Thực trạng vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tại tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường tại tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 47)

2.1. Thực trạng vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tại tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

2.1.2. Đặc điểm tình hình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có liên quan đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Vị trí địa lý

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh Bắc Ninh có trung tâm là thành phố Bắc Ninh và 7 thị xã, huyện trực thuộc.

Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc Bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km về phía đông bắc, có vị trí địa lý: Phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội; Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương; Phía nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Đất đai

Tỉnh Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên là 82271 ha, trong đó đất nông nghiệp là 48424 ha, đất phi nông nghiệp là 33635 ha. Trong diện tích đất phi nông nghiệp, đất ở là 10616 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 4700 ha, đất KCN là 2884 ha.

Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 - 1,2 km/km2, với 3 hệ thống sông lớn chảy qua, gồm sông Cầu, sông Đuống và hệ thống sông Thái Bình (sông Cà Lồ, sông Cầu và sông Lục Nam). Ngoài 3 hệ thống sông trên còn có các con sông nhỏ, sông đào và ngòi, lạch khác như sông Cẩm Giàng, sông Dâu, sông Đông Côi...

- Dân cư

Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh Bắc Ninh ước tính 1.247,5 nghìn người, tăng 32,2 nghìn người, tương đương tăng 2,7 so với năm 2017, bao gồm dân số thành thị 354,7 nghìn người, chiếm 28,4 ; dân số nông thôn 892,7 nghìn người, chiếm 71,6 ; dân số nam 609,2 nghìn người, chiếm 48,8 ; dân số nữ 638,2 nghìn người, chiếm 51,2 ; mật độ dân số Bắc Ninh năm 2018 ước tính 1.516 người/km2 gấp hơn 5 lần mật độ dân số trung bình cả nước và là địa phương có mật độ đân số cao thứ 3 cả nước chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2018 là 675,5 nghìn người, tăng 7,4 nghìn người so với năm trước, trong đó tốc độ tăng ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị 0,63 điểm phần trăm. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2018 là 662,9 nghìn người, tăng 0,9 so với năm trước.

- Phát triển kinh tế

Trong năm 2019, tổng sản phẩm (GRDP) của Bắc Ninh đạt 119.832 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). Bắc Ninh tiếp tục duy trì vị trí thứ bảy toàn quốc về GRDP. GRDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 6.163 USD, gấp 2,23 lần so với bình quân chung và đứng thứ hai cả nước. Cũng trong năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đạt gần 1.000.074 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). Năm 2018, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Ninh đứng ở vị trí thứ 15, năm 2019 bứt phá vươn lên vị trí thứ tư.

- Số lượng doanh nghiệp

Số doanh nghiệp thực tế hoạt động tại thời điểm 31/12/2018 là 7.896 doanh nghiệp, tăng 6,7 so với năm 2017, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 22,7 ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 4,5 ; riêng doanh nghiệp nhà nước không thay đổi. Lao động làm việc trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm tăng 2,8 , trong đó lao động trong khu vực ngoài nhà nước tăng 5 ; khu vực Nhà nước tăng 4,1 ; Mặc dù số doanh nghiệp FDI tăng cao nhưng lao động khu vực có FDI chỉ tăng 1,7 do 2 công ty SamSung giảm số lượng công nhân.

Vốn sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp năm 2018 tăng 15 so với năm 2017, trong đó doanh nghiệp Nhà nước tăng 27,2 ; ngoài nhà nước tăng 21,8 ;FDI tăng 12,5 .

Năm 2018, doanh thu thuần sản xuất kinh doanh khu vực doanh nghiệp đạt 1.401 nghìn tỷ đồng tăng 17,8 so với năm 2017, trong đó doanh nghiệp Nhà nước tăng 25 ; doanh nghiệp FDI tăng 19,5 ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 8,0 .

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2018 đạt 93,6 nghìn tỷ tăng 12 , trong đó doanh nghiệp Nhà nước tăng 24,6 ; doanh nghiệp FDI tăng 12 ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 8 .

Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động trong doanh nghiệp năm 2018 đạt 9,7 triệu đồng tăng 8,7 so với năm 2017, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 15,5 ; doanh nghiệp FDI tăng 3,7 ; doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,3 .

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh có rất nhiều thuận lợi nhất là khâu thủ tục thành lập đơn vị sản xuất kinh doanh đến cải cách quản lý thuế đều được đơn giản hóa đã tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh cá

thể phát triển mạnh mẽ. Năm 2018, toàn tỉnh có 121,3 nghìn cơ sở cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 3,9 so với năm trước với 238,8 nghìn người tham gia lao động tăng 12,4 , trong đó (thị xã Từ Sơn) cơ cấu người tham gia lao động cao nhất chiếm 30,6 .

Trong năm 2019, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập mới cho 2.403 doanh nghiệp (DN) với tổng số vốn đăng ký hơn 22.830 tỷ đồng; vốn đăng ký bình quân trên một DN thành lập mới đạt 9,49 tỷ đồng.

Trong đó, có gần 2.200 DN trong nước, tổng vốn đăng ký gần 16.885 tỷ đồng; 236 DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký gần 5.950 tỷ đồng. Trong số đó, tiêu biểu phải kể đến các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực điện tử và phụ trợ điện tử hàng đầu thế giới như Samsung, Canon, Foxconn, Hanwha Techwin, Fushan Technology (từ Microsoft đổi thành),…

- Lĩnh vực công nghiệp

Năm 2018, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển với nhịp độ cao và quy mô công nghiệp của Bắc Ninh đã vượt qua TP HCM, trở thành địa phương dẫn đầu cả nước (theo chỉ tiêu GTSX). Tuy nhiên, tăng trưởng từng quý không đồng nhất và có xu hướng trái ngược so với năm 2017, đó là: Các tháng quý I tăng cao, trong khi cùng kỳ năm trước tăng trưởng âm; các tháng quý II lại tăng thấp và giảm, trong khi cùng kỳ năm trước tăng bình quân trên 10 ; sang tháng 7 và 8, lại tăng rất cao, còn cùng kỳ năm trước tăng thấp hơn; Từ tháng 9 lại có xu hướng tăng thấp và giảm về tháng cuối năm do cùng kỳ năm trước tăng rất cao. Nguyên nhân là do: (1) ngành SXSP điện tử chiếm tỷ trọng lớn (80 ), nên quyết định đến tăng trưởng của ngành công nghiệp và biến động theo thị phần tiêu thụ điện thoại trên thế giới (đến cuối quý III/2018, Samsung chiếm 39,6 , so với mức 47,8 cùng kỳ 2017); (2) Sản

xuất của khu vực ngoài nhà nước có dấu hiệu khó khăn hơn trong những tháng cuối năm ở một số ngành truyền thống, như: sắt thép, gỗ, thức ăn gia súc, may mặc,... (3) Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, số doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị còn ít và thiếu liên kết.

Chỉ số phát triển toàn ngành công nghiệp năm 2018 tăng 7,4 so với năm 2017, trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 7,4 (mức tăng thấp nhất trong 4 năm trở lại đây), do ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, quang học tăng 7,4 ; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 13,5 ; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 1,5 .

2.1.2. Thực trạng vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, trong vùng tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về địa lý, những nỗ lực của tỉnh trong việc tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo nhiều cơ chế hỗ trợ đặc thù đã giúp Bắc Ninh trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, trở thành tỉnh trọng điểm về kinh tế.. Tuy nhiên, mặc dù đạt được nhiều lợi ích về kinh tế, nhưng việc phát triển nhanh cũng tác động tiêu cực đối với các yếu tố môi trường ở Bắc Ninh.

Bắc Ninh hiện có tổng số 16 KCN được thành lập, trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 62,9 , trên diện tích đất thu hồi 88,01 . Đến nay, 09 KCN cơ bản đã thực hiện tốt các quy định về BVMT nói chung và xử lý nước thải nói riêng, chủ đầu tư hạ tầng KCN đã triển khai đồng bộ hạ tầng kỹ thuật BVMT (hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung...), đã lắp đặt hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tự động để theo dõi thường xuyên, liên

tục chất lượng nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường, còn 01 KCN Hanaka chưa hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.

Cơ bản các doanh nghiệp thứ cấp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sơ bộ đạt tiêu chuẩn xả thải của KCN, đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN để xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về BVMT, chậm đầu tư các hệ thống xử lý nước thải, khí thải theo quy định, xả nước thải, khí thải vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép, trong đó có cả những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 32 CCN với tổng diện tích 864,89 ha. Trong đó có 22 CCN đã đi vào hoạt động và 10 CCN đang đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa có doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Có 16 CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng; 10 CCN do Ban quản lý các KCN cấp huyện làm chủ đầu tư. Đến nay mới có CCN Đông Thọ đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đáp ứng yêu cầu về việc tiếp nhận và xử lý nước thải từ các doanh nghiệp thứ cấp, CCN Phong Khê I được đấu vào Hệ thống xử lý nước thải làng nghề giấy Phong Khê. Sự phát triển chưa đồng bộ của các CCN về cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến các biện pháp BVMT dẫn đến áp lực về việc kiểm soát nguồn thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), là nguyên nhân chính gây ÔNMT.

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại các CCN trong những năm qua cho thấy ÔNMT không khí tập trung chủ yếu tại các CCN làng nghề tái chế như Phong Khê, Đại Bái, Châu Khê,...Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu sản xuất là phế liệu (giấy, sắt, thép vụn...), công nghệ sản xuất lạc hậu, không đầu tư các biện pháp xử lý bụi, khí thải phát sinh; nước thải tại các CCN hầu hết đều không được thu gom và xử lý dẫn

đến nhiều chỉ tiêu phân tích có giá trị vượt quy chuẩn Việt Nam cho phép nhiều lần, điển hình là các chỉ tiêu BOD5, COD, Sunfua, tổng Nitơ, Coliform và Amoni.

Tỉnh Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề, trong những năm qua việc phát triển làng nghề đã làm cho đời sống của nhân dân ngày được cải thiện và nâng cao, hoạt động sản xuất của các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các làng nghề ở Bắc Ninh chưa được quy hoạch, vẫn còn mang tính tự phát, công nghệ lạc hậu, nguyên liệu chủ yếu là phế liệu, sản xuất thủ công là chính, nên sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, hầu hết các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều chưa đáp ứng được các điều kiện về BVMT theo quy định, các cơ sở sản xuất trực tiếp trong các làng nghề cơ bản đều không đầu tư xây dựng các công trình xử lý đối với các loại chất thải phát sinh, có những khu vực đã được đầu tư công trình xử lý nhưng lại không vận hành thường xuyên, vì vậy môi trường tại một số làng nghề đã ô nhiễm nghiêm trọng, kết quả phân tích chất lượng nước, không khí tại một số làng nghề vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Môi trường không khí tại một số khu vực làng nghề bị ô nhiễm nặng do nồng độ bụi, khí thải, mùi, tiếng ồn và nhiệt độ cao từ các xưởng sản xuất và các hoạt động vận tải. Các số liệu quan trắc môi trường trong các làng nghề sản xuất sắt thép và giấy cho thấy: Nồng độ bụi, khí độc (khí thải, hơi hoá chất …) cao hơn mức cho phép đối với khu dân cư nhiều lần. Như tại làng nghề Phong Khê kết quả phân tích các mẫu không khí cho thấy, hàm lượng bụi vượt quy chuẩn cho phép từ 2,05 - 2,14 lần, hàm lượng SO2 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,38 - 1,39 lần; tại Châu Khê, hàm lượng bụi vượt Quy chuẩn cho phép từ 1,8 - 1,9 lần, hàm lượng SO2 vượt Quy chuẩn cho phép từ 1,4- 2 lần.

Kết quả phân tích chất lượng nước tại một số làng nghề giấy Phong Khê, Bún bánh Khắc Niệm, Giấy Phú Lâm... cho thấy tình trạng ÔNMT ở các làng nghề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, các mẫu nước mặt, nước thải, nước ngầm đều có dấu hiệu bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, có những mẫu vượt QCVN cho phép hàng chục lần. Nước thải của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề cơ bản đều không được xử lý, thải thẳng vào hệ thống thuỷ nông. Chất thải của các làng nghề, trong đó có CTNH được thu gom cùng với chất thải sinh hoạt, đặc biệt có làng nghề chất thải phát sinh được đổ tại khu vực trũng như ao, hồ, ven sông… sau đó được đốt cháy tự nhiên đã làm ÔNMT nước mặt, nước ngầm, đất và không khí của khu vực, điển hình như làng nghề tái chế nhôm Văn Môn, làng nghề giấy Phong Khê. Hiện tại làng nghề sản xuất giấy Phong Khê đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (giai đoạn 1) với công suất 5.000 m3

/ngày đêm và đang trong quá trình vận hành thử nghiệm; làng nghề bún Khắc Niệm đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 400 m3/ngày đêm, tuy nhiên hiệu quả xử lý chưa đáp ứng theo quy định và UBND thành phố đang tiến hành việc cải tạo.

Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về BVMT của lực lượng CSMT thời gian qua cho thấy tình trạng VPPL về BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn biến phức tạp ở một số địa bàn, lĩnh vực trọng điểm như: Đốt và tập kết chất thải trái phép tại địa bàn xã Văn Môn, Yên Phong; tình trạng vi phạm về đổ trộm chất thải rắn, phế thải xây dựng xuống các kênh mương, hồ ao, khu công cộng, khu thưa dân cư xảy ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh; tình trạng vi phạm về quản lý, xử lý chất thải vẫn diễn biến phức tạp tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tình trạng sử dụng rác thải công nghiệp, vải vụn để đốt đốt lò hơi trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng cảnh sát môi trường tại tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 47)