có quyền được hưởng một số các quyền tự do căn bản trong phạm vị được pháp luật cho phép bao gồm quyền được tự do và công khai phát biểu, quyền tham gia hội đoàn, quyền tổ chức hội họp, quyền thờ phượng một tôn giáo mình lựa chọn và quyền đi lại trên khắp nước Úc mà không bị giới hạn. Luật pháp Liên bang cấm sự kỳ thị vì lý do chủng tộc, giới tính, khuyết tật và tuổi tác trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội chiểu theo Luật Kỳ thị Giới tính 1984 (Sex Discrimination Act 1984) và Luật Kỳ thị Tuổi tác 2004 (Age Discrimination Act 2004)… Ủy ban Nhân quyền và Cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về BÌNH ĐẲNG GIỚI từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 37)