Vai trò tổ chức thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục từ thực tiễn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế [17]. Xuất phát từ luận điểm trên, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục có những vai trò sau: Một là góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

Thông qua việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lý viên chức đồng nghĩa với việc triển khai các hoạt động đảm bảo chế độ, chính sách, điều kiện cho viên chức chức làm việc. Mặt khác giúp phát huy vai trò cá nhân và thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng nhằm xác định trách nhiệm của chủ thể quản lý, từ đó xử lý sai phạm kịp thời, chính xác và có cơ sở để đánh giá, khen thưởng, động viên đội ngũ viên chức nâng cao trách nhiệm trong thực thi chuyên môn. Đồng thời, tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, động viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý.

Hai là, tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của viên chức.

Thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là hoạt động có mục đích nhằm làm cho các quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức đi vào cuộc sống thực tiễn. Do vậy, có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích, động viên đội ngũ viên chức phát huy khả năng, yên tâm cống hiến, phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật của viên chức đều phải chịu các chế tài nghiêm khắc. Vì vậy, trong quá trình quản lý, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý viên chức không thể tùy tiện vi phạm mà không bị trừng phạt. Điều đó, góp phần đảm bảo lợi ích của cơ quan quản lý viên chức, của nhân dân và nhà nước, bởi thước đo sự hài lòng của người dân đối với viên chức ngành giáo dục là chất lượng, chuyên môn.

Ba là, một phương thức góp phần bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về về quản lý viên chức ngành giáo dục, các cơ quan chức năng và các cán bộ, công chức phải bảo đảm tuân thủ nguyên tắc pháp chế một cách tuyệt đối, nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, mọi hành vi vi phạm nguyên tắc này đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật; góp phần giữ vững trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Bốn là, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước; làm cho các quy định pháp luật triển khai trong thực tế một cách “sinh động” cụ thể nhất; đồng thời là thước đo kiểm nghiệm tính hợp pháp, hợp lý các quy định pháp luật.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 luận văn đã giải quyết những nội dung cơ bản của lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục như sau:

1. Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài như: viên chức, viên chức ngành giáo dục, quản lý viên chức ngành giáo dục, thực hiện pháp luật. Và từ đó luận văn xác định: tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là hoạt động có mục đích của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục, làm cho các quy định pháp luật vận hành trong đời sống xã hội.

2. Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, luận văn xác định có 9 nội dung quản lý viên chức. Từ đó luận văn nghiên cứu các nội dung tổ chức thực hiện quản lý viên chức ngành giáo dục bao gồm: Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. Ba là, triển khai thực hiện các nội dung quản lý viên chức ngành giáo dục. Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục.để nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Năm là, tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm về quản lý viên chức ngành giáo dục. Sáu là, sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục.

3. Luận văn xác định các chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức bao gồm cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý viên chức ngành giáo dục.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục từ thực tiễn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)